Y Án chữa khó đẻ bằng châm cứu
Người họ Lưu, nữ, 28 tuổi. Khám ngày 21 tháng 3 năm 1999.
Tự thuật:
Khó đẻ hơn 1 ngày nay.
Bệnh sử:
Sản phụ sinh lần đầu, Tử Cung co thắt đã 3 ngày, cổ Tử Cung mờ hoàn toàn, tuy nhiên toàn thân không có sức, Tử Cung vô lực, kéo dài hơn 1 ngày thai vẫn chưa hạ, sản phụ không đồng ý dùng kim Forceps, do đó yêu cùng dùng châm cứu thúc đè.
Khám:
Thể trạng dưới mức bình thường, ăn uống tạm được, Tim Phổi không phát hiện gì bất thường, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt, trọng án vô lực.
Chẩn đoán:
Trệ sản (tử cung co bóp vô lực), thuộc thể khí trệ huyết ứ.
Trị tắc:
Hành khí hoạt huyết, lý Bào Cung thúc đẻ.
Xứ phương:
Hợp Cốc – Tam Âm Giao (hai bên).
Thao tác:
Dùng Hào Châm, áp dụng bổ pháp. Lưu kim 30 phút, sau khí rút kim, sinh hạ thai nhi thuận lợi.
Lời bình:
Tử Cung co bóp vô lực là chi khi sắp đẻ, sức co bóp cơ Tử Cung kém, thời gian chờ sinh quá lâu, thai rất khó sinh. Nguyên nhàn bao gồm:
– Sinh lân đâu tinh thân lo lăng, lúc lâm sản Tử Cung co bóp rôi loạn, kèm theo sản phụ toàn thân mệt mỏi làm cho diễn tiến cuộc sinh kéo dài;
– Sinh đẻ quá nhiều làm tăng xơ hóa cơ Từ Cung, lớp cơ bị co lại nhưng mất tính chất đàn hồi, do đó lục co bóp trờ nên yếu kém;
– Nguyên nhân khác, như hẹp khung chậu, thai lệch, do dùng thuốc an thần, gây tê. Thuộc phạm vi nan sản (khó đè), như “Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận. Nan Sản Hậu” có nói: “sản nan giả trí vu sản đạo can sáp, sản phụ lực bì “Thai Sản Tâm Pháp” viết: “tố thường hư
nhược, dụng lực thái tảo, cập nhi dục xuất, mẫu dĩ vô lực, lệnh thai nhi đình nhậm, sản đạo can sáp, sản diện gian nan”. Tóm lại, do thời gian chờ đẻ kéo dài, sản phụ dùng lực quá sớm, khí lực hao tổn dẫn tới khí cơ bất lợi, huyệt trệ không hành mà thành ra khó đẻ.
Cho nên thủ huyệt giao hội của 3 kinh Can, Tỳ, Thận – Tam Âm Giao giúp điều kinh khí của 3 kinh để lý Bào Cung; kinh Dương Minh khí huyết đều nhiều, lấy Nguyên huyệt của Thủ Dương Minh kinh – Hợp Cốc nhằm điều điều hòa khí cơ mà thúc đẻ. Hai huyệt phối hợp có công dụng điều khí cơ, hoạt huyết mạch, lý Bào Cung làm tăng lực trợ sản.