HO Khái Thấu – Cough – Toux

Ho là một phản xạ sinh lý bảo vệ cơ thể tống những dị vật tại đường hô hấp ra khỏi cơ thể đồng thời cũng là một triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Sách Y Học Tam Tự Kinh viết: Năm tạng, sáu phủ đều khiến người ta ho chứ không riêng gì tạng Phế. Nhưng Phế chủ khí, khí nghịch lên Phế gây nên ngứa cổ mà ho. Vậy khái thấu không riêng gì Phế mà không xa rời Phế.

Theo y học cổ truyền thì 2 từ ‘khái” và ‘thấu” có nghĩa khác nhau: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng khái thấu .

Sách Hoạt Pháp Cơ Yếu nhận định: Khái là ho không có đờm mà có tiếng vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không thanh. Thấu là không có tiếng mà có đờm vì Tỳ thấp khuấy động nên sinh ra đờm. Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm vì Phế khí tổn thương lại quấy động đến Tỳ thấp.

Người xưa cho rằng ho là triệu chứng bệnh của Phế nhưng các tạng phủ khác mắc bệnh ảnh hưởng đến phế cũng gây ho. Thiên Khái Luận Tố Vấn 38 viết: Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm cho ho, không riêng gì bệnh của phế”.

Chương Khái Thấu Đệ Tứ Y Học Tam Tự Kinh cho rằng: Nội Kinh viết: Năm tạng sau phủ đều khiến người ta ho chứ không riêng gì tạng Phế. Nhưng Phế chủ khí, các thứ khí nghịch lên Phế gây nên ngứa cổ mà ho, vậy nên ho không riêng gì Phế mà không xa rời Phế.

Ho là triệu chứng của phế thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, dãn phế quản v.v…

Một số đặc điểm cần lưu ý khi chẩn đoán chứng Ho:

Ho kèm ngứa rát trong họng thường do viêm họng, viêm amidal, V.V, Lao thanh quản.

Ho có đờm: Viêm khí quản, thanh quản, viêm phổi.

Ho thủng thẳng: viêm họng, lao phổi.

Ho từng cơn rũ rượi: ho gà, hen phế quản, chèn ép trung thất.

Ho khan tiếng: viêm họng, viêm thanh quản.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân ho có nhiều, có thể qui lại thành 2 loại: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương.

1-Ngoại cảm các tà khí: Phong hàn táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi hoăïc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho.

2. Ho nội thương là do chức năng các tạng phủ mất điều hòa, thường gặp các nguyên nhân sau:Tỳ hư sinh đờm: Do chức năng tỳ suy giảm, thủy cốc không được vận hóa hấp thu đầy đủ sinh đờm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông sinh ho. Sách Y văn cổ có câu: Tỳ sinh đờm mà phế trữ đờm là theo ý đó.Can hỏa phạm phế: Mạch Can lên sườn ngực đi vào phế. Can khí uất, nghịch hóa hỏa nung đốt phế gây ho.Phế hư tổn: Phế nhiệt lâu ngày làm cho phần âm bị hư tổn, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây khó thở.Thận khí hư không nạp khí phế chủ hô, thận chủ hấp sinh ho kèm hụt hơi, khó thở. Thận chủ thủy, thận hư thủy phiếm sinh đờm làm cho ho nặng thêm.

Ngoài ra chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho nộì thương.

Biện Chứng Luận Trị

Biện chứng luận trị chứng ho, chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hoặc ho do nội thương.

Ho do ngoại cảm thường là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc chỉ khái.

Ho do nội thương thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ. Phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế, thanh tiết can hỏa, bổ thận khí âm.

Sách Y Môn Pháp Luật viết: Tà khí thịnh thì ho liên tục, không được dùng loại thuốc chỉ sáp. Ho lâu ngày, tà khí giảm đi, tình thế không quá mạnh mới có thể dùng loại thuốc chỉ sáp.

Triệu Chứng

Ho Ngoại Cảm: thường gặp có mấy thể bệnh:

Ho Do Phong Hàn Phong Hàn Khái Thấu: Ho, đờm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Khẩn.

