ĐẠI CƯƠNG

  1. Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction-E-D-) là cụm từ được Hội Nam học thế giới dùng để thay thế cho các từ bất lực, liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới… từ năm 1997.

Rối loạn cương dương là một tình trạng bệnh lý được biểu hiện dưới dạng :

  • Không có ham muốn tình dục nên dương vật không cương cứng để tiến hành giao hợp.
  • Có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ độ cương cứng để đưa được vào âm đạo tiến hành giao hợp.
  • Dương vật cương cứng không đúng lúc. Khi định tiến hành cuộc giao hợp thì dương vật không thể cương cứng lên được. Nhưng trong những hoàn cảnh tự nhiên hoàn toàn không bị kích thích về tình dục như đang đi trên đường, đang ngồi họp, nửa đêm chợt tỉnh dậy… thì dương vật lại cương rất cứng.
  • Dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn. Có thể đưa được vào âm đạo nhưng sau đó mềm dần và xỉu hẳn trong âm đạo: Cuộc giao hợp hoàn toàn không thực hiện được trọn vẹn (1).
  1. Rối loạn cương dương là một bệnh mang tính xã hội. Bệnh tuy không gây tử vong, cũng như không cần phải xử trí cấpcứu, nhưng đã dần dần ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần con người. Trong tâm tư sâu thẳm của người bệnh luôn luôn bị ám ảnh một mặc cảm bất lực của một phế nhân rất nặng nề. Trạng thái mất cân bằng này sinh ra chán nản trong công tác, trong các sinh hoạt giao tiếp đời thường, trầm cảm trong suy tư ; và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh khác về thần kinh, tâm thần như suy nhược thần kinh, trạng thái sầu uất thậm chí cả trạng thái tâm thần phân lập.

Nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Điểm lại 424 bệnh nhân đã được điều trị tại khoa Tiết niệu bệnh viện Việt Đức Hà Nội là 424 hoàn cảnh bi kịch khác nhau. Nhiều cặp vợ chồng đã sống ly thân hoặc ly hôn. Có những cặp vợ chồng đã cố gắng gượng chung sống thì hàng loạt các bi kịch khác lại xảy ra (3).

  1. Tại Việt Nam số bệnh nhân đến bệnh viện để chữa bệnh này ngày càng nhiều. Đó là chưa kể số bệnh nhân chưa biết tìm đến cơ sở nào để chữa bệnh. Điều đó cũng thật dễ hiểu. Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều năm trong các cuộc chiến tranh vệ quốc; rồi những năm dài vất vả xây dựng để khắc phục những hậu quả chiến tranh ; vấn đề nhiễm chất độc màu da cam… Sự căng thẳng liên tục về tinh thần, sự suy mòn về thể lực… là những nguyên nhân góp phần sinh bệnh.

Nhưng tập tục phương Đồng của Việt Nam lại rất khắt khe về quan niệm đạo đức. Dư luận xã hội chưa rộng lượng thông cảm với nhóm bệnh nhân này. Cho nên bệnh nhân thường giấu tất cả những người thân ; có khi cả với thầy thuốc về bệnh tật của mình (3).

  1. Khuynh hướng thế giới hiện nay về vấn đề dân số rất coi trọng sự cân đối nhịp nhàng : Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nghĩa là bên cạnh các biện pháp khoa học nhằm tránh sự gia tăng dân số quá nhanh, cần phát triển các phương pháp khoa học nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Rối loạn cương dương là một bệnh được quan tâm nghiên cứu trong chương trình bảo vệ sức khoẻ sinh sản nam giới. Thí dụ: tại Hội nghị Nam học quốc tế lần thứ II tại Bắc Kinh năm 1995, Trung Quốc (một nước rất đông dân và có bề dầy lịch sử phong kiến lâu đời) bên cạnh các công trình về triệt sản nữ, thắt ống dẫn tinh nam giới… còn có hàng loạt các công trình về vai trò nội tiết tố trong một số bệnh Nam học cũng như các phương pháp can thiệp ; Hội nghị thế giới họp tại úc tháng 4 năm 1997 chỉ thảo luận một chuyên đề về tinh trùng ; Hội nghị châu Á tháng 10 năm 1997 tại Kuala Lampur (Malaysia) thảo luận chuyên đề về liệt dương; đặc biệt Hội nghị Tiết niệu Mỹ tại Sandiego tháng 5 năm 1998 trong bẩy ngày thì có tới bốn buổi thảo luận về rối loạn cương dương với tất cả các biện pháp điều trị tích cực (3).

