“Lấy tủy”, lấy dịch não tủy“ là thuật ngữ dân gian để nói đến thủ thuật Chọc dò thắt lưng, còn gọi là chọc dò dịch não tủy, là một trong những thủ thuật thường gặp. Qua kinh nghiệm điều trị, chúng tôi nhận thấy không ít thân nhân lo lắng khi con họ được thực hiện thủ thuật này. Họ nghĩ “ lấy tủy” sẽ làm đứa trẻ liệt sau thủ thuật, nếu không thì cũng bị chậm phát triển tâm thần về sau này! Có thân nhân lại từ chối chỉ định của bác sĩ! Chúng ta cùng tìm hiểu về chọc dò thắt lưng nhé

Dịch não tủy bao bọc xung quanh bộ não và tủy sống. Nếu não hay tủy sống bị viêm (do vi khuẩn, virus, nấm) thì tính chất của dịch não tủy thay đổi theo tương ứng với tình trạng viêm đó. Khảo sát dịch não tủy là cách duy nhất để xác định có nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não-màng não) hay không.

Trước khi chọc dò thắt lưng, bác sĩ khám bệnh nhân xem có chống chỉ định như tăng áp lực nội sọ, rối loạn đông máu, nhiễm trùng vị trí chọc dò hay không. Đây là thủ thuật do bác sĩ thực hiện với sự giúp đỡ của nhân viên điều dưỡng giúp trẻ nằm yên..

Kim chọc dò (tương tự kim lấy máu) xuyên qua da đến khoang chứa dịch não tủy. Bác sĩ chọn vị trí dễ thực hiện và an toàn nhất cho bệnh nhân. Vị trí chọc dò ở đoạn thắt lưng, tương ứng bên dưới đoạn cuối tủy sống, như thế không thể nào làm tổn thương tủy sống được. Dịch não tủy được lấy ra qua kim chọc dò khoảng 2-3 ml làm xét nghiệm (lượng dịch não tủy khoảng 150 ml). Cơ thể sẽ sản xuất bù đắp lại lượng dịch não tủy lấy đi này sau 2 ngày.

Sau chọc dò thắt lưng, để ưánh rỉ dịch nơi chọc dò và giảm đau trẻ nên nằm đầu phẳng trong 6 giờ đầu, sau đó ưẻ vận động hoàn toàn bình thường. Gạc đắp tại vị trí chọc dò được tháo bỏ sau 1 ngày. Một
số trẻ có biểu hiện đau lưng, đau đầu sau khi chọc dò thắt lưng, trẻ được uống thuốc giảm đau, triệu chứng đó sẽ hết sau vài ngày.

Như vậy, nếu được thực hiện đúng chỉ định và đúng quy trình thì chọc dò thắt lưng là thủ thuật an toàn, không để lại di chứng cho trẻ. Một số trẻ bị chậm phát triển tâm vận sau thủ thuật là do di chứng của bệnh viêm não-màng não quá nặng hoặc được chẩn đoán trễ.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.