Tác dụng của Cóc Khô 干蟾
(Can Thiềm)
Tên dùng trong đơn thuốc:
Can thiềm, Can thiềm bì, Thiềm thừ bì(Da cốc).
Phần cho vào thuốc:
Mổ cóc bỏ hết gan ruột (nội tạng).
Bào chế:
Bỏ ruột, xương, rửa sạch phơi khô dùng.
Tính vị quy kinh:
VỊ cay, tính mát. Vào hai kinh tỳ, phế.
Công dụng:
Tiêu cam tích, tan nhọt.
Chủ trị:
Vị thuốc này hay thông thấp khí, trừ nhiệt tà, tiêu ăn uống bị đinh trê, sát trùng tích (cam tích). Cứ trẻ em bị cam tích, tỳ phế thấp nhiệt và ân uống đinh trệ uất kết mà cho uống thì có thể làm cho bệnh tà từ tỳ và phế tuyên thông và phát tán ra ngoài, cũng cố thể làm tiêu tan nhọt độc.
ứng dụng và phân biệt:
Thuyền thoái (xác ve sầu) chủ về tán phong nhiệt, Xà thoái (xác rắn) chủ về tiêu nhọt độc, còn da cóc (Thiềm thữ bi) chủ về tiêu cam tích. Hai vị trên là động vật lột xác khi vẫn còn sống, còn vị sau (da cóc) là động vật để lại da sau khi đã chết.
Kiêng kỵ:
Người hư nhược không chịu nổi công phạt thì kiêng uống trong.
Liều lượng:
Một đồng cân năm phân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Can thiềm hoàn (Thái bình thánh huệ phương) chữa trẻ em bị ngũ cam (năm chứng cam: tâm cam, tỳ cam, can cam, phế cam, thận cam N. D), kinh phong.
Can thiềm, Xác rắn, Cốc tinh thảo, Hồ hoàng liên, Qua đế, Mẫu đinh hương, Ngưu hoàng, Bạch long cốt, Thu sa, Hùng hoàng, Lô hội, Thiên trúc hoàng, Xạ hương, Thanh đại cho vào chậu hay bát chuyên nghiền thuốc, nghiền cực mịn, lấy nước mật lợn quấy vối bột làm hồ, trộn với thuốc bột làm viên to như hạt đậu xanh hòa với nước vo gạo, đun . no’ng cho uống.
Tham khảo:
Hiệu lực tiêu cam bạt độc của đàu cóc hay hơn là da Cóc.