Quá trình mang thai gần 10 tháng, chờ đợi giờ phút quan trọng khi sinh – thời điểm quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe và sự thông minh của đứa trẻ. Sản phụ, chồng, mọi người trong gia đình cần làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng, đồng thời cần quan tâm, chăm sóc, an ủi, động viên thai phụ. Coi trọng khám thai trước khi sinh, và cần chuẩn bị kiến thức sinh đẻ nhất định cho sản phụ trước khi sinh.

Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, sản phụ cần loại bỏ tâm lý căng thẳng, để có được tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ chào đón đứa bé ra đời.

Cuối thai kỳ, đặc biệt là lúc gần sinh, thainhi phát triển nhanh, thể tích tăng, nhu cầu về dinh dưỡng cũng tăng lên, vì thế đòi hỏi chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết của thai phụ ở mức cao nhất, cũng vì thế mà thai phụ có những triệu chứng không khỏe ảnh hưởng đều hoạt động tâm lý. Ngoài ra, gần đến ngày sinh, tâm lý thai phụ thường có thêm phần lo lắng, thêm vào đó là cử động đi lại nặng nề chậm chạp gây nên tâm lý xung đột, tính tình thất thường, tinh thần bị ức chế… Qua nghiên cứu tâm lý cho thấy, tuần thứ 30 -40 của thai kỳ, biên độ thay đổi tính tình ở thai phụ cao nhất, mạnh nhất, trường hợp nghiêm trọng có thể gây tâm lý hoang mang. Khi sắp sinh có hội chứng cao huyết áp, sinh trẻ thiếu trọng lượng,..sau khi sinh tử cung hồi phục chậm, ít sữa…

Từ xưa đến nay phụ nữ vẫn coi sinh đẻ là đau nhất trong những cái đau, không thể so sánh với bất cứ cái đau nào. Sản phụ cho rằng sinh con có thể đem đến sự tổn hại cho sức khỏe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, từ đó gây nên tình trạng căng thẳng, nội tiết tố tiết ra không đều, dẫn đến tử cung co bóp không đều đặn, tế bào cơ bắp thiếu oxy làm đau thêm.

Gần đến ngày sinh cần nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp, chuẩn bị tinh thần tô”t trước khi sinh, sắp xếp tốt việc nhà, việc cơ quan. Đồng thời vẫn phải duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ.

Có rất nhiều thai phụ trước khi sinh, tinh thần rất hồi hộp, lo lắng, lại khó ngủ, lúc này nên đọc một vài loại sách hướng dẫn chăm sóc trẻ em hoặc nghe nhạc nhẹ, đợi khi tinh thần dịu xuống sẽ từ từ ngủ được.

Trước khi sinh nên chọn nhà hộ sinh, tốt nhất là nên sinh ở nơi đã khám thai định kỳ. Nếu tình hình cấp thiết thì chọn sinh ở bệnh viện gần nhất. Nếu trong thời kỳ mang thai bị bệnh hay có những triệu chứng bất thường như ra huyết, thai máy bất thường, vỡ ối sớm, ngôi thai ngược, song thai.-Cần chọn bệnh viện có đầy đủ phương tiện hoặc nhập viện sớm để tiện kiểm tra theo dõi.

Trước khi sinh nên làm tốt vệ sinh cá nhân, gội dầu, tắm, thay áo, tốt nhất nên cắt tóc ngắn, cắt móng tay đề phòng khi sơ ý làm xước bé; thay đồ lót, gần sinh âm đạo tiết dịch nhiều, tốt nhất nên vệ sinh rửa âm đạo ngày 2 lần và thay đồ lót. Dùng xà bông và nước ấm rửa núm vú chuẩn bị tốt cho bé chào đời.

Chọn cách sinh bình thường qua đường âm đạo hay sinh mổ: Những năm gần đây, có rất nhiều sản phụ chọn sinh mổ, sản phụ và gia đình cho rằng sinh mổ an toàn cho đứa bé, thậm chí cho rằng sinh mổ đứa bé sau này thông minh. Cũng có sản phụ sợ đau nên yêu cầu cho sinh mổ. Như vậy cuối cùng thì sinh theo kiểu nào tốt?

