Phẫu thuật trong điều trị vô sinh nam nhằm mục đích làm gia tăng quá trình sản xuất tinh trùng cũng như gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh với trứng. Khi xác định có be tắc, phẫu thuật có thể giúp tái lập lưu thông đường đi của tinh trùng. Một số phẫu thuật khác như phục hồi tĩnh mạch tinh giãn giúp cải thiện quá trình sản sinh tinh trùng. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn về điều trị cụ thể. Trong đó một số phẫu thuật còn giúp chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tiếp theo nếu tìm thấy nguyên nhân sau phẫu thuật.

Phẫu thuật trong vô sinh nam có thể phân làm 2 nhóm:

  • Nhóm phẫu thuật phục vụ cho chẩn đoán.
  • Nhóm phẫu thuật phục vụ cho điều trị.

Nhóm phẫu thuật phục vụ cho chẩn đoán.

  • Chụp ống dẫn tinh:

Chụp ống dẫn tinh là một kĩ thuật dùng tia X để đánh giá sự thông thương của hệthống ống dẫn tinh. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân vô tình (không có tinh trùng trong tinh dịch). Kĩ thuật này được tiến hành trong phòng mổ và thường được kết hợp với kĩ thuật vi phẫu phục hồi nếu xác định được chỗ bế tắc. Tuynhiên kĩ thuật này hiện nay ít được áp dụng do tính xâm lấn và hiệu quả chẩn đoán khôngcao.

Phương pháp chụp ống dẫn tinh
Phương pháp chụp ống dẫn tinh
  • Sinh thiết tinh hoàn:

Xem lại thảo luận ở mục “khảo sát khả năng sinh sản” trong phan “sinh thiết tinh hoàn”.

Nhóm phẫu thuật phục vụ cho điều trị.

  • Phục hồi hệ thống tĩnh mạch tinh giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân phổ biến làm giảm chất lượng tinh trùng. Có khoảng 15% nam giới trong dân số chung có giãn tĩnh mạch thừng tinh, tỉ lệ này là 35-40% trong dân số vô sinh nam nguyên phát và 69-81% vô sinh nam thứ phát bị bệnh này. Đây là nguyên nhân vô sinh ở nam giới có thể điều trị được bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật tái tạo hệ thống tĩnh mạch giãn được khuyên nên tiến hành trên những bệnh nhân vô sinh nam mà có bất thường về tinh dịch đồ nhưng không thể lý giải được bởi các nguyên nhân khác. Thêm vào đó, sự xuất hiện của đau tức bìu và teo tinh hoàn trong giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng là các chỉ định cho phẫu thuật. Biến chứng sau phẫu thuật rất hiếm và tỉ lệ thành công của phẫu thuật trong việc nâng chất lượng tinh dịch lên được báo cáo là từ 51% đến 78%. Tỉ lệ có thai trung bình sau phẫu thuật phục hồi tĩnh mạch tinh giãn là từ 24% đến 53%.

Nối ống dẫn tinh với mào tinh
Nối ống dẫn tinh với mào tinh
  • Nối ống dẫn tinh với ống dẫn tinh

Trong những năm gần đây, các kĩ thuật vi phẫu tỏ ra có hiệu quả trong việc phục hồi sự thông thương của ống dẫn tinh sau triệt sản. Đây là một phẫu thuật nhanh, thường ngắn hơn 2 giờ. Việc phẫu thuật phục hồi sự thông thương khi ống dẫn tinh bị tắc nghẽn như trong trường hợp nhiễm trùng cũng tỏ ra hiệu quả trong việc duy trì khả năng sinh sản.

