CƠN ĐAU QUẶN THẬN

Thận Giảo Thống

Là hiện tượng do sỏi nhỏ đang đi xuống trong niệu quản, làm cho Thận và niệu quản co thắt gây nên. Đa số phát ở một bên, nam giới bị nhiều hơn nữ.

Đông y quy bệnh này vào chứng Thạch Lâm, Thận Kết Thạch, Du Niệu Quản Kết Thạch.

Triệu Chứng

Đột nhiên đau quặn bụng dưới dữ dội, đau như cắt, đau lan ra sau lưng và lan xuống mé trong đùi, đường tiểu đau, tức, muốn tiểu không tiểu được, mặt tái, ra mồ hôi, muốn nôn hoặc nôn mửa, có thể ngất.

Tùy vị trí và tính chất của sỏi mà biểu hiện cơn đau khác nhau:Đau do sỏi bể thận: Nếu sỏi nằm trong nhu mô thận, ít gây đau. Sỏi nằm trong bể thận hoặc đài thận gây ứ nước tiểu ở bể thận, đài thận hoặc gây viêm nhiễm thứ phát hoặc đau âm ỉ vùng một bên hông hoặc cả hai bên. Có khi kèm đái ra máu hoặc nước tiểu sẫm mầu.Đau do sỏi niệu quản: đau từng cơn dữ dội khi sỏi di chuyển, có khi làm cho bệnh nhân đứng ngồi không yên, đau vã mồ hôi. Tính chất đau như xé, như dao đâm, lan xuống bàng quang, vùng bẹn. Thường kèm tiểu ra máu.Đau do sỏi bàng quang thường ở vị trí bụng dưới kèm tiểu gắt, tiểu buốt, có khi đang tiểu bị tắc, thay đổi vị trí lại tiểu được.Sỏi niệu đạo thường gây bí tiểu, tiểu buốt ra đầu dương vật, đau như xé, làm bệnh nhân phải kêu la.Trong viêm bể thận, lao thận nặng, thường đau vùng hông một hoặc hai bên. Tính chất đau ê ẩm kèm sốt nhẹ hoặc trung bình. Thường có hội chứng nước tiểu.Trong ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận, cơn đau kéo dài kèm cảm giác nặng vùng hông bên đau. Trong ứ mủ còn kèm dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Nguyên Nhân:

Do sỏi ở bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Viêm thận, bể thận, bàng quang, áp xe thận, lao thận, u thận.

Ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận.

Do bàng quang và tiểu trường bị thấp nhiệt uất kết lâu ngày thành sỏi, làm rối loạn chức năng khí hóa, tiểu không thông gây nên cơn bụng dữ dội, xuyên ra sau lưng.

Điều Trị: Thanh lợi thấp nhiệt, tuyên khí, trấn thống.

Lý Khí Hoạt Huyết Thang Giang Tây Trung Y Dược 1986 1: 18: Bạch thược, Chỉ xác đều 30g, Cam thảo 10g, Trầm hương 5g, Ô dược, Đương quy vĩ đều 12g, Xuyên ngưu tất, Vương bất lưu hành đều 15g, Hoàng kỳ 20g. Sắc uống nóng.

Tác dụng: Ôn thông khí cơ, hành khí, đạo trệ. Trị cơn đau quặn thận.

Gia giảm: Hàn trệ kinh lạc thêm Ngô thù, Hồi hương, Tế tân, Hương phụ. Tiểu ra máu nhiều thêm Mao căn, Tiểu kế. Do thấp nhiệt nhiều thêm Sinh địa, Chi tử, Mộc thông, Xa tiền tử. Đau nhiều không bớt thêm Nhũ hương, Một dược.

Tham Khảo: Tác giả Vương Bình đã dùng bài này trị 20 ca đau quặn thận, đa số được kiểm tra thấy có sỏi ở đường tiểu, bàng quang, Thận. Kết quả hết đau 15 ca, đau giảm 3 ca, không hiệu quả 2 ca, đạt tỉ lệ 90%. Đa số chỉ uống 1-2 thang là khỏi.

Sâm Phụ Thang Gia Vị Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1992 2: 57: Đảng sâm, Phục linh đều 30g, Phụ phiến 15g, Sinh khương 6g, Chế nhũ hương 12g, Chế Một dược 10g. Sắc uống ngày một thang. Thường uống 1 – 4 thang là khỏi. Muốn tống sỏi ra, phải gia giảm thêm những vị khác cho hợp.

Tác dụng: Ích khí ôn dương, hoạt huyết, chỉ thống. Trị thận đau quặn do sỏi.

Tham khảo: Đã dùng bài này trị 30 ca. trong đó 14 ca sỏi trong Thận, 13 ca sỏi đường tiểu, 3 ca sỏi bàng quang. Kết quả: sau khi uống thuốc 1-3 ngày, cơn đau quặn khỏi hẳn 28 ca, giảm bớt 1 ca, không khỏi 1 ca.

Chân Vũ Thang Gia Giảm Trung Y Tạp Chí 1989 11: 27: Phụ tử chế 9-10g, Quất hạch, Lệ chi hạch đều 10g, Đại hoàng 6-9g, Bạch thược sao, Phục linh đều 30g; Chích cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.

Tác dụng: Ôn dương tán hàn, giải kính, chỉ thống. Trị cơn đau quặn thận do sỏi.

