Khi mẹ bị những bệnh sau thì không nén cho con bú: bệnh viêm gan, lao phổi, bệnh tim, thận nặng, tiểu đường, u bướu ác tính, bệnh thần kinh… Khi mẹ bị cảm có thể cho bé bú, nhưng khi cho bú cần chú ý rửa tay sạch, đeo khẩu trang, không nên hôn bé, tránh hắt hơi, ho trước mặt con để tránh lây bệnh cho con.
Khi mẹ đang bị bệnh mạn tính cần uống thuốc điều trị mà những thuốc này có thể qua sữa ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh; mẹ nghiện rượu, thuốc lá… trong những trường hợp này không nên cho con bú.
Khi núm vú mẹ bị nứt, mưng mủ cần tạm ngưng cho bé bú. Nếu bầu sữa căng đau quá nhiều, sưng đỏ cục bộ, có hiện tượng sốt toàn thân, cần ngưng cho bú, vì lúc này sữa đã bị biến chất, không có lợi cho sức khỏe của bé, chờ khi vú khỏi hẳn mới có thể cho bé bú lại. Nếu tích sữa nhiều, vú căng đau, sờ vào thấy từng cục cứng, không có hiện tượng sốt, có thể cố gắng cho bé bú, như vậy khi bé mút sẽ hút sữa ra, tránh viêm tuyến sữa.
Nuôi trẻ bằng cách nuôi hỗn hợp
Vì sữa mẹ không đủ, có thể dùng sữa bò để bổ sung phần còn thiếu. Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ và sản phẩm thay sữa gọi là phương pháp nuôi hỗn hợp. Có hai kiểu:
- Theo cữ bú mẹ, mỗi lần cho bé bú mẹ xong, tiếp tục bú bình cho đến khi bé no. Đặc điểm của phương pháp này là thường xuyên kích thích bú để duy trì tiết sữa, khi lượng sữa mẹ khôi phục thì không cần bú bình nữa mà chỉ cho bé bú mẹ.
- Dùng sản phẩm thay sữa thay thế hoàn toàn một lần cho bé bú, số lần cho bú thay thế trong ngày cần dựa theo tình hình cụ thể, tốt nhất không nên quá với số lần cho bú mẹ. Vì cách này có số lần cho bé bú mẹ ít, không có lợi cho việc tiết sữa.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa bò
Vì nhiều lý do như mẹ bệnh, cần dùng sữa bò hay sản phẩm thay thế sữa để nuôi bé. Thông thường dùng sữa bò tươi hoặc sữa bột.
Trường hợp không nuôi con bằng sữa mẹ thì, vì thành phần dinh dưỡng sữa bò gần giống sữa mẹgiá rẻ, dễ mua. Nhưng so với sữa mẹ, casein trong protein sữa bò nhiều, hình thành những miếng đông lại trong dạ dàykhó tiêu hóa; sữa bò có chứa acid béo chưa no và lactose nhiều hơn sữa mẹ; dễ bị nhiễm khuẩn, dễ biến chất. Protein và khoáng chất nhiều hơn trong sữa mẹ trên 2-3 lần, và vì thận của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, chức năng bài tiết sản phẩm trao đổi protein và khoáng chất còn kém, nên dùng sữa bò thay thế hoàn toàn sữa mẹ là không thích hợp lắm, cần pha loãng sữa bò ra (bằng nước ấm đã nấu chín) để giảm hàm lượng Drotein và khoáng chất, thêm đường (15%) để bù lại calo sau khi đã pha loãng, đun sôi tiệt trùng xong mới cho bé bú.
Hai ngày đầu tiên sau khi bé ra đời, cần dùng sữa loãng (tức 2 phần sữa bò : 1 phần nước). Sau đó, khi bé lớn dần, tỉ lệ sữa bò và nước có thể thay đổi thành 3: 1 hoặc 4:1. Thông thường khi sinh 20 – 28 ngày, có thể cho bú sữa bò nguyên không cần pha loãng với nước. Nếu là trẻ sinh thiếu tháng hay trẻ thiếu cân, chức năng tiêu hóa của những trẻ này kém, có thể bắt đầu cho bú với tỉ lệ 1 sữa bò: 1 nước, thực tế hiện nay trong sữa bò tươi đã pha sẵn nước nên cần dựa vào tình hình cụ thể để pha sữa.