Biện chứng: Phong hàn xâm nhập vào Phế, ngăn trở ở họng làm cho Phế khí không thông, sinh ra ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đờm mầu trắng, chảy nước mũi trong là dấu hiệu của hàn. Phong hàn ngăn trở phần biểu cho nên sợ lạnh, không ra mồ hôi, đầu đau, xương khớp nhức. Rêu lưỡi trắng, mạch Phù là dấu hiệu phong hàn ở biểu.

Điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên phế, hóa đờm. Dùng bài Hạnh Tô Tán gia giảm.

Tử tô, Sinh khương để sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế, hóa đờm, trị ho. Thêm Ma hoàng để tăng Tác dụng tán hàn; Trần bì, Bán hạ là thuốc táo thấp, hóa đờm.

Có Tác dụng đối với chứng ho kèm thấp, miệng nhạt, dính nhớt, kém ăn, rêu lưỡi mỏng, nhớt.

Gia giảm: Nếu ho, sợ lanh, tiếng ho không dễ, đờm vàng khó khạc ra, khát nước, họng đau, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Sác là dấu hiệu ngoài hàn, trong nhiệt. Ngoài cách khu phong, tuyên Phế, nên phối hợp sử dụng cả thuốc tán biểu hàn, thanh lý nhiệt. Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang gia giảm. Trong bài có Ma hoàng, Hạnh nhân để tuyên thông Phế khí, tán hàn ở biểu; Thạch cao để thanh nhiệt ở lý. Có thể chọn dùng thêm các vị khác như Tang diệp, Thuyền thoái, Bạc hà, Cát cánh.

Châm Cứu

Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, hóa đờm. Châm tả hoặc châm và cứu Liệt khuyết, Hợp cốc, Phế du, Ngoại quan Liệt khuyết hợp với Phế du để tuyên thông Phế khí; Hợp cốc hợp với Ngoại quan để phát hãn, giải biểu. 4 huyệt hợp lại có Tác dụng sơ phong, tán hàn, ninh Phế, trấn khái Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học.Châm Liệt Khuyết Hợp Cốc thêm Phong Môn Đại Chùy Thiên Đột, Phong Long Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn.

Gia giảm: Đầu đau thêm Phong trì, Thượng tinh; Tay chân đau thêm Côn lôn, Phục lưu.

Ho Do Phong Nhiệt Phong Nhiệt Khái Thấu: Ho đờm vàng dính, khát, họng đau, chảy nước mũi đục, cơ thể nóng, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng, mạch Phù Sác.

Biện chứng: Ho đờm dính, mũi chảy nước vàng, họng đau, khát đều do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm cho Phế khí không thanh. Phong nhiệt bao vây cơ biểu, doanh vệ không hòa cho nên ra mồ hôi, sợ gió, đầu đau, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.

Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế. Dùng bài Tang Cúc Ẩm gia giảm.

Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều để tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn để hóa đờm, thanh nhiệt. Cũng có thể thêm Tiền hồ, Ngưu bàng để tăng sức tuyên Phế.

Châm Cứu

Châm tả Xích trạch, Phế du, Khúc trì, Đại chùy [dùng kim Tam lăng châm cho ra máu] Xích trạch hợp Phế du để tả Phế, hóa đờm; Đại chùy thông dương, giải biểu; Hợp với Khúc trì để sơ phong, thanh nhiệt, làm cho phong nhiệt được giải, đờm hỏa được giáng xuống thì Phế khí được bình thường, hết ho Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học.

Phế Du, Xích Trạch, Đại Chùy, thêm Khúc Trì, Hợp Cốc Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn.

Gia giảm: Họng đau thêm châm Thiếu thương cho ra máu; Mồ hôi ra không được thêm Hợp cốc; Mồ hôi ra nhiều mà không bớt sốt thêm Hãm cốc, Phục lưu để tư âm, thanh nhiệt.

Ho Do Thu Táo

Ho vào mùa thu, có những triệu chứng khô ráo, gọi là Thu Táo.

