CHỮA BỆNH THÍCH ĂN MUỐI BẰNG ĐÔNG Y
Biện chứng Đông y:
Tỳ VỊ hư hàn, kiêm thấp.
Cách trị:
Kiện Tỳ táo thấp, hoá khí lợi thuỷ.
Đơn thuốc:
Gia giảm vị linh thang.
Bài thuốc:
Đảng sâm 12g, Đan sâm 12g, Dĩ nhân 12g, Phục linh 9g, Hậu phác 9g, Trần bì 9g, Tiêu bạch truật 9g, Thảo đậu khấu 9g, Trạch tả 9g, Bào khương 9g, Chích cam thảo 9g, Thương truật 6g. sắc uống, mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.
Hiệu quả lâm sàng:
Gia giảm vị linh thang thêm bứt, trị 2 ca thích ăn muối đều khỏi cả.
Ngô X, nam, 61 tuổi, xã viên, đến khám ngày 13/11/1970. BỊ bệnh từ 30 năm trước, lúc đầu là thích ăn muối, dần dần bệnh nặng lên, phát triển đến mức cứ thấy muối là thích ăn không kìm được. Nay mỗi ngày trừ lượng muối có trong bữa ăn ra, phải mang theo muối, bỏ vào miệng bất kỳ lúc nào, lúc làm việc cũng vậy, bảo là ăn rất ngon mà không thấy mặn, ăn xong không thấy khát, sắc mặt vàng úa, quầng mắt thâm đen, môi miệng nhợt, móng tay trắng xanh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng mà nhuận, mạch Phù Đại mà vô lực. Thử phân không thấy trứng giun móc và trứng giun đũa.
Kết hợp chứng với mạch, đây là Tỳ Vị hư hàn kiêm thấp, phải trị bằng cách kiện Tỳ táo thấp, hoá khí lợi thuỷ. Cho dùng Gia giảm vị linh thang. Uống được 3 thang thì cho biết chứng thích ăn muôi đã giảm nhiều, ngoài lượng muối có trong bữa ăn ra, không cần mang theo muối; thấy muôi đã tự kìm được. Vì có chứng thiếu máu, trước khi đi ngủ bị ngứa, vì vậy dùng bài trên tăng Đan sâm đến 18g, lại thêm Đương quy 12g, Địa phu tử 15g, Phụ phiến 6g. Uống hết 21 thang, bệnh thích muôi khỏi hẳn. Hỏi lại sau hơn 8 năm, chưa thấy tái phát.
Nhận xét:
Chứng thích ăn muối ít thấy trên lâm sàng, tây y cho là có thể có liên quan đến một nguyên nhân nào đó chưa rõ. Đông y cũng ít thấy kể đến chứng này, bệnh nhân này qua khám phân không thấy trứng giun, mà bệnh sử lại đã kéo dài 30 năm, có thể loại trừ nguyên nhân giun móc, giun đũa ký sinh gây ra khả năng thích ăn lạ. Theo cách suy luận ‘Thích mặn tất là nhạt miệng’ mà điều trị. Bệnh nhạt miệng, Đông y cho là Tỳ Vị có thấp hoặc là hư hàn.
Sách ‘Thần kinh thông khảo – Văn chúng’ đời Thanh có câu : ‘Trong miệng nhạt, đắng ư ? Đắng nhiệt, mặn hàn, nhạt hư …”. Tần Bá Vị trong sách ‘Trung y lâm chứng bị yếu’ có nói : “Miệng nhạt vô vị … gặp ở VỊ hư sau khi mắc bệnh … nói chung khi có bệnh mà miệng nhạt, phần nhiều là VỊ có thấp trọc…’. Bài Vị linh thang là Bình vị tán cộng với Ngũ linh tán mà ra, có chức năng hoá thấp vận Tỳ, thông dương lợi thuỷ, khi dùng có thể làm phấn chấn Tỳ dương đã bị vây hãm, có thể làm ấm hàn thấp ở trung tiêu, vì vậy có tác dụng với ca bệnh trên (Nhiếp Tích Quân – tỉnh Hà Bắc).