HUYẾT KIỆT CÓ TÁC DỤNG GÌ? 血竭
Tên dùng trong đơn thuốc:
Huyết kiệt, Chân huyết kiệt, Kỳ lân kiệt.
Phần cho vào thuốc:
Nhựa cây.
Bào chế:
Lấy nguyên thuốc chật thành miếng nhỏ, hoặc tán bột dô’ dùng
Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, mận, tính bình, vào hai kinh tâm, can
Công dụng:
Tán huyết ứ, sinh huyết mới, hoạt huyết, khỏi đau.
Chủ trị:
Uống trong chữa bị ngã, bị đánh tổn thương, dùng ngoài chữa vết thương chảy máu, thu miệng lên da non.
ứng dụng và phân biệt:
Huyết kiệt sắc vàng mà đỏ, chuyên đi vào phần huyết. Còn bổ huyết thì không bằng Đương quy, Địa hoàng, phá huyết thì không bằng Đào Nhân, Hồng hòa, cầm máu thì không bằng Bồ hoàng, Tam thất. Song chỉ một vị Huyết kiệt lại có công dụng kiêm bổ huyết, phá huyết, chỉ huyết (cầm máu).
Kiêng kỵ:
Người bị bệnh huyết không có ứ tích thì không càn phải dùng.
Liêu lượng:
Uống trong từ 3 phân đến 5 phân, Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Huyết kiệt tấn (Chứng trị chuẩn thằng phương) chữa chứng sản hậu bại huyết sung tâm (sau khi đè huyết hôi không ra, gây nên các triệu chứng tâm thần, sổt nóng, nói như điên gào thét kêu gọi thậm chí phát cuồng chạy lung tung-N.D., ngực đầy gây suyễn thỏ).
Huyết kiệt, Một dược, tán nhỏ, rây kỹ, lại tán đến hết là được, cho đồng tiện (nước đái trẻ em 5-6 tuổi), rượu ngon già nửa bát, đun sôi một dạo hòa thuốc vào, uống ấm.