Chứng: Ho khan, ít đờm, mũi và họng khô, lưỡi khô, ít tân dịch. Hoặc sốt, sợ gió, họng đau, trong đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch Phù, Sác. Hoặc sợ lạnh, sốt, không mồ hôi, xương đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.

Biện chứng: Chứng này do táo gây nên. Táo thắng thì khô, vì vậy chứng chủ yếu là ho ít đờm, mũi khô, họng khô, lưỡi khô, ít rêu. Nếu hơi sợ lạnh, họng đau, đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ là táo tà kết hợp với phong nhiệt, gọi là Ôn Táo. Nếu đồng thời xuất hiện sợ lạnh, không mồ hôi, xương đau mỏi, rêu lưỡi trắng…là táo kết hợp với phong hàn gọi là Lương Táo.

Điều trị: Nhuận táo, dưỡng Phế.

Ôn táo: sơ phong, thanh nhiệt.

Lương táo: sơ tán phong hàn.

Điều trị: dùng bài Tang Hạnh Thang gia giảm.

Tang diệp, Đâïu xị vị cay, tính mát để sơ phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng âm, nhuận Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hóa đờm, trị ho.

Ho do ôn táo có thể thêm các vị thanh nhuận như Qua lâu bì, Mạch môn, Lô căn.

Lương táo, dùng bài này, bỏ Tang diệp, Sa sâm, Lê bì, thêm Kinh giới, Phòng phong, Tử uyển, Khoản đông hoa để tán hàn, tuyên Phế, hóa đờm.

Ho Do Nội Thương: Thường gặp các thể bệnh sau:

Tỳ Hư Đờm Thấp: Ho nhiều đờm trắng đặc, ngực bụng đầy tức, ăn không biết ngon, mệt mỏi, chân tay nặng nề, rêu lưới dày nhớt, thân lưỡi bệu, mạch Hoạt, Nbược hoặc Nhu Hoạt.

Biện chứng: Đờm thấp xâm nhập Phế làm cho Phế khí bị ngăn trở gây nên ho đờm trắng dính, ngực bụng khó chịu, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhớt đều là dấu hiệu đờm thấp làm khốn Tỳ.

Điều trị: Kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm. Nếu ho nhiều: dùng phép táo, hóa đờm là chính, lúc giảm ho dùng kiện tỳ là chính. Dược: Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp với Bình Vị Tán gia giảm.

Trong bài, Đảng sâm Bạch truật Bạch linh Cam thảo tức là bài Tứ Quân Tử để kiện tỳ; Trần bì Bán hạ Thương truật Hậu phác để táo thấp, hóa đờm.

Lúc cơn ho nhiều: thêm Hạnh nhân Ý dĩ nhân để tuyên phế hóa đờm. Trường hợp thấp đờm uất hóa nhiệt đờm vàng, người sốt, họng khô, táo bón, mạch Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng…, dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh để thông phế, chỉ khái; Thạch cao, Hoàng cầm, Ngư tinh thảo để thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu hóa nhiệt đờm; Bỏ Thương truật, Hậu phác.Can Hỏa Phạm Phế: Ho do khí nghịch, ngực sườn đầy tức, ngực đau, tính tình nóng nảy, người bứt rứt khó chịu, miệng khô, họng khô, mặt đỏ. lưỡi đỏ, lưỡi khô, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền Sác.

Biện chứng: Can khí uất kết, khí uất hóa hỏa, Can hỏa xâm nhập vào Phế gây nên ho, họng khô ráo, khi ho thì đỏ mặt; Đường kinh Can vận hành ngang qua hông sườn, vì vậy khi ho thì đau lan đến sườn. Mạch Huyền Sác thuộc Can hỏa. Rêu lưỡi vàng, ít tân dịch là Can hỏa phạm Phế. Phế nhiệt, tân dịch thiếu.

Điều trị: Thanh can, tả hỏa, nhuận phế, hóa đờm. Dùng bài Thanh Kim Hóa Đờm Thang Gia Giảm.

