- Tinh hoàn
Người trưởng thành có 2 tinh hoàn, nằm trong bìu, thể tích đo được từ 15-20 ml, tinh hoàn có chiều dài khoảng 4.5-5cm, rộng 2.5 cm.
Tinh hoàn được nuôi dưỡng bởi các động mạch tinh trong, động mạch ống dãn tinh, động mạch tinh ngoài hoặc động mạch bìu. Bình thường lOOg nhu mô tinh hoàn nhận 9ml máu/phút. Các động mạch đến tinh hoàn chia thành những nhánh li tâm xuyên vào nhu mô rồi phân nhánh đôi vào giữa các ống sinh tinh tạo thành mao mạch quanh ống, các mao mạch trong tổ chức kẽ được gọi là mạch máu trên ống sinh tinh. Tĩnh mạch đi kèm động mạch, giữa chúng là một vách ngăn mỏng tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi nhiệt và các phân tử nhỏ [59],[60],[88]. Bạch huyết tạo nên và nằm trong khoảng giữa các ống sinh tinh. Tinh hoàn không có thần kinh nội tạng, nhưng lại nhận thần kinh tự động từ mạc treo tràng giữa và thận đi theo động mạch tinh tới tinh hoàn. Tinh hoàn được bao bọc một bao gồm ba lớp, từ ngoài vào trong là lớp tạng, lớp bao trắng, lớp trong cùng là bao mạch. Trong lóp bao trắng tế bào cơ trơn và tổ chức collagen chiếm ưu thế, sự phân nhánh của tế bào cơ trơn tạo nên co bóp của tinh hoàn. Tinh hoàn được phân thành từng ngăn riêng rẽ, trong từng ngăn là ống sinh tinh chúng gồm có các tế bào dòng tinh. Giữa các ngăn là tổ chức kẽ gồm tế bào Leydig, dưỡng bào và đại thực bào, thần kinh, mạch máu và lympho [34]
Ống sinh tinh gồm các tế bào mầm và tế bào nâng đỡ. Lòng ống sinh tinh có rất nhiều tế bào Sertoli, các tế bào này cùng tế bào cơ liên kết với nhau kiểu cầu tế bào (desmosome) tạo nên hàng rào máu – tinh hoàn (the blood-testis-barriers) phân chia biểu mô ống sinh tinh thành ngăn cơ bản và ngăn sát lòng ống. Các thành phần trong tinh hoàn có mối liên kết mật thiết với nhau, giữa tế bào Leydig và tế bào Sertoli, giữa tế bào Sertoli với tế bào quanh ống và tế bào mầm. Sự liên kết vật lý giữa tế bào Sertoli và tế bào mầm có thể đóng vai trò trong thúc đẩy tế bào dòng tinh đi lên theo hướng lòng ống sinh tinh.
- Mào tinh
Ở đàn ông trưởng thành ống mào tinh dài khoảng 3-4 m, toàn bộ chiều dài cuộn tròn trong dưới vỏ bao của tổ chức liên kết và được chia thành vùng đầu, vùng giữa và đuôi mào tinh. Đoạn đầu gồm 12 ống tinh đi ra, hợp lại thành ống mào tinh.
Đầu và thân mào tinh nhận máu từ động mạch tinh, vùng đuôi được cấp máu từ động mạch ống dẫn tinh, các nhánh này nối với động mạch đầu mào tinh.
Biểu mô thành ống được lót bởi 2 loại tế bào, đó là tế bào chính và tế bào đáy. Tế bào chính có hai chức năng hấp thu và chế tiết. Tinh trùng vận chuyển qua ống mào tinh mất 10 đến 20 ngày, phụ thuộc vào tốc độ sản xuất tinh trùng và tuổi.
- Ống dẫn tinh
Ông dẫn tinh có nguồn gốc bào thai từ trung thận (mesonephris). Trên người trưởng thành, ống dẫn tinh dài khoảng 30-35 cm, đường kính ngoài l,5-2mm, lòng ống 0,3-0,5mm, bắt đầu từ đuôi mào tinh kết thúc bởi ống phóng tinh sát tiền liệt tuyến. Đỗ Xuân Hợp. Lich.R.Jr. .(1978), chia ống dãn tinh thành 5 đoạn:
- Đoạn trong bao trắng của mào tinh
- Đoạn trong bìu
- Đoạn trong ống bẹn
- Đoạn sau phúc mạc hoặc phần chậu
- Đoạn bóng.
Ống dẫn tinh nhận máu từ động mạch tinh dưới. Thần kinh, gồm hệ giao cảm và phó giao cảm, sợi giao cảm xuất phát từ các sợi của thần kinh hạ vị, theo đường thần kinh trước xương cùng đi vào nằm trong cả 3 lớp vỏ áo của ống dẫn tinh, cắt ngang ống dẫn tinh, lớp ngoài cùng là mô liên kết có nhiều mạch máu và sợi thần kinh nhỏ. Lớp giữa là cơ, cơ vòng ở giữa, trong và ngoài là cơ dọc. Lớp trong cùng là biểu mô giả tầng, chiều cao biểu mô giảm dần theo độ dài của ống, các nếp niêm mạc càng về phần bàng quang càng phức tạp. Sự phức tạp của các lớp cơ, thần kinh đặc biệt giàu adronegic, sự khác nhau của tế bào biểu mô và đặc tính cấu trúc thay đổi từ đầu gần tới đầu xa nói lên rằng ống dẫn tinh không đơn thuần chỉ là ống nhỏ vận chuyển thụ động tinh trùng từ mào tinh tới túi tinh.