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu sinh theo đường âm đạo. Kiểu sinh này là tự nhiên, là phương pháp cổ điển nhất. Đa số sản phụ đều sinh theo kiểu này một cách thuận lợi, thực ra đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Biểu hiện của quá trình này là:

  1. Trải qua giai đoạn sinh, tử cung co bóp và giãn nô có qui luật, thúc đẩy phôi thai nhi được luyện tập, làm phế nang trương nở, hoàn thiện, sản sinh nhiều vật chất loại phospholipid, tạo điều kiện thuận lợi để khi bé ra đời có thể tự mình hô hấp được.
  2. Thai nhi dưới tác động co bóp của tử cung, sức ép trên đường ra, nước ối trong khoang miệng, khoang mũi, phổi sẽ bị ép đẩy ra ngoài, nên khả năng trẻ sơ sinh bị hít vào phế quản, phổi mà gây viêm phổi sẽ thấp.
  3. Trong quá trình sinh, tử cung co bóp, chèn ép trên đường ra của thai nhi làm xung huyết ở đầu thai nhi, tạo kích thích tốt cho trung khu hô hấp ở não, dễ gây tiếng khóc chào đời đầu tiên, cũng tức là bắt đầu hô hấp tự chủ. Trẻ sơ sinh ra đời theo đường âm đạo, do sức ép của đường ra, đầu thai nhi có thể bị méo, dài do thích ứng với hình thể âm đạo của mẹ, những sản phụ không nên lo lắng, đây cũng là hiện tượng bình thường và thường sau 2 -3 ngày thì trở lại bình thường, không có hại cho bé, và cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của bé
  4. Sinh theo đường ám đạo, cổ tử cung mở lớn, có lợi cho việc thải những chất dịch tiết ra ngoài, giảm các chứng hậu sản, về mặt khôi phục sức khỏe nhanh hơn so với sinh mổ.

Sinh mổ: Là phẫu thuật mổ bụng lấy thai, đã có lịch sử hơn 300 năm nay. Mổ iấy thai cần gây mê, đa số các bệnh viện tiến hành gây mê ngoài màng cứng. Bản thân phương pháp này có nguy hiểm nhất định, thậm chí có khi nguy hại đến tính mạng sản phụ.Ví dụ có thể gây hạ huyết áp đột ngột, tim cung cấp máu ít gây thiếu oxy cho thai nhi, khi ra đời trẻ sơ sinh bị ngạt thở. Ngoài ra, bản thân mổ là một kiểu gây nên vết thương, chảy máu trong khi mổ, tăng khả năng nhiễm trùng, nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng vết mổ. Nếu vết mổ bị nứt, có thể gây chảy nhiều máu là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. Hồi phục sau mổ luôn chậm hơn sinh thường. Phụ nữ đã qua sinh mổ thì lần sau nếu hỏng thai, khi nạo, khả năng thủng tử cung cao hơn. Hơn nữa, lần mang thai sau, khi gần đến ngày sinh, khả năng vỡ tử cung cũng vì vậy mà tăng, khả năng xuất huyết sau sinh cao hơn so với sinh thường. Tuy vậy sinh xnố củng có ưu thế cửa nó. Trường hợp cấp cứu, không có điều kiện sinh theo đường âm đạo kịp thời thì sinh mổ là giải pháp cứu cả mẹ và con. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình cụ thể của sản phụ để có quyết định kịp thời, chính xác. Nói chung, mọi người đều thấy rằng trong trường hợp bình thường thì sinh theo đường âm đạo là hợp với tự nhiên, có lợi cho sức khỏe của mẹ và con.

Chuẩn bị trước khi sinh.

Đầu tiên cần chuẩn bị nơi ở cho sản phụ sau khi về nhà, môi trường phòng ở cần sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, thoải mái. Thường thì nhiệt độ lên khoảng từ 22 – 26°c, độ ẩm duy trì từ 55 – 65% là vừa.

Chuẩn bị trước khi sinh
Chuẩn bị trước khi sinh

Giường ngủ của bé cần đặt ở nơi có ánh sáng, không khí thoáng, rộng rãi, ánh sáng không nên quá mạnh, vì trẻ sơ sinh khó thích ứng với ánh sáng mạnh. Giường của trẻ sơ sinh nên cao hơn giường của người lớn một chút, màu sắc drap giường và tấm chăn mền đắp cho trẻ nên chọn màu sáng, không nên lòe loẹt. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị kinh phí khi nhập viện phòng khi cần gấp.

