Các u vỏ thượng thận
Điển hình là u vỏ thượng thận Alpert-Gallais. Bệnh nhân thường là nữ, u ở vùng lưới của vỏ thượng thận, gây cường nam tính. Bệnh nhân mất kinh, hệ thống râu lông gần giống nam giới, giọng nói trầm, cơ bắp phát triển. Lúc khám thấy vú kém phát triển, nhưng âm vật lớn hơn bình thường, siêu âm và chụp cắt lớp cho thấy một bên tuyến thượng thận to, đẩy thận xuống thấp. Xét nghiệm sinh hóa: 17-hydroxy corticosteroid và 17-cetosteroid đều tăng. Phẫu thuật cắt bỏ u có thể khỏi bệnh. Cần chú ý theo dõi kết quả giải phẫu bệnh lý và kết quả lâu dài của bệnh nhân, đề phòng khả năng u ác tính.
Các u Cushing do cường cortisol cũng có thể có hiện tượng cường nam tính, đặc biệt trong trường hợp ung thư vỏ tuyến thượng thận.
Thiếu hụt các enzym thượng thận
Danh từ tăng sản bẩm sinh tuyến thượng thận được dùng để dành cho các bệnh có nguyên nhân thiếu hụt các enzym để tổng hợp cortisol từ cholesterol. Có 5 enzym cần thiết cho việc tổng hợp cortisol, và sự thiếu hụt các enzym là do khuyết tật di truyền autosom lép. Kết quả của các khuyết tật này là cortisol không còn làm nhiệm vụ cơ chế ngược âm đối với ACTH ở tuyến yên và CRH ở hạ đồi. Do vậy ACTH tiếp tục tăng tiết gây tăng sản tuyến thượng thận. Hậu quả là suy tuyến thượng thận, kèm theo rối loạn trong biệt hóa gới tính ở trẻ nữ. Trẻ sơ sinh bị suy thượng thận kèm theo lưỡng tính giả nữ, vì ACTH gây tăng tiết androgen, gây cường nam tính.
Bệnh lý có thể hay gặp nhất là thiếu hụt 21-hydroxylase, gây tăng sản bẩm sinh tuyến thượng thận trên 90% trường hợp.
Hoạt tính của 21-hydroxylase dựa vào cytochrom P450c21 đảm bảo giai đoạn thứ 3 tổng hợp cortisol trong vùng bó và lưới của vỏ thượng thận và tổng hợp aldosteron ở vùng cầu của vỏ thượng thận. Thiếu hụt 21-hydroxylase sẽ gây suy tuyến thượng thận. Có thể kèm theo tình trạng mất muối và cường nam tính. Vì không tổng hợp được cortisol, nên ACTH tăng tiết và tổng hợp nhiều hormon tiền thân của cortisol, để sản xuất ra nhiều androgen. Aldosteron cũng thiếu hụt gây mất muối, làm tăng hoạt tính của renin trong huyết tương.
Có thể phân loại bệnh lý thiếu hụt 21 -hydroxylase làm hai thể: thể nặng và thể nhẹ.
- Thể nặng của thiếu hụt 21-hydroxylase, chiếm 1/15000 trẻ sơsinh, vì A4-androstenedion được tổng hợp nhiều và được chuyển thành testosteron và dihydrotestosteron nên cường nam tính xảy ra ngay trong thai kỳ. Lúc sinh có hiện tượng lưỡng tính giả nữ, vì vẫn có tử cung và vòi trứng. Thiếu hụt cortisol, gây hạ đường huyết và truy tim mạch.
- Thể nhẹ có thể gặp 1/1000 trẻ sơ sinh. Lúc sinh, cơ quan sinhdục có thể bình thường, nhưng đến lúc dậy thì, bắt đầu rối loạn như thấy dậy thì sớm, thấy kinh sớm, cường nam tính, kinh nguyệt không đều, vô sinh.
Chẩn đoán dựa vào định lượng 17-hydroxyprogesteron. Gen mã hóa cytochrom P450c21 nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 6 có liên quan đến hệ HLA.
Ngoài bệnh lý thiếu hụt P450c21 hydroxylase còn có thể gặp thiếu hụt P450c 11 hydroxylase, hiếm gặp hơn chiếm ] T00.000 trẻ sơ sinh. Vì không tổng hợp được cortisol, ACTH tăng tiết gây sản xuất quá mức 11 -deoxycorticosteron và 11 deoxycortisol và androgen. Bệnh nhân tăng huyết áp và có hiện tượng cường nam tính. Gen nằm trên nhiễm sắc thể 8.
Các thể khác trong bệnh lý tăng sản bẩm sinh rất ít gặp như:
- 3 beta hydroxysteroid dehydrogenase
- Thiếu hụt P450c 17
- Thiếu hụt StAR (steroidogenic acute regulatory protein) menđể chuyển cholesterol vào vi ti lạp thể để tổng hợp testosteron.