TƯƠNG QUAN GIỮA KHẢ NĂNG CÓ THAI VÀ THỜI GIAN TỪ LÚC TRIỆT SẢN CHO ĐẾN KHI NỐI ỐNG DẪN TINH
Thời gian triệt sản Tỉ lệ thông thương Tỉ lệ có thai
< 3 năm 97% 76%
3-8 năm 88% 53%
9-14 năm 79% 44%
> 15 năm 71% 30%

Bệnh nhân được nối ống dẫn tinh phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được cho thuốc giảm đau và kháng sinh. Sau vài ngày bệnh nhân có thể đi làm lại bình thường. Bệnh nhân được khuyên nên mặc thêm quần lót giúp nâng bìu và kiêng không xuất tinh hay làm việc nặng trong thời gian 2 tuần. Chăm sóc hậu phẫu bao gồm theo dõi sự lành vết mổ, sau 6-8 tuần và hàng tháng bệnh nhân cần làm tinh dịch đồ để khảo sát sự cải thiện về mật độ và độ di động của tinh trùng. Tỉ lệ có thai sau phẫu thuật nối ống dẫn tinh do triệt sản phụ thuộc vào: thời gian triệt sản, chất lượng dịch tiết ra từ ống dẫn tinh vào thời điểm tiến hành phẫu thuật, và các yếu tố khác từ vợ. Tùy vào thời gian triệt sản mà tỉ lệ có thai có thể đạt đến 76%.

  • Nối ống dẫn tinh với mào tinh

Kĩ thuật nối ống dẫn tinh mào tinh (tạo ra sự lưu thông mới giữa ống dẫn tinh và mào tinh) có nét giống với kĩ thuật nối ống dẫn tinh với ống dẫn tinh. Phẫu thuật này thường tiến hành phổ biến khi không thấy dịch tiết hay chất lượng dịch tiết kém tại thời điểm cắt nối ống dẫn tinh sau triệt sản. Do kĩ thuật này có độ khó cao nên tỉ lệ có thai của phương pháp này thấp hơn so với kĩ thuật nối ống dẫn tinh thông thường. Tuy nhiên, tỉ lệ có thai sau phẫu thuật này cũng đạt khoảng 30%. Theo dõi sau phẫu thuật cũng tương tự như nối ống dẫn tinh.

❖ Vi phẫu thuật trích tinh trùng từ mào tinh (MESA)

Phẫu thuật trong tắc nghẽn ống phóng tinh.Khi tinh trùng không thể xuất ra ngoài do tắc nghẽn đường đi mà không thể phục hồi được, thì tinh trùng sẽ được trích ra trực tiếp từ mào tinh bằng kĩ thuật vi phẫu. Đối với trường hợp bất sản ống dẫn tinh 2 bên hay bất sản túi tinh, nối ống dẫn tinh thất bại hay nối ống dẫn tinh với mào tinh thất bại thì có thể áp dụng kĩ thuật này. Được tiến hành ở bệnh viện, MESA có thể cung cấp tinh trùng cho qui trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tinh trùng trích ra từ mào tinh thường chưa hoàn thiện khả năng di động, do đó, khả năng di chuyển và thụ tinh trong cơ quan sinh sản nữ là không tốt mà cần nhờ các kĩ thuật tiên tiến hơn đó là cho trứng và tinh trùng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nếu MESA được tiến hành với sự phối hợp của IVF thì nên tiến hành xung quanh thời điểm chọc hút trứng của người vợ. Tinh trùng từ mào tinh cũng có thể được đưa trực tiếp vào trứng qua kĩ thuật ICSI.

Nếu tắc nghẽn ống phóng tinh được chẩn đoán xác định, thì có thể điều trị bằng một phẫu thuật kéo dài 30 phút. Phương pháp này tiếp cận theo đường niệu đạo, là con đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra đau dương vật và dẫn tinh dịch từ tiền liệt tuyến ra ngoài vào thời điểm xuất tinh khi giao hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tắc nghẽn ống phóng tinh thường có tắc nghẽn mào tinh do hậu quả của gia tăng áp lực trong một thời gian dài. Do đó, thường cần phải làm thêm phẫu thuật nối ống dẫn tinh mào tinh.

Bài trướcKhám và xét nghiệm để chẩn đoán vô sinh nam giới
Bài tiếp theoCác phương pháp điều trị nội khoa với vô sinh nam

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.