Chuẩn bị đồ dùng cho sản phụ và trẻ sơ sinh

Chủ yếu là chọn đồ lót loại chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi, mềm mại, thông khí, hút mồ hôi, kiểu áo cần thuận lợi cho việc cho con bú. Áo cho trẻ sơ sinh nên chọn loại sẻ trước. Sau khi sinh, trong 24 giờ thai phụ vẫn còn ra huyết nên cần chuẩn bị băng vệ sinh, khăn lau mồ hôi, quần áo lót để thay, nên chọn loại áo váy như kiểu trong bệnh viện để dễ thay. Áo lót nên chọn kiểu cài phía trước để thuận tiện khi cho con bú và vệ sinh vú. Chuẩn bị khăn lau cho mẹ và bc, khăn giấy, dụng cụ ăn, chậu rửa mặt, rửa chân, xà bông tắm, gội, phấn rôm loại dùng cho trẻ sơ sinh, quần áo trẻ sơ sinh, bao tay, tất… Mùa đông nên có thêm áo ấm, tấm lót cho trẻ sơ sinh (1- 2 tầm), mền (chăn) đắp cho trẻ, áo trẻ sơ sinh (vài cái) nên chọn loại vải mềm, thoáng mát, không có nút mà dùng dây cột một bên, kiểu vạt lệch, không cổ là tốt nhất. Tã lót, cho dù là mùa nào thì cũng phải chuẩn bị ít nhất là 20 cái, loại tã có tính thấm nước cao, màu trắng là tốt nhất để tiện theo dõi tình trạng phân của trẻ sơ sinh. Ngoài ra đối với những người không thể có điều kiện cho con bú sữa mẹ, cần chuẩn bị thêm các dụng cụ cho bé bú bình như bình sữa (4-5 cái), núm vú, dụng cụchải để vệ sinh bình sữa và núm vú, nồi dùng riêng để luộc khử trùng bình sữa. Sau khi cho trẻ bú xong, rửa bình ngay, sau khi rửa sạch cho vào nồi nước, đun sôi, nấu sôi thêm 10 phút, núm vú thì cho vào khi nước sói, thời gian nấu ngắn hơn (2 -3 phút), gắp ra, dế’ sạch sẽ, đậy nắp kín chuẩn “bị cho lần dùng sau.

Phối hợp trong quá trình sinh:

Dấu hiệu sắp sinh: Trước khi sinh thường có dấu hiệu báo trước, nên chuẩn bị mọi việc, không nên đi xa, không nên lo sợ hoang mang.

Phối hợp khi sinh
Phối hợp khi sinh
  1. Đau bụng không theo quy luật (tử cung co bóp): Trước khi sinh 1 -2 tuần, tử cung mẫn cảm hơn, thường có cơn co không theo quy luật. Sản phụ có thể cảm thấy bụng gò cứng, trướng đau vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, nhưng sau khi nghỉ ngơi thì các triệu chứng trên sẽ giảm nhẹ hay hết đau. Những kiểu đau này không từ từ tăng mức độ, chỉ là đau xuất hiện cách đêm, sáng ra là hết, gọi là đau giả sinh. Gặp trường hợp này không nên lo sợ, nghỉ ngơi thì sẽ hết. Nếu thấy cơn đau tiếp tục kéo dài, khoảng cách giữa các cơn đau ngắn lại, đau bụng thành cơn có qui luật, cách 5 “10 phút lại có cơn đau, mỗi lần đau đến vài phút, cho dù đã nằm nghĩ nhưng vẫn không đỡ, đó chính là dấu hiệu đau bụng sinh, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
  2. Âm đạo có một lượng nhỏ dịch tiết như máu: Thông thường khi thấy dấu hiệu này sau 1- 2 ngày là sinh, cần chú ý vệ sinh âm đạo, mỗi ngày vệ sinh và thay đồ lót 2 -3 lần. Nếu thấy ra máu màu đỏ tươi hay với lượng nhiều như khi ra kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường, cần lập tức đưa đến bệnh viện.
  3. Âm đạo chảy nước: Nếu đột nhiên thấy chảy nước làm ướt quần lót, chảy từ từ từng chút một, khi cử động dịch chảy ra nhiều hơn, cần nghĩ ngay đến vỡ ôi, lúc này cho dù có đau bụng hay không đều phải đưa đến bệnh viện kịp thời.