Lượng sữa bò mà các trẻ sơ sinh cần dùng chênh lệch khá lớn, cần nắm rõ theo từng trường hợp cụ thể, chủ yếu bảo đảm bé được bú no. Mỗi lần bé bú xong, ngủ yên tĩnh, thể trọng tăng ổn định mỗi ngày 25 -30g là vừa.
Sữa bột dễ bảo quản và dễ đem theo, dễ pha khi cần. Hiện nay thị trườn g sữa bột cho trẻ em rất phong phú, nhiều loại, còn chia theo độ tuổi, pha sữa theo hướng dẫn trên nhãn, bao bì. Thông thường cách pha theo trọng lượng là lg sữa bột thêm 8 g nước, nếu pha theo dung tích tỉ lệ là 1:4.
Những sản phẩm sữa nêu trên, trong hai ngày đầu mới sinh, mỗi lần đều có thể cho bú khoảng 30ml. Cách tính sơ lược như sau: ngày thứ nhất mỗi kg cần nặng cho bú tổng cộng 30 – 60ml, ngày thứ hai từ 60 -90ml, ngày thứ ba từ 90 – 120ml. Từ ngày thứ ba trở đi, mỗi ngày mỗi kg trọng lượng tăng thêm 1 ml, ngày thứ 10 trở đi có thể cho bú khoảng bằng 1/5 thể trọng.
Sữa bò không dễ tiêu hóa bằng sữa mẹ, thời gian lưu lại trong dạ dày lâu hơn sữa mẹ, thời gian tiêu hóa sữa mẹ khoảng 2 giờ, sữa bò khoảng 4 giờ. Vì vậy, thời gian cách quãng không nên quángắn, đồng thời cũng không nên cho bú quá no, để tránh bị khó tiêu.
Chú ý tránh để sữa bị nhiễm khuẩn. Trong cách pha sữa quan trọng nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ, nếu chỉ cần bị nhiễm khuẩn ở một giai đoạn nào đó cũng có thể gây tiêu chảy cho bé. Khi pha sữa cần chú ý đậy nắp cẩn thận.
Giữ vệ sinh sạch sẽ trong từng bước pha sữa
Trước khi pha sữa cần rửa tay sạch, lau khô tay bằng khăn sạch. Chuẩn bị bình pha sữa từ 5 – 6 cái và núm vú tương ứng, nồi dùng riêng để luộc bình sữa, cọ rửa bình sữa, núm vú bằng cọ chuyên dùng, cho vào nồi có sẵn nước ngập bình, sau khi nước sôi, đun thêm 10 phút nữa, để nguội chuẩn bị dùng. Núm vú khi nấu lâu dễ bị hư, vì vậy sau khi nước sôi đun thêm 3-5 phút là có thể lấy ra dùng. Những đồ dùng này mỗi ngày đều phải nấu sôi 1 lần, cất giữ trong dụng cụ sạch, khi pha sữa mới lấy ra dùng, mỗi lần cho bé bú xong, có thể rửa bình sữa bằng nước sôi cho sạch, đế’ dùng cho lần sau. Nhưng mỗi lần cho bú cần thay một num vú mới đã qua nấu tiệt trùng.
Khi pha sữa bột cần chú ý: Cho lượng nước cần thiết vào trước, sau đó mới cho sữa bột vào, không cho ngược lại, tốt nhất là khi chuẩn bị cho bé bú mới pha sữa. Sữa bé bú còn dư tốt nhất nên bỏ, rửa sạch bình nấu tiệt trùng chuẩn bị cho lần dùng sau.
Khi thử nhiệt độ sữa trong bình có thể nhỏ một vài giọt lên lưng bàn tay hay mặt trước cánh tay của mẹ, tuyệt’đối không thử bằng cách để người lớn mút thử, để tránh nhiễm khuẩn vào sữa của bé.
Xử lý trường hợp bất thường
Làm thế nào để biết được trẻ sau sinh có bình thường hay không?