Trong bài, Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì phối hợp dùng để thanh can hỏa và thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu, Mạch môn dưỡng âm, nhuận phế, hóa đờm, chỉ khái, thêm Địa cốt bì tả phế nhiệt.Phế Âm Hư: Bệnh có thể do ngoại cảm táo khí lâu ngày hoặc do phế nhiệt kéo dài gây phế âm hư. Bệnh diễn tiến chậm, ho khan, ít đờm hoặc đờm có máu, da nóng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô, họng khô, sốt về chiều hoặc về đêm, má đỏ, lòng bàn chân tay nóng, ít ngủ mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.

Biện chứng: Phế âm bất túc, Phế khí nghịch lên gây ra ho khan, ít đờm. Âm hư, tân dịch ít cho nên họng khô, miệng táo. Âm hư nặng thì hỏa vượng, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm là do hư hỏa gây nên. Chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là biểu hiện của âm hư hỏa vượng.

Điều trị: Dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, chỉ khái. Dùng bài Sa Sâm Mạch Đông Thang gia giảm.

Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Thiên hoa phấn để dưỡng âm, nhuận Phế,chỉ khái; Biển đậu, Cam thảo để kiện Tỳ. Thêm Hạnh nhân, Bối mẫu để giáng khí, hóa đờm.

Ho ra máu thêm Nhẫu tiết, Trắc bá diệp sao cháy, Sâm tam thất dùng bột sống hòa uống để cầm máu. Sốt về chiều, mồ hôi trộm thêm Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Tang diệp để thanh nhiệt, liễm hãn. Ho nội thương lâu ngày, hơi thở ngắn, khó thở, nên dùng thêm bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn do Thận âm hư hoặc Bát Vị Địa Hoàng Hoàn nếu Thận dương hư.

Tóm kết

Ho chia làm hai loại lớn là Ngoại cảm và Nội Thương. Ho do ngoại cảm thường do phong hàn hoặc phong nhiệt gây nên, phát bệnh khá nhanh, điều trị cũng mau đỡ. Tuy nhiên nếu kèm thấp hoặc táo thì kết quả chậm hơn. Ho do Nội thương thường là mạn tính, trong đó loại ho do đờm trọc thường gặp nhất. Chứng ho do Phế hư mới phát còn nhẹ, nếu coi thường sẽ dần dần nặng thêm.

Ba loại ho do ngoại cảm, nếu lâu ngày không khỏi hoặc đã khỏi mà tái phát, ho và ngứa họng, đờm khó ra, không có chứng ở biểu rõ rệt, đều có thể dùng bài Chỉ Thấu Tán gia giảm. Trong bài này Tử uyển vị cay, đắng, hơi ấm; Bạch tiên vị cay, đắng, hơi lạnh, hai vị này đều có Tác dụng sơ lợi Phế khí, chỉ khái, hóa đờm. Bách bộ ôn nhuận, có thể nhuận Phế, chỉ khái; Cam thảo, Cát cánh, Quất hồng có thể tuyên Phế, lợi hầu, thuận khí, hóa đờm; Kinh giới trừ ngoại tà còn sót lại.

Chỉ Thấu Tán là phương thuốc ôn lương cùng dùng, các trường hợp ho mà ngoại tà chưa hết hẳn, Phế khí mất sự túc giáng mà kèm có đờm trọc, dùng bài này rất công hiệu.

Điều trị ho do ngoại cảm cần tuyên thông Phế khí, sơ tán ngoại tà.

Không nên dùng thuốc chỉ sáp để tránh cho ngoại tà không có lối thoát. Tuy nhiên, ho lâu ngày, tà khí chưa quét sạch mà Phế khí dần dần bị tổn thương thì nên dùng thuốc liễm Phế, chỉ sáp như bài Tam Ảo Thang thêm Anh túc xác, Kha tử nhục… vừa tuyên Phế, vừa chỉ khái, ngăn chận ho đúng lúc, đề phòng chứng ho kéo dài do nội thương. Sách Y Môn Pháp Luật viết: Tà khí thịnh thì ho nhiều, tuyệt đối không được dùng thuốc chỉ sáp. Ho lâu ngày, tà khí kém đi, bệnh tình không quá mạnh mới có thể dùng loại thuốc chỉ sáp.