Giai đoạn đầu khi sinh: Là thời kỳ cổ tử cung bắt đầu mở, (mỗi 5-6 phút tử cung co bóp 1 lần) cho đến khi cổ tử cung mở tốì đa đường kính khoảng 10 cm. Lúc đầu cổ tử cung mở chậm, sinh lần đầu cần khoảng 12 – 16 giờ, lần sinh sau cần khoảng 6-8 giờ. Tùy theo độ md cổ tử cung, thai nhi từ từ xuống thấp. Sản phụ cần phôi hợp với nữ hộ sinh, bác sĩ để sinh thuận lợi. Đầu tiên sản phụ cần bình tĩnh, không nên lo sợ khi nghe tiếng kêu đau của những người khác vì nếu càng lo sợ càng không dám tiếp nhận sự sinh đẻ như một quá trình sinh lý tự nhiên. Hoặc vì quá lo sợ mà không ăn uống gì vì sợ đau thêm, như vậy sẽ rất mất sức, tử cung co bóp không đủ sức, quá trình sinh kéo dài, không có lợi cho thai nhi. Hiện nay có nhiều bệnh viện có tổ chức phòng sinh gia đình, để chồng vào phòng sinh cùng vợ, sự có mặt của người chồng, động viên vợ lúc sinh cùng phối hợp bác sĩ, nữ hộ sinh sẽ tạo cho sản phụ cảm giác yên tâm khi “vượt cạn”.

Giai đoạn thứ nhất này khá dài, lúc này sản phụ cảm thấy đau vùng bụng dưới và đau lưng, khi các cơn đau không theo quy luật (khoảng cách giữa các cơn đau dài), sản phụ cần ăn uống bình thường, đặc biệt là ngủ và hoạt động. Hoạt động vừa phải giúp cho cổ tử cung dễ mở, còn một số sản phụ trong giai đoạn này không ăn không ngủ, mỗi lần đau thì la lớn tiếng, thần kinh mệt mỏi, làm tử cung co bóp yếu, kéo dài quá trình sinh. Bụng đói, thiếu năng lượng, trao đổi chất mất cân đối có thể dẫn đến giảm chức năng của các cơ quan khác nhau cũng làm kéo dài quá trình sinh.

Trong giai đoạn này, sản phụ nên tự mình biết điều chỉnh, nhẫn nại, chịu đựng để ổn định tinh thần, cố gắng tranh thủ thời gian nghỉ lấy sức, nằm nghiêng, nhắm mắt, thư giãn toàn thân chuẩn bị chịu đựng cơn đau tiếp theo.

Trong lúc này cần ăn uống như bình thường, uống nước, ăn những thực phẩm để tiêu hóa, thanh đạm, trứng gà, mì, cháo, canh rau… Còncó lợi cho thai nhi. Hiện nay có nhiều bệnh viện có tổ chức phòng sinh gia đình, để chồng vào phòng sinh cùng vợ, sự có mặt của người chồng, động viên vợ lúc sinh cùng phối hợp bác sĩ, nữ hộ sinh sẽ tạo cho sản phụ cảm giác yên tâm khi “vượt cạn”.

Giai đoạn thứ nhất này khá dài, lúc này sản phụ cảm thấy đau vùng bụng dưới và đau lưng, khi các cơn đau không theo quy luật (khoảng cách giữa các cơn đau dài), sản phụ cần ăn uống bình thường, đặc biệt là ngủ và hoạt động. Hoạt động vừa phải giúp cho cổ tử cung dễ mở, có một số sản phụ trong giai đoạn này không ăn không ngủ, mỗi lần đau thì la lớn tiếng, thần kinh mệt mỏi, làm tử cung co bóp yếu, kéo dài quá trình sinh. Bụng đói, thiếu năng lượng, trao đổi chất mất cân đối có thể dẫn đến giảm, chức năng của các cơ quan khác nhau cũng làm kéo dài quá trình sinh.

Trong giai đoạn này, sản phụ nên tự mình biết điều chỉnh, nhẫn nại, chịu đựng để ổn định tinh thần, cố gắng tranh thủ thời gian nghỉ lấy sức, nằm nghiêng, nhắm mắt, thư giãn toàn thân chuẩn bị chịu đựng cơn đau tiếp theo.

Trong lúc này cần ăn uống như bình thường, uống nước, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm, trứng gà, mì, cháo, canh rau… Còn cần đi tiểu đều, tránh để bàng quang căng, ảnh hưởng đến sự hạ thấp đầu thai nhi. Khi có cơn đau, có thể hít từ từ bằng mũi và thở ra qua miệng. Lặp lại nhiều lần, khi tử cung co bóp mạnh, nằm nghiêng, chú ý nhịp thở, hai tay đỡ bụng, khi hít vào hai tay vuốt bụng hướng lên bên trong, khi thở ra hai tay xoa theo hướng phía dưới và hai bên bụng. Sản phụ bị đau vùng thắt lưng thì dùng tay xoa vùng thắt lưng. Sản phụ nên chủ động phối hợp với bác sĩ để’ thăm khám, như thăm khám âm đạo, chọc ối, kiểm tra qua đường hậu môn. Thăm khám âm đạo được thực hiện trong điều kiện vô trùng, trực tiếp kiểm tra độ mở của cổ tử cung, độ xuống của đầu thai nhi, ngôi thai, xương chậu sản phụ xem có gì trở ngại cho thai nhi khi ra không. Tuy nhiên đối với sản phụ, việc thăm khám âm đạo tương đối khó chịu, khi thăm khám âm đạo sản phụ nên phối hợp với bác sĩ, gập hai đùi, mở chân, chịu khó nhịn đau, hít thở sâu, không nên gò cứng rất khó kiểm tra mà lại thêm đau.

