Hạt Tiêu: Tác dụng chữa bệnh, liều lượng, kiêng kỵ – 胡椒
Tên dùng trong đơn thuốc:
Hồ tiêu, Bạch hồ tiêu, Hắc hồ tiêu.
Phân cho vào thuốc:
Hột.
Bào chế:
Cho vào thuốc sắc thì giã dập mà dùng, đắp ở ngoài thì tán bột.
Tính vị quy kinh:
Vị cay, tính đại ôn. Vào ba kinh: phế, vị, đại tràng.
Công dụng:
Trừ hàn, ấm vị, hạ khí tiêu đờm, nổi chung làm gia vị.
Chủ trị:
Khai thông hàn đàm lãnh khí (đờm lạnh khí lạnh) ở vùng ngực, chữa vùng tâm, bụng đau lạnh, ăn vào nôn ra, miệng nôn trôn tháo, khí nghịch lên thì nên dùng.
ứng dụng và phân biệt:
Xuyên tiêu (cũng gọi là Thục tiêu) trồng ở Tứ – xuyên, hạt to hơn, chủ yếu là khử thấp sát trùng. Hồ tiêu chủ về ôn trung tán hàn. Hoa tiêu hạt nhỏ hơn, phần nhiều dùng làm gia vị. Trâu mục tức là nhân trong hạt Xuyên tiêu, sức lợi thủy mạnh, có thê’ chữa thủy thũng.
Kiêng kỵ:
Người âm hư nống trong kiêng dùng
Liều lượng:
Ba phân đến một đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Hồ tiêu thang (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa chứng hoắc loạn miệng nôn trôn tháo.
Hồ tiêu, Lục đậu (đỗ xanh), tán nhỏ uống vói nước ấm.
Tham khảo:
Hồ tiêu thực ra chỉ là một loại, không phân biệt đen trắng. Khi cây kết quả còn non hoặc rụng xuống hoặc hái trước khi quả chưa chín, vì thế hạt hồ tiêu chưa rắn chưa già, vỏ ngoài nhăn lại biến thành mầu sẫm, gọi là Hắc hồ tiêu (hồ tiêu đan, hồ tiêu vỏ). Thụ hái khi quả đã chín, phơi khô, bóc vỏ đi, gọi là Bạch hồ tiêu’ (Hô tiêu trắng, Hồ tiêu sọ).