Tham Khảo

Trấn Khái Tán Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí: Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng đều 9g, Chu sa, Ngưu hoàng đều 1,5g, Mộc hương 2g, Nguyệt thạch 9g, Băng phiến 1,5g, Nguyên minh phấn 6g, Xuyên bối mẫu 10g. Tán bột, đậy kín đừng cho bay hơi. Mỗi lần uống 0,5g, ngày 2 – 3 lần.

Tác dụng: Thanh nhiệt, trấn kinh, chỉ khái thấu, hóa đờm. Trị trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, ho nhiều đờm, họng khò khè, ho lâu ngày không khỏi, ho gà, sốt cao co giật, đêm ngủ không yên, khóc đêm.

Khai Hạp Thang Tân Trung Y 1991: 4: Ma hoàng, Cát hồng, Chỉ xác, Cam thảo đều 6g, Hạnh nhân, Tiền hồ, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Anh túc xác 4g, Ngư tinh thảo 15g. Sắc uống. Trẻ nhỏ chỉ dùng Anh túc xác 1,5g/ngày.

Tác dụng: Thanh Phế hóa đờm, liễm Phế trấn khái. Trị ho do đờm nhiệt.

Đã trị 107 ca, có kết quả 44, kết quả ít 34, có chuyển biến tốt 20, không kết quả 9. Đạt tỉ lệ 91,59%.

Thuyền Y An Thấu Thang Đường Phúc An Nghiệm Phương: Thuyền y, Cát camhs đều 6g, Tỳ bà diệp nướng 15g, Ngưu bàng tử, Tiền hồ, Bối mẫu, Tử uyển đều 9g, Xa tiền tử 12g, Cam thảo 5g, Hắc Cáp Tán bọc lại. Sắc uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giáng khí, tuyên Phế, an thấu. Trị ho phong nhiệt.

Tân Nhuận Lý Phế Thang Giang Tô Danh Y Đinh Quang Do Tự Kiếm Kinh Nghiệm Phương: Đới tiết ma hoàng 4g, Đới bì hạnh nhân bỏ đầu nhọn 10 hột, Chích cam thảo 6g, Cát cánh 5g, Phất nhĩ thảo 10g, Cát hồng 5g, Đương quy 10g, Bào khương4g, Sinh khương 1 lát. Sắc uống..

Tác dụng: Tân lương, nhuận Phế. Trị ho do Phế bị táo ho khan, không đờm, họng khô, ngứa cổ….

Thanh An Cam Cát Thang Tứ Xuyên Trung Y 1987 2: Thanh quả, Tiền hồ, Bách bộ, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh đều 10g, Bồ công anh, Tằm vãn đều 15g, An nam tử 4 trái. Sắc uống.

Tác dụng: Thanh Phế nhiệt, chỉ khái thấu. Trị ho do nhiệt, ho liên tục, ho khan không đờm.

Đã trị 50 ca, khỏi 43, không khỏi 7. Tỉ lệ khỏi 86%.

Ma Hạnh Chỉ Khái Thang Phúc Kiến – Trần Cát Ân Su Truyền Bí Phương: Bạch thược, Phục linh, Ngũ vị tử đều 9g, Cát hồng, Cam thảo chích, Khoản đông hoa, Can khương đều 6g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, Bạch quả nhân 9g, Tỳ bà diệp 6g. Sắc uống.

Tác dụng: Tuyên Phế, hóa đờm, chỉ khái. Trị ho.

Thường uống 3~4 thang là khỏi.

Ôn Bổ Chỉ Khái Hoàn Hà Bắc Trung Y 1988 6: Phụ tử, Bổ cốt chỉ, Dâm dương hoắc, Nhục quế, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật đều 10g, Đan sâm, Xích thược, Xuyên khung đều 15g, Cắt căn 10g. Sắc uống.

Tác dụng: Ôn bổ Tỳ Thận, phù chính chỉ khái. Trị người lớn tuổi ho do viêm phế quản mạn tính.

