Mạch và chứng của bài Phụ tử tả tâm thang
Điều 169. Dưới tâm tức đầy mà sợ lạnh, đổ mồ hôi, dùng Phụ tử tả tâm thang làm chủ.
Tóm tắt:
Chứng trạng và cách chữa trường hợp nhiệt tích kiêm phần dương ngoài biểu hư.
Thích nghĩa:
Dưới tâm tức đầy mà lại sợ lạnh, đổ mồ hôi. Chứng dưới tâm tức đầy này cùng ý nghĩa với chứng ỏ điều 169. Sợ lạnh đổ mồ hôi là phần dương ở ngoài biểu bị hư. Chứng này nếu chuyển công chứng tích thòi dương càng hư, chuvến bổ dương thời chứng tích càng nặng cho nên dùng Phụ tử tả tâm tliang, hàn nhiệt; bổ tả cho thích hợp3 cùng đi với nhau mà không trái.
Lời chú chọn lọc:
Sách Kim Giám nói: “Dưới tâm đầy tức mà lại sợ lạnh đổ mồ hôi, là không phải biểu chứng không giải mà chứng dương ở biểu hư, cho nên dùng đại hoàng, hoàng cầm, hoàng liên để tả nhiệt của chứng tích; phụ tử để ấm phần dương ở biểu, hdp trong nhiệt ngoài hàn mà lại chữa. Cái hay là ở chỗ dùng ma phi thang ngâm 3 vị trên giây lát rồi chắt lấy nước, bỏ bã, hoà với nước phụ tử (đã nấu riêng) vào, ý là ỏ chỗ tả chứng tích nhẹ mà phù dương là trọng hơn”.
Lý Trung Tử nói:” Đừng sức đắng lạnh của ba vị trên để thanh trung, tế âm; dùng sức cay nóng của phụ tử để quy kinh, phù dương, hàn nhiệt dùng lẫn nhau, công bổ cùng dùng mà không trái lại là phép dùng ký diệu dùng của Trọng cảnh”.
Phụ tử tả tâm thang :
Đại hoàng 2 lạng
Hoàng cầm 1 lạng
Hoàng liên 1 lạng
Phụ tử 1 lạng (nướng bóc vỏ, xé ra nấu riêng lấy nước)
Bôn vị đều thái mỏng, ba vị trên dùng ma phi thang 2 thăng ngâm giây lát rồi vắt lấy nước bỏ bã, cho nước phụ tử vào, ngày uống hai lần.
Ý nghĩa phương thuốc:
Đại hoàng, hoàng cầm, hoàng liên vị đắng hay tẩy rửa, không sắc mà ngâm nước sôi là muôn lấy vị bạc khí nhẹ đế thanh nhiệt. Nấu riệng phụ tử lấy nước là lấy vị hậu để trọng về sức phù dương, hợp dùng vối Tả tâm thang thì vừa bổ, vừa tả đều đạt công hiệu.