TÁC DỤNG CỦA HẢI KIM SA – 海金沙
Tên dùng trong đơn thuốc:
Hải kim sa
Phần cho vào thuốc Bào tử (tử nang – thuộc thực vật) phơi khô.
Bào chế:
Nên đãi sạch, bé tạp chất, phơi khô.
Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, đạm, tính hàn vào hai kinh tiểu trường, bàng quang.
Công dụng:
Tả thấp nhiệt ờ tiểu trường, bàng quang, huyết phận.
Chủ trị:
chữa thấp nhiệt ứ đọng ở phần huyết mà gây nên chứng đi đái đau buốt (lâm chứng). Nếu là chứng huyết lam (đi đái ra máu), thạch lâm (đái ra sỏi), sa lâm (đi đái ra sạn) dùng vị thuốc này rất có hiệu nghiệm, và cũng là vị thuốc chù yếu chữa huyết lâm, đi đái nhiệt, đau trong ngọc hành. Nếu di tinh hoạt tinh, lâm, trọc thuộc hư, trong ngọc hành không đau, thì không thể đùng được.
Kiêng kỵ:
Chứng lâm do thân hư chân âm bất túc mã không có thấp nhiệt, thỉ kiêng dùng.
Liều lượng:
Hai đồng cân đến bốn đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Hải kim sa tán (Trần tổng lĩnh phương) chữa nhiệt lâm đau cấp.
Hải kim sa, phơi khô trong râm rồi tán nhỏ, sắc ngọn cam thảo sống (sinh cam thảo tiêu) làm thang hòa với thuốc uống.