Đã trị 168 ca, uống 3 tháng. Khỏi 11, có hiệu quả ít 59, có chuyển biến tốt 72, không kết quả 26. Đạt tỉ lệ 84,5%.

Trứng gà 1 trái, đâïp ra, cho vào ít đường, cho đậu tương đặc đang nóng vào, quấy đều, ăn ngày một lần vào sáng sớm. Có Tác dụng nhuận táo, thanh Phế, tiêu đờm Ẩm Thực Liệu Pháp.

CHÂM CỨU TRỊ HO

Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên giáng Phế khí, khư phong, hóa đờm.

Huyệt chính: Định Suyễn, Phong Môn Bq.12, Phế Du Bq.13, Hợp Cốc Đtr.4.

Phối hợp thêm Khúc Trì, Đại Chùy, Giáp Tích cổ 7 – ngực 6 C7-D6, Xích Trạch, Liệt Khuyết, Phong Long.

Kích thích mạnh, không lưu kim.

Ý nghĩa: Phong Môn là huyệt Hội cu?a Mạch Đốc và Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, là cư?a cho phong khí nhập vào và xuất ra, hợp với Hợp Cốc là huyệt Nguyên cu?a kinh thu? Dương Minh Đại Trường để khu phong gia?i biểu; Phế Du là chỗ Phế khí rót vào, dùng để tuyên Phế trị ho; Định Suyễn để tuyên Phế, bình suyễn; Đại Chùy , Khúc Trì để tiết dương tà, gia?i biểu; Xích Trạch, Liệt Khuyết để tăng cường Tác dụng tuyên Phế, trị ho; Phong Long để hòa vị trừ đờm, Giáp Tích cổ 7 – ngực 6 để sơ thông mạch Đốc.

Kinh Cừ, Hành Gian Thiên Kim Phương.

Khuyết Bồn, Chiên Trung, Cự Khuyết Tư Sinh Kinh.

Cứu Cao Hoang, Phế Du Tư Sinh Kinh.

Phế Du, Phong Môn hoặc Phế Du, Thiên Đột Châm Cứu Tụ Anh.

Phế Du, Phong Long Ngọc Long Ca.

Cứu Thiên Đột, Du Phu? đều 7 tráng, Hoa Cái, Nhũ Căn đều 3 tráng, Phong Môn 7 tráng, Phế Du, Thận Du, Chí Dương đều 14 tráng, Liệt Khuyết Loại Kinh Đồ Dực.

8- Cứu Thiên Đột, Phế Du Đan Khê Tâm Pháp.

9- Xích Trạch, Hợp Cốc, Liệt Khuyết Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu.

10- Phế Du, Trung Phu?, Liệt Khuyết, Chiếu Ha?i Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu.

11- Phế Du, Phong Môn, Trung Phu?, Thiên Đột, Đàn Trung, Xích Trạch Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu.

12- Tuyên Phế, gia?i biểu: Châm Phế Du, Liệt Khuyết, Hợp Cốc.

Châm nông theo phép tả

Ý nghĩa: Phế chủ da lông, phần biểu, vì vậy châm nông. Thủ Dương Minh Đ. Trường và Thủ Thái Âm Phế có quan hệ biểu lý với nhau, dùng Liệt Khuyết P.7 huyệt lạc cu?a Phế, Hợp Cốc Đtr.4 huyệt nguyên của Đ.Trường, lại thêm Phế Du Bq.13, 3 huyệt hợp lại để tăng cường Tác dụng tuyên Phế, giải biểu, làm cho Phế khí thông giáng, tà khí không có chỗ để dừng lại, bệnh tự khỏi Châm Cứu Học Giảng Nghĩa.

13- Thân Trụ, Đại Chùy, Phế Du, Thiên Đột, Đàn Trung Châm Cứu Học Giản Biên.

14- Phong Môn, Phong Phu?, Thái Uyên, Liệt Khuyết [đều ta? nếu do phong hàn] , Phong Môn, Phế Du, Ngoại Quan [đều ta? – nếu do phong nhiệt] Châm Cứu Trị Liệu Học.

15- Phế Du, Trung Phủ, Liệt Khuyết, Xích Trạch Trung Quốc Châm Cứu Học.

