Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ – 高良姜

(củ Riềng)

Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ
Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ

Tên dùng trong đơn thuốc:

Cao lương khương, Lương khương.

Phần cho vào thuốc:

Củ.

Bào chế:

chọn sạch tạp chất, ngâm nước cho mềm rồi thái phiến.

Tính vị quy kinh:

VỊ cay, tính đại ôn. Vào hai Kinh Tỳ, vị.

Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ
Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ

Công dụng:

Tán hàn khỏi đau, ấm vị tiêu thực

Chủ trị:

Cao lương khương cay, đại ôn, nhưng ôn nhiều hơn cay, chuyên về nội công và đi vào trong, cho nên các chứng do hàn tà gây nên như đau lạnh ở vùng vị quản, nôn ọe, ăn ít, ăn uống không tiêu, đều có thể chữa được.

Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ
Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ

Ứng dụng và phân biệt:

Can khương đại nhiệt, thiên về hóa hàn tà ở tỳ, chữa ỉa chảy do tỳ hàn. Sinh khương cay nhiều hơn ôn, thiên về đi lên và đi ra biểu để khử hàn tà ở ngoài, khỏi nôn. Cao lương Khương thì ôn nhiều hơn cay, hay nội công đi vào lý, thiên về tán vị hàn, chi thống.

Kiêng kỵ:

Nôn do vị hỏa và la chảy do tràng nhiệt đều kiêng dùng

Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ
Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ

Liều lượng:

Tám phân đến một đồng năm phân

Bài thuốc ví dụ:

Bài Lương phụ hoàn(Nghiệm phương) chữa vị quản đau lạnh, lúc đau lúc không.
Cao lương khương, Chế hương phụ, hai vị trên cùng tán nhỏ, cho thêm một thìa nước cốt gừng, một dúm muối, trộn làm viên, uống với nước cơm.

Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ
Cao Lương Khương: Tác dụng, liều dùng, kiêng kỵ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.