Tham khảo: Bài thuốc này dùng trị 24 ca. Trừ 2 ca phải dùng thêm thuốc ngoài, còn lại đều hết đau. Thuốc uống ít nhất là 1 thang, nhiều nhất là 6 thang. Đa số uống 2-3 thang. Sau khi uống thuốc, kiểm tra lại bằng X quang thấy sỏi đã tiêu mất. Như trường hợp một người đàn ông bị sỏi đường tiểu gây nên cơn đau quặn thận, đã dùng thuốc tây loại 654 – 2 kèm thuốc lợi tiểu, nhưng không bớt. Chuyển sang uống 3 thang thuốc trên, hết đau, sau đó tiểu ra 2 cục sỏi to bằng hạt đậu xanh.

Bổ Trung Ích Khí Thang Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1988 6: 243: Đảng sâm 15g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 18g, Đương quy, Tiểu hồi, Xuyên luyện tử đều 10g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Trầm hương, Chích thảo đều 5g, Lộc giác sương 30g, Sinh khương 3 lát, Hồng táo 5 trái. Sắc uống.

Tác dụng: Bổ trung ích khí, hành khí tán kết, hoãn cấp chỉ thống. Trị cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi đường tiểu.

Tham khảo: Bài này được dùng trị 72 ca, được X quang hoặc siêu âm chẩn đoán là sỏi thận hoặc sỏi đường tiểu. Kết quả: Toàn bộ đều hết đau. Sau khi uống 1 ngày đỡ đau 12 ca, 2 ngày 28 ca, 3 ngày 28 ca, còn lại là 5 ngày. Sau khi hết đau, chụp X quang kiểm tra lại có 18 ca sỏi đã chuyển xuống dưới, 6 ca hết hẳn sỏi.

Ma Phụ Tế Tân Thang Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1988 6 247: Ma hoàng, Tế tân đều 6g, Phụ tử 15g. Nấu lửa to, không nấu lâu, vớt bỏ bọt nổi bên trên, uống ấm. Nếu chưa bớt, nửa giờ sau lại uống một lần nữa.

Tác dụng: Ôn dương, tán hàn, hoãn cấp, chỉ thống. Trị cơn đau quặn thận do sỏi đường tiểu.

Tham khảo: Bài thuốc này dùng trị 12 ca đều khỏi hẳn. Trong đó, phát cơn đau trong khoảng 1-2 giờ có 5 ca, 2 giờ trơ lên có 7 ca. cả 12 ca sau khi uống thuốc 1 giờ sau đều hết đau.

Châm Cứu

Châm Bàng quang du, Trung cực để điều hòa khí cơ của Bàng quang, Thận du kết hợp với Âm cốc để điều hòa khí cơ của Thận. Khí cơ của Thận và Bàng quang hết rối loạn, tiểu tiện sẽ thông, thấp nhiệt ở Bàng quang sẽ bị trừ hết Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu.

Châm huyệt Tinh Linh huyệt Ngoài kinh, tại mu bàn tay, chỗ giáp của ngón tay thư 4 và 5 đo xuống 0,5 thốn, chỗ lõm phía trụ gân cơ duỗi ngón tay thứ 5, châm sâu 0,3-0,5 thốn, khi đắc khí vê kim cho cảm giác chuyển ra đầu ngón tay, kích thích vừa. Nếu cơn đau chưa giảm, lưu kim 10 phút, thỉnh thoảng kích thích mạnh.

Tác dụng: Thông kinh, chỉ thống. Trị cơn đau quặn Thận do sỏi đường tiểu hoặc không rõ nguyên nhân.

Tham Khảo: Dùng phương pháp này trị 53 ca, trong đó sỏi đường tiểu 49 ca. Tất cả đều được Xquang hoặc xét nghiệm nước tiểu, đã dùng thuốc Tây nhưng không bớt hoặc tái phát. Chỉ châm huyệt Tinh linh. Kết quả: châm sâu 0,3-0,5 thốn, hết cơn đau 22 ca. có 4 ca sau khi châm 10 phút mới hết đau. So với dùng dược phải 1-2 ngày mới giảm đau. Trong đó có 3 ca thường ngày hay bị tái phát cơn đau, khi dùng châm, cơn đau hết hẳn. Tác dụng giảm đau đạt 100% Trung Y Tạp Chí 1988 10: 53.

Y Án Cơn Đau Quặn Thận

Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng

Vương X, 20 tuổi, công nhân. Một hôm tự nhiên đau bụng dưới lan đến bìu dái, bìu dái săn lại. Tiếp theo là cơ thể lạnh, mạch Trầm, Phục, hơi thở yếu như muốn đứt hơi, mắt nhắm, miệng ngậm chặt, bàn tay nắm lại, bất tỉnh. Dựa vào bệnh chứng và khám, chẩn đoán là cơn đau quặn thận. Đông y coi dịch hoàn là ngoại thận. Nan thứ 19 Nan Kinh bàn về cơ chế sinh bệnh, viết: Các chứng hàn thụ đều thuộc về thận. Vậy bệnh là ở thận, do hàn gây nên. Liền cấp cứu ngay bằng bài Đao Bích Hùng Kê Bắt 1 con gà trống còn sống, lấy dao mổ banh ra làm đôi, không bỏ lòng ruột. Lập tức úp ngay vào rốn bệnh nhân. Một lúc sau người bệnh tỉnh lại. Sau đó, cho dùng bài Lý Trung Thang gia vị Thục phụ phiến, Nhục quế, Hồng sâm đều 3g, bạch truật, Cam thảo, Can khương đều 6g để ôn Thận, tán hàn. Uống 2 thang, khỏi bệnh.

Bài trướcCơn Đau Thắt Ngực – Thiếu Máu Cơ Tim | Đông Y
Bài tiếp theoCổ Trướng | Đông Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.