16- Hoàn Cốt, Thiên Trụ, Phong Trì, Thân Trụ, Đại Trữ, Phong Môn, Phế Du, Cách Du, Đơ?m Du, Khúc Trạch, Hợp Cốc, Thiên Đột Tân Châm Cứu Học.

17- Hợp Cốc, Liệt Khuyết, Khúc Trì, Ngư Tế, Đại Chùy, Xích Trạch, U?y Trung, Gian Sư? Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học.

18- Phế Du, Cách Du, Xích Trạch, Thái Uyên, Ngư Tế Trung Hoa Châm Cứu Học.

19- Đàn Trung, Định Suyễn, Phong Long, Khúc Trì, Túc Tam Lý Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách.

20- Thần Đạo, Chiên Trung, Trung Đình, Vân Môn, Hiệp Bạch, Xích Trạch, Khổng Tối, Liệt Khuyết, Kinh Cừ, Ngư Tế, Thiếu Thương, Thiên Tuyền, Ưng Song, Phong Long, Phế Du, Thiên Khê, Châu Vinh, Bá Lao, Khí Huyệt Châm Cứu Học HongKong.

21- Phế Du, Liệt Khuyết, Hợp Cốc Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học.

22- Tuyên Phế, giải biểu: Phế Du, Trung Quản, Đàn Trung, Liệt Khuyết, Đại Chùy.

Ý nghĩa: Phế Du, Trung Phủ thông lợi Phế Khí, Đàn Trung bổ khí toàn thân, thông kinh khí ở vùng ngực; Liệt Khuyết trừ tà ở phần Biểu; Đại Chùy kích động các kinh Dương, trừ tà khí Châm Cứu Học Việt Nam.

23- Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm: Phương huyệt: Vùng từ Thiên đột XIV.22 đến Cưu vĩ XIV.15.

Cách châm: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, sát trùng vùng da tại chỗ như thường lệ, véo da chung quanh vùng huyệt lên bằng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái, rồi châm nhanh vào huyệt với kim tam lăng bằng tay phải và bóp nặn huyệt được châm bằng cả hai bàn tay cho đến khi chảy máu. Với phương pháp như thế châm các huyệt ở khoảng cách mỗi thốn từ giữa Thiên đột đến Cưu vĩ. Ba ngày làm một lần như vậy. Nếu không có Tác dụng, sau 2 – 3 lần châm, nên suy xét đến liệu pháp khác.

Nhĩ Châm

Phế, Khí quản, Nội tỵ, Nhĩ tiêm, Vị, Tỳ, Tam tiêu. Mỗi lần chọn 2 – 3 huyệt. Chọn huyệt ở cả 2 tai, kích thích mạnh, lưu kim 10 – 20 phút Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học.

Phế, Khí quản, Định suyễn, Thượng thận, Giao cảm, Nhĩ mê căn, Bì chất hạ, Đại trường Bị Cấp Châm Cứu.

Mai Hoa Châm

Gõ vùng Gáy trước và sau, hợp với trước trán, chân tóc trán, mỗi bên 3 – 4 hàng.

Bệnh Án Ho

Trích trong Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư

Trần X, nam, 45 tuổi. Mấy ngày gần đây khí hậu thay đổi đột ngột, không kịp chuẩn bị quần áo nên bị cảm phong hàn, có triệu chứng sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, sốt. Sáng hôm qua khi ngủ dậy thấy ho và ngứa cổ, khạc ra nhiều đờm trắng, ngực hơi khó chịu, hơi thở gấp, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt, mạch Phù Khẩn hơi Sác.

Dùng Tử uyển, Kinh giới, Bối mẫu, Tang diệp, Trần bì, Tiền hồ đều 12g, Hạnh nhân 16g, Cát cánh, Cam thảo sống đều 6g. Sắc uống. Sau khi uống một thang, mồ hôi hơi ra, đầu đỡ đau, bớt sợ lạnh, ho giảm một nửa. Uống tiếp hai thang nữa thì bệnh khỏi.

