THUỐC THANH NHIỆT
清熱 草药
Cứ những vị thuốc có thể thanh nhiệt giáng hỏa được thì đÈu gọi là thuốc thanh nhiệt. ‘Dược tính của những vị thuốc này phần nhiều hàn lương (lạnh và mát), chia ra ba loại: đắng hàn (khổ hàn), ngọt hàn (cam hàn), mặn hàn (hàm hán).
Phát nhiệt cố nặng nhẹ khác nhau, nhẹ là nhiật, nặng là hỏaj nhọtđộọ sưng đau cũhg thuộc về hỏa. Thuổc thanh nhiệt cũng có nặng nhẹ khác nhau. Nói chung, thuốc có thể thanh được nhiệt là thuốc mát (lương dược), có thể giáng được hỏa là thuốc lạnh (hàn dược), mà tác dụng cùa nó lại cố thể chia ra làm hai loại chữa thẳng vào hỏa tà và tư âm thanh hòa, đa số là thuốc uống trong, một số ít làm thuốc dùng ngoài.
Phát nhiệt có nhiều chỗ khác nhau hoặc nhiệt ở biểu, hoặc nhiệt ở lý, hoặc cả biểu và lý đều nhiệt. Hoặc thượng tiêu nhiệt, hoặc trung tiêu nhiệt, hoặc hạ tiêu nhiệt, hoặc tam tiêu đều nhiệt; hoặc nhiệt ở phần vệ , phàn khí, phần dinh, phần huyết v.v… Nguyên nhân phát nhiệt cũng có rất nhiều hoặc ngoại cảm, hoặc phục tà (bệnh tà nhiễm lại từ lâu), hoặc thấp uất, hoặc ăn uống tích trệ, nhiều loại, nhiều dạng. Cho nên phương pháp thanh nhiệt giáng hỏa khác nhau, thì những vị thuổc được dùng cũng khác nhau.
Thuôc thanh nhiệt được nêu trong chương này là chỉ dùng để chữa sau khi tà ở biểu đã được giải trừ, nhiệt ở lý bốc lên mạnh mà không có tích trệ. Đại khái có thể chia làm ba loại:
Một là, thuốc thanh nhiệt giáng hỏa như Thạch cao, Chi mẫu.
Hai là, thuốc Thanh nhiệt luơng huyết như Tê giác, Đan bì
Ba là, thuác thanh nhiệt giài độc như Ngân hoa, DỊa đinh.
Phàm những thuốc thuộc về hàn lương thl tổn thương tỳ vị, cho nên tỳ vị hư nhược, kém ăn, đi ỉa chảy phải cẩn thận khi sừ dụng. Thuốc khổ hàn càng hay hóa táo tổn thương tân dịch, khi sử dụng phải đặc biệt chú ý, không được dùng quá liều lượng.