Phối hợp trong giai đoạn sinh thứ 2: Là giai đoạn từ lúc cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi thai nhi được sinh ra. cổ tử cung mở hoàn toàn, đầu thai nhi hạ thấp đến đáy xương chậu, chèn ép vào trực tràng, gây cảm giác muốn đi cầu. Khi cơn co tử cung đạt đến cao điểm, thời gian cách khoảng cũng gần bằng thời gian đầu, lúc này sản phụ không thể nghỉ ngơi ở khoảng giữa các cơn đau, mà nên phấn chấn tinh thần, cố gắng lợi dụng cơn co tử cung, dùng lực rặn, giúp thai nhi được sinh ra, thả lỏng phần mông và cơ bắp, chân đặt cạnh mông, giữ chặt trên giường sinh, hai tay nắm thanh nắm, khi cơn co tử cung bắt đầu, hít vào, từ từ thở ra, tùy theo mức co tử cung, nín hơi rặn như khi đi cầu, ngậm chặt miệng, không la lớn, không để hở hơi, thân không nên lắc, giữ thân thẳng, lưng đặt sát giường, cố gắng như vậy cho (n khi cơn co tử cung qua đi, mở miệng thở từ từ. ở giai đoạn này sản phụ mất sức rất nhiều, ra nhiều mồ hôi, nên lúc này có thể uống một ít nước, tốt nhất là nước đường để thêm năng lượng. Tranh thủ nghỉ lấy sức giữa các cơn co tử cung, chuẩn bị cho lần rặn tiếp theo. Động tác này cần lặp lại nhiều lần, đường kính lớn nhất của đầu thai nhi mới xuống đến cửa âm đạo. Khi đầu thai nhi bắt dầu dược rản ra, cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ hay nữ hộ sinh, buông hai tay, há miệng thở, khống chế lực rặn, để đầu thai nhi ra từ từ, tránh bắn mạnh ra ngoài gây rách tầng sinh môn. Sau khi đầu thai nhi đã ra, nữ hộ sinh sẽ đỡ đầu em bé, giúp sản phụ sinh phần lưng và thân bé ra. Sau đó em bé sẽ được hút chất nhớt, vệ sinh, đo kích thước, thể trọng, đánh dấu ở tay hoặc chân, sản phụ sẽ được thấy mặt bé và được báo là bé trai hay gái.

Lần đầu tiên nghe tiếng khóc chào đời của đứa con mình vừa sinh ra thì cho dù là trai hay gái, người mẹ sẽ cảm thấy ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

Giai đoạn thứ ba là giai, đoạn ra nhau thai. Trong khi em bé được đưa đi làm vệ sinh, tử cung tạm ngừng co bóp, sản phụ tự nhiên cảm thấy nhẹ hẳn, vài chục phút sau, tử cung tiếp tục co, thể tích tử cung co nhỏ, bánh nhau bong tróc và ra ngoài. 5 -15 phút sau nữ hộ sinh nhắc sản phụ hít thở sâu, nén bụng rặn để ra nhau.

Trường hợp bình thường sau khi sinh, em bé sẽ được đưa đến bên mẹ để cho bú, trước khi cho bé bú, cần vệ sinh đầu vú, cho bé sớm tiếp xúc với mẹ, để bé được bú mẹ sớm. Cho bé bú sớm có lợi cho việc tiết sữa mẹ và co tử cung, giảm xuất huyết sau sinh và còn làm phân tán cảm giác đau sau sinh cho người mẹ.

Ngoài ra sau khi vợ mới sinh xong, người chồng cần hiểu được sự gian nan mà vợ phải trải qua, không nên chỉ chú ý đến đứa bé là trai hay gái mà cần tiếp tục an ủi, động viên vợ mình.

 

Bài trướcGiáo dục thai nhi
Bài tiếp theoCân nặng, chiều cao,chức năng bình thường của trẻ sơ sinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.