Khương X, nam, thanh niên. Ho đã lâu không khỏi, trong đờm có lẫn máu, lúc có lúc không, kém ăn, mỏi mệt, hơi thở ngắn, mạch Tế Hoạt, đầu lưỡi đỏ, ít rêu. Cho dùng Bắc sa sâm, Mạch môn, Bách bộ, Bạch truật, Phục linh, Tỳ bà diệp đều 12g, Hải cáp xác 20g, Cát cánh 8g, Ngũ vị tử 2g, Cam thảo chích 4g.

Bệnh Án Ho Do Viêm Phế Quản

Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng

Trư­ơng XX, nữ, 37 tuổi. Đến khám ngày 27-12-1979. Một tháng trước bệnh nhân gặp mư­a, bị lạnh mà phát bệnh. Lúc đầu ớn lạnh phát sốt, ngứa cổ, ho. Tây y chẩn đoán là viêm phế quản cấp. Đã dùng Penicillin, Streptomycin, Gentamycin, Phenergan, Codein, nhưng vẫn ho nhiều rũ r­ợi, ho gập người vãi đái. Đêm nằm không chợp mắt, lo lắng, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Phù Khẩn. Cho uống “Tiểu Thanh Long Gia Thạch Cao Thang” Ma hoàng 20g, Quế chi 20g, Bạch thược 20g, Can khương 20g, Tế tân 20g, Ngũ vị tử 20g, Đại táo 20g, Cam thảo 20g, Bán hạ 30g, Thạch cao sống 120g, uống hết 2 thang thì khỏi.

Bệnh Án Ho Do Viêm Phế Quản

Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm

Bệnh nhân Cao, nữ, 37 tuổi, nhân viên. Nhập điều trị ngoại trú ngày 18/ 03/1979.

Nhức đầu, sốt nhẹ, ho khan và chảy nước mũi trong đã 5 ngày. Đã trị bằng thuốc Trung y và Tây y. Sau đó các Triệu chứng nhức đầu, sổ mũi và sốt nhẹ đã giảm, nhưng ho trở nên ngày càng trầm trọng hơn. X quang ngực và công thức máu đều bình thường.

Chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính.

Đặt bệnh nhân ngồi tựa lưng, hai tay buông xuống, châm Thân trụ sâu 0.8 – 1,2 thốn bằng cách nâng lên, đẩy xuống và cọ kim trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó giác khoảng 10 phút.

Hôm sau, ho đã giảm bớt. Châm như cũ.

Ngày 20/03, khám lần thứ ba thấy ho đã trở nên tốt hơn, bệnh nhân đã ngủ ngon về đêm và không có ho vào buổi sáng.

Lần điều trị thứ ba châm như trên.

Ngày 21/03 khám lần thứ tư thấy bệnh nhân chỉ có ho từng lúc. Lần điều trị cuối cùng được thực hiện như trên và bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Bệnh Án Ho Do Viêm Phế Quản Mạn

Trích trong Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm

Lý, nữ, 45 tuổi, nội trợ, nhập điều trị ngoại trú ngày 21/11/ 1968.

Bệnh nhân than phiền đã ho đêm khoảng 5 năm. Tại bệnh viện cô ta đã được chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính. Khoảng 6 ngày trước lần khám đầu tiên, cô ta ho có đờm nhầy và khó thở, ngực đầy, sáng sớm và chiều tối bệnh nặng hơn.

Khám nghiệm: thân nhiệt 36oC: áp huyệt 110/75mmhg. Nghe tim và phổi nghe thấy bình thường. X quang ngực thấy gia tăng các điểm đặc trưng của phổi, rêu lưới trắng và dày, mạch Phục Tế.

Chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính.

Điều trị: Cứu hai huyệt Phế du khoảng 60 phút theophương pháp trình bày ở trên. Châm Nội quan ngày một lần hoặc hai ngày một lần. Sau những lần đó bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn. Các triệu chứng ho, đầy tức ngực và khó thở giảm bớt nhiều sau 5 lần điều trị, biến mất hoàn toàn sau 7 lần điều trị. 9 năm sau không thấy tái phát.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.