Trẻ sơ sinh đủ tháng có thể trọng trung bình là 3 kg, chiều dài 50 cm. Trẻ có bình thường hay không thể hiện ở nhiều mặt, như tiếng khóc lớn, thanh, thân thể có phát triển bình thường hay không, màu sắc da, phản xạ, trương lực cơ, hô hấp, nhịp tim…Trong đó đặc biệt quan trọng là cơ quan hô hấp có bình thường hay không, đây là vấn đề quyết định đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Đồng thời chức năng hô hấp lại có liên quan đến trạng thái tuần hoàn và chức năng não. Vì vậy, phán đoán trẻ sơ sinh có bình thường hay không chủ yếu là dựa vào những điểm nêu trên.
Mỗi một đứa trẻ khi ra đời trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 phút đầu tiên, nữ hộ sinh sẽ đánh giá tổng hợp dựa vào tình hình của trẻ, gọi là phương pháp đánh giá Apgar (xem bảng sau)
Bảng đánh giá Apgar
|
Từ bảng tổng hợp trên, ta thấy hô hấp là điểm đánh giá quan trọng.
ở bảng này với năm chỉ tiêu trên, điểm cao nhất là 2, thấp nhất là 0. Cộng điểm của năm chỉ tiêu lại nếu từ 8 – 10 là bình thường, 7 hoặc dưới 7 là không bình thường, nếu nhỏ hơn hoặc bằng 3 thì biểu hiện bị ngạt thở nghiêm trọng cần cấp cứu ngay. Nếu khi mới ra đời 1 phút, điểm đánh giá là 0-3, nhưng khi được 5 phút khôi phục đến 8, thì nói lên chức năng hô hấp, tuần hoàn và hệ thần kinh đã hồi phục lại rất nhanh, không ảnh hưởng lớn lắm. Nhưng nếu sau 5 phút điểm đánh giá vẫn từ 0 ~ 3, hoặc sau 5 phút điểm đánh giá vẫn thấp, điều này nói lên não bị ảnh hưởng tới, cần theo dõi nghiêm ngặt. Thông thường thì nếu trẻ sơ sinh có tiếng khóc lớn, toàn thân hồng hào, nói lên tình trạng tốt, ngược lại như không hô hấp, sắc mặt trắng, là trẻ bị ngạt thở nghiêm trọng cần kịp thời cấp cứu.
Trẻ đẻ non: mang thai từ 28 đến 37 tuần mà sinh, thể trọng nhỏ hơn 2500g thì gọi là trẻ đẻ non. ở những trẻ này các chức năng của cơ thể chưa phát triển tốt, không thể dễ dàng thích ứng ngay với môi trường bên ngoài. Rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài, hay có trở ngại về hô hấp, dễ nhiễm bệnh, vì vậy cần được chăm sóc đặc biệt.
Vì những đặc điểm này, đối với trẻ đẻ non cần hết sức chú ý chăm sóc, cần có sự nhẫn nại và lòng tin. ĐầU’tiên nên chú ý giữ ấm cho bé, nhiệt độ phòng nên ở 24 – 26°c, giữ cho thân nhiệt của bé ở 36, 5 – 37°c, tốt nhất là nuôi bé trong lồng kính. Tiếp đó là nuôi dưỡng, Tốt nhất là cho bú sữa mẹ, cũng như trẻ sinh đủ tháng có thể cho bé bú sau khi sinh nửa giờ. Chỉ có sữa mẹ mới thích ứng với tình trạng chưa tốt về chức năng tiêu hoá ở trẻ đẻ non, kháng thể trong sữa mẹ (sữa non) càng có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng cho bé. Đối với những trẻ đẻ non quá yếu, có thể nặn sữa mẹ cho ăn qua ống, trường hợp cần thiết cho ăn qua đường mũi.
Khả năng tiêu hóa ở trẻ đẻ non kém, dung tích dạ dày nhỏ, cần cho ăn theo nguyên tắc nhiều lần, mỗi lần một ít, thông thường 2-3 tiếng cho ăn một lần, mỗi lần 15 — 30 ml, trong lúc cho ăn có thể nghỉ mệt cách quãng. Nếu cho ăn bằng sữa bò thì nồng độ sữa pha. loãng hơn trẻ bình thường một chút, bắt đầu với tỉ lệ 1 sữa bò: 1 nước. Bình sữa, lỗ của núm vú dùng loại nhỏ, nếu lỗ lớn quá dễ gây sặc vào khí quản. Ngoài ra còn phải tránh để trẻ bị nhiễm bệnh, thực hiện chế độ theo dõi chặt chẽ. phát hiện sớm những triệu chứng để kịp thời xử lý.