CÁC HUYỆT CHỮA VIÊM MŨI
(TỴ UYÊN PHƯƠNG )
1. Xuất xứ:
Sách «Thẩn cứu kinh luân».
2. Nhóm huyệt :
Thượng tinh, Khúc sai, Phong môn, Hợp cốc.
3. Cách dùng:
Trước châm Thượng tinh. Khúc sai rồi châm Phong môn, Hợp cốc, dùng phép tả, lưu kim 20 phút, phát sô’t, tả nặn Hợp cô’c cho ra máu.
4. Công dụng:
Sơ phong thanh nhiệt, Tuyên Phế khai khiếu.
5. Chủ trị:
Ô hàn phát sô’t, đau đầu nghẹt mũi sổ mũi nhiều màu vàng, ho hắn đơm nhiều, châ’t lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng, mạch phù sác.
6. Giải thích :
Đây là xử phương điều trị Tỵ uyên (viêm mũi). Phế khai khiếu ở mũi. Sự phát sinh bệnh Tỵ uyên, thường do Phế kinh thọ tà, Phế khí không tuyên thông dẫn đến. Bởi phong hàn phạm Phế, ấp ủ mà hóa nhiệt, Phế khí mâ’t tuyên thông rồi dẫn đến nghẹt mũi; Phong hàn nhập lý hóa nhiệt, â’p ủ âm tân thành trọc dịch, nghẽn ở tỵ khiếu mà thành Tỵ uyên. Trong phương Thượng tinh là Du huyệt của Đốc mạch, lại gọi là Danh đường, người xưa gọi mũi là Danh đường, nói rõ Thượng tinh có quan hệ với mũi, có thể điều trị bệnh lật vùng mũi. Nó ở trên mũi, vào trong mí tóc một thôn chỗ hõm xuông, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, thông lợi tỵ khiếu. Phong môn, Khúc sai của Túc Thái-dương kinh Bàng quang có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải biểu tán hàn. Dùng chung với Hợp cốc của Thủ Dương- minh kinh Đại trường, cùng đạt công hiệu sơ phong thanh nhiệt, tuyên Phế khai khiếu. Bôn huyệt hợp dùng là cách chọn huyệt kết hợp xa với cục bộ, để thông kinh giải biểu tán hàn, tuyên Phế khí, lợi tỵ khiếu.
7. Gia giảm:
Đau đầu gia Đầu duy, Thần đình. Đê thông kinh giảm đau; nghẹt mũi gia Ân đường, Nghênh hương, hóa trọc khai khiếu, khứu giác rốì loạn gia Thiên trụ. Thông lợi tỵ khiếu, có sô’t gia Đại chùy, Khúc trì, để thanh nhiệt giải biểu.