Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ – 荔 枝 核- Lệ Chi Hạch

Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ
Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ

Tên dừng trong đơn thuốc:

Lộ chi hạch.

Phần cho vào thuốc:

Hột

Bào chế:

Sao lên dùng hoặc đốt nướng tốn tính dùng

Tính vị quy kinh:

Vị ngọt, tính ôn. Vào hai Kinh can thận.

Công dụng:

Tán khí trệ, khử hàn thấp.

Chủ trị:

Tiêu sưng đau do sán khí, bụng dưới đau do khí (khí thống).

Ứng dụng và phân biệt:

Lê chi hạch thiên về chữa sán khí. Lê chi nhục (cùi quả vải) phàn nhiều để ăn, chưa thấy cho vào thuốc. Lệ chi sác (vỏ quả vải) có thể chữa sởi mọc không đều.

Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ
Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ

Kiêng kỵ:

Nếu không phải bệnh sán khí thuộc hàn thấp thì ít dùng.

Liều lượng:

Một đồng cân năm phân đến ba đồng cân hoặc dùng hai hột đến bốn hột.

Bài thuốc ví dụ:

Bài Lệ chi tán (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa sán khí hòn dái sưng to, đau không chịu nổi. Lệ chi hạch, Bát giác hồi hương (hồi hương tám cánh), Trầm hương, Mộc hương, Thanh diêm, Muối ăn, Xuyên luyện tử nhục (lấy cùi), Tiểu hồi hương, các vị tán nhỏ, uống với rượu nóng vào lúc đói.

Lời kết:

Trên lâm sàng những vị thuốc này chủ yếu ứng dụng về các chứng trạng do lý hàn gây nên. Ví dụ như rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tượng trầm trì, chân tay lạnh, không khát, bụng đầy trướng ỉa chảy, nôn ọe đau vị quản, đàm ẩm ho suyễn, lưng, đầu gối đau tê, kinh nguyệt không đều. Vì tính vị của những vị này phần nhiều thuộc về cay ôn, cho nên nói chung đều có tác dụng ôn trung khử hàn, hồi dương cứu nghịch, lý khí và tan kết tụ.

Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ
Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ

Những vị thuốc này phân nhiều là thuốc cay ôn táo nhiệt, uống liền tục hoặc dùng không đúng thường dễ nung nấu chân âm, tổn thương tân dịch. Cứ những người thuộc chứng nhiệt hoặc âm hư nội nhiệt (nóng trong) thì đều cấm dùng.

Như trên đã nói, những vị thuốc này chủ yếu dùng cho các chứng do lý hàn gây nên, nhưng phải căn cứ vào sự khác nhau cùa chứng trạng nhẹ nặng, hoặc có kiêm chứng hay không và đặc điểm tác dụng của mỗi vị thuốc mà lựa chọn theo chứng. Ví dụ Phụ tử, Nhục quế, Can khương, Hồ lô ba, ích trí nhân, Thạch chung nhũ đều có công hiệu ôn Thận dương, bổ mạnh môn hỏa. Song trong đó vị Phụ tử là vị thuốc quan trọng để hồi dương cứu nghịch, dùng chữa các chứng mồ hôi ra quá nhiều bị vong dương, mạch trầm, chân tay lạnh. Nhục quế thì thiên về dẫn hỏa quy nguyên, âm thịnh cách dương lên trên (âm hàn trong cơ thê’ quá thịnh, đẩy dương khí ra ngoài xuất hiện triệu chứng trong thì chân hàn mà ngoài thì giả nhiệt.) thì sử dụng. Can khương thiên về hòa tỳ hàn, chữa tỳ hàn ỉa chảy.

Hồ lô ba thiên vẽ tán hán ờ hạ tiêu, chù về đau lạnh ở bụng dưới. ích trí nhân cố tác dụng ôn sáp. Di tinh, són nước đái, đái dầm hoặc sôi bụng, đi ia do thận hư gáy nên, dùng ích trí nhân rất thích hợp. Thạch chung nhũ có hiệu lực nạp thận khí tương đối mạnh dùng để chữa ho khí nghịch lên do thận hư. Còn Cao lương khương, Ngô thù du, Hồ tiêu, Hôi hương, Dinh hương, Thảo quả, Tất trừng già, Tất bát đều có tác dụng ôn tỳ ấm vỵ. Song trong đó Cao lương khương thiên về tản vị hàn có công ổn định được vị quản đau. Ngô thù du chữa nôn mửa do tỳ vị hư hàn và nhức đầu thuộc kinh Quyết âm.

Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ
Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ

Hồ tiêu thiên về nhiệt, sức tán hàn tương đối ngắn và tạm thời, ngược lại Tất trừng già thiên về ôn, sức tán hàn giữ được lâu hơn. Hồi hương có chia ra hai loại đại, tiểu. Đại hôi hương phần nhiều làm gia vị. Tiểu hồi hương dùng vào thuốc, có thể làm ấm hạ tiêu, chữa bụng dưới hàn thấp lạnh đau. Dinh hương thường dùng với Thị đế, chuyên chữa nấc ngược. Ngoài táo thấp khử hàn ra, thảo quả còn có thể triệt ngược (cắt cơn sốt rét). Tất bát ôn hàn chữa đau, sức thơm lan mạnh hơn, có thể chữa đau nhức có tính đi động như đau bụng, đau răng, kiêm chĩta viêm xoang mũi (tỵ uyên – một trong những chứng viêm mũi; hay chảy nước trong mũi đặc có mùi tanh hôi).

Lại còn Rượu, Ngải diệp, Giới bạch, Tử thạch anh, Khương hoàng, Xuyên ô, Thảo ô đều có tác dụng khử trục phong hàn, diều lý khí huyết. Song trong đo’, ngoài việc dùng vào thuốc, Rượu còn là đồ uống thường dùng trong cuộc sống. Ngải diệp vào phần huyết, ôn huyết khử hàn điều kinh chí huyết, còn là một vị thuốc không thể thiếu được trong việc điều trị bằng phương pháp Cứu (người ta thường gọi là ngải cứu). Thảo ô đầu hay đì vào kinh lạc, chuyên tán phong hàn ở ngoài chữa chứng tý Utùộc phong hàn thấp. Tử thạch anh làm ôn huyết hàn ở. hạ tiêu, chữa tử cung lạnh không chửa được, vi chất nặng, nên còn có tác dụng làm yên khí nghịch lên và trấn kinh, Giới bạch ôn dương tán trọc (thiên về ôn dương khí ở vùng ngực, tán trọc khí nghịch lên), chữa chứng tý ỏ ngực gây đau nhói. Ngoài ra như Phụ tử, Nhục quế, Can khương Ngô thù du có tác dụng ảnh hưởng trở ngại đển thai, đàn bà có mang phải thận trọng khi sử dụng hoặc cấm dùng.

Sau cùng nên nói rõ thêm các vị Phá cố chi, Hải cẩu thận. Tiên mao, Dâm Dương hoắc Thạch lưu hoàng cũng, co’ kèm tác dụng khử hàn, song hiệu quả chù yếu không phải ở dây, cho nên chương này không nêu lên, có thể tham khảo các chương, tiết liên quan khác.

Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ
Hạt Vải: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.