  1. Rối loạn cương dương là một bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn điều trị có kết quả phải tìm được chính xác nguyên nhân chủ yếu gây nên. Không thể có một bài thuốc nào điều trị được tất cả các loại rối loạn cương dương (1).

Dịch tễ học rối loạn cương dương

Từ năm 1990, khi được quan tâm chú ý phát hiện, bệnh rối loạn cương dương ngày càng nhiều, nhất là ở những quốc giả có nền công nghiệp hiện đại khi cường độ trong lao động cũng như trong sinh hoạt xã hội đòi hỏi ở mức độ cấp tấp. Nhiều công trình khảo sát về dịch tễ học khác nhau được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá mối liên quan giữa rối loạn cương dương với tuổi tác, chủng tộc, địa lý và các tác nhân khác.

Số người mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Viện sức khoẻ quốc gia Mỹ đã tổng kết: Rối loạn cương dương đã ảnh hưởng tới 30 triệu nam giới tại Mỹ, Tây Âu 17,5 triệu, khu vực Thái Bình Dương 10,7 triệu, vùng Đông Nam Á 190 triệu. Tỷ lệ mắc bệnh trên những người đàn ông từ 21 tuổi đến ngoài 70 tuổi : Mỹ 18%, Châu Âu 17%, Châu Á 14%, vùng Đông Nam Á 10%, Trung Quốc 28%, Việt Nam 15,7%. Richard và Tom Lue (Mỹ) đã tính năm 2000 toàn thế giới có 300 triệu nam giới mắc bệnh này (41) (50) (51) (52).

Về chủng tộc, màu da dựa theo một công trình điều tra dịch tễ học trên 1517 nam giới tại Mỹ trong đó :

1068 người – 70%: Người gốc Caucasia

378 người – 25% : Người da đen

47 người – 3% : Người nói tiếng Tây Ban Nha

8 người – 1 % : Người Ả Rập

6 người – 0,4% : Các chủng tộc khác

 

Khoảng 8% những người đàn ông này cho biết họ không cương cứng được dương vật khi có kích thích tình dục trong suốt 12 tháng này. 1388 người có cương cứng dương vật trong giai đoạn này thì có tới 20% cho biết bị giảm cương trong một tháng (40) (23) (76).

Về nghề nghiệp, dựa theo một công trình nghiên cứu tại Việt Nam trên 100 bệnh nhân bị rối loạn cương dương (2) có đặc điểm về nghề nghiệp :

Lao động trí óc : 44
Bộ đội cũ (cựu chiến binh) : 14
Ở thành phố : 24
Công nhân : 14
Nông dân : 2
  1. Liên quan rối loạn cương dương với tuổi tác

Tuổi của bệnh nhân có liên quan chặt chẽ tới rối loạn cương dương tuổi càng cao tỷ lệ bị rối loạn cương dương càng lớn. Công trình nghiên cứu đầu tiên do Kinsey và cộng sự tiến hành năm 1958 tại Mỹ trên 15.781 nam giới đã kết luận tỷ lệ bị rối loạn cương dương là 0,1% ở tuổi 20 nhưng có thể lên cao tới 75% ở tuổi 80 (42).

Từ năm 1987 đến năm 1989, tại trường Đại học Massachusetts (Mỹ), Feldman và cộng sự đã tiến hành điều tra trên 1290 nam giới ở lứa tuổi từ 40-70 tuổi đã ghi nhận 52% nam giới bị rối loạn cương dương ở mức độ khác nhau; mức độ nhẹ là 17% mức độ trung bình là 25% và mức độ nặng là 10%. Nhìn 404chung tỷ lệ mắc bệnh là 39% ở tuổi 40, 48% ở tuổi 50, 57% ở tuổi 60, 67% ở tuổi 70 và lên tới 75% ở tuổi 80 (23).

Tại Pháp, một mẫu nghiên cứu trên 986 nam giới từ 18 tuổi đến 94 tuổi cho tỷ lệ chung bị rối loạn cương dương là 42% trong đó 35% từ 18 đến 35 tuổi, 47% từ 36 đến 94 tuổi.

Tại Nhật, năm 1995 mẫu nghiên cứu của Sato trên 3490 nam giới đã có vợ cho tỷ lệ bị rối loạn cương dương : dưới 2,5% lứa tuổi 20-44; 10% lứa tuổi 45-59, 23% lứa tiổi 60-64, 30,4% lứa tuổi 65-69, trên 44,3% lứa tuổi trên 70 (71).

Tại Thượng Hải – Trung Quốc, năm 1997, mẫu nghiên cứu của Wang trên 1582 nam giới cho tỷ lệ : 32,8% ở lứa tuổi 40- 49, .36,4% ở lứa tuổi 50-59, 74,2% ở lứa tuổi 60-69, và 86,3% ở trên 70 tuổi (98).

Tại Việt Nam năm 1997, Phạm Văn Trịnh đã tiến hành điều tra trên 764 nam giới cho tỷ lệ : 10,8% ở lứa tuổi 18-30, 44% ở lứa tuổi 41-50, 57% ở lứa tuổi trên 60 (85).

Tác giả

Năm

Quốc gia Đối tượng nghiên cứu Lứa tuổi và tỷ lệ rối loạn cương dương
Kinsey và cs 1958

(42)

USA 4108 nam giới từ 25 tuổi trở lên <1% ở 25-30 tuổi <3% ở 30 – 45 tuổi 6,7% ở 45-55 tuổi 25% ở 65 tuổi 55% ở 75 tuổi
Feldman và cs 1994

(23)

USA 1290 nam giới từ 40-70 tuổi 39% ở 40 tuổi 48% ở 50 tuổi 57% ở 60 tuổi 67% ở 70 tuổi 75% ở 80 tuổi
Modebe và cs 1990 Nigeria 227 nam giới trưởng thành 34%
Sato và cs 1995 (71) Nhật 3490 nam giới có vợ từ 20- 90 tuổi <2,5% ở 20 – 44 tuổi 10% ở 45- 59 tuổi 23% ở 60 – 64 tuổi 30,4% ở 65 – 69 tuổi >44,3% ở >70 tuổi
Wang và cs 1997 (98) Trung Quốc 1582 nam giới trên 40 tuổi 32,8% ở 40-49 tuổi 36,4% ở 50-59 tuổi 74,2% ở 60-69 tuổi 86,3% ở >70 tuổi
Phạm Văn Trịnh 1997 (85) Việt Nam 764 nam giới đã có vợ Tỷ lệ chung 15,7% 10,8% ở 18-30 tuổi 44,0% ở 40-45 tuổi 57% ở tuổi trên 60
  1. Liên quan rối loạn cương dương với các bệnh mãn tính
    • Các bệnh về tim mạch

Các bệnh về tim mạch có liên quan nhiều đến nguyên nhân gây rối loạn cương dương. Hoặc từ những cản trở cơ giới từ thành mạch hoặc từ những thay đổi về áp lực động mạch làm cho lượng máu tưới vào dương vật không đầy đủ. Bệnh xơ vữa thành mạch là nguyên nhân của khoảng 40% các trường hợp rối loạn cương dương ở nam giới trên 50 tuổi. Trong một nghiên cứu trên 30 bệnh nhân được mổ động mạch vành có tới 57% bị suy sụp về chức năng tình dục (41) (37). Trong số 131 bệnh nhân nam từ 31- 86 tuổi nằm viện do suy tim có 64% bị rối loạn cương dương (15). Trong một số nghiên cứu khác của trường Đại học Massachusetts có tới 39% nam giới đang điều trị bệnh tim, 15% đang điều trị cao huyết áp, 9,6% đang điều trị các bệnh tim mạch khác bị rối loạn cương dương (9) (23) (60) (77).

  • Đái tháo đường

Những bệnh nhân đái tháo đường là những người dễ bị rối loạn cương dương. Năm 1998 có hai công trình nghiên cứu về rối loạn cương dương do đái tháo đường của Lê Huy Liệu và cộng sự ở Hà Nội, của Mai Thế Trạch ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân được nêu lên bao gồm nhiều yếu tố (mạch máu, thần kinh, nội tiết). Cả hai thể bệnh đái tháo đường phụ thuộc insuline hay không đều có nguy cơ gây bệnh như nhau. Tỷ lệ bị rối loạn cương dương trên những bệnh nhân đái tháo đường từ 23-75% (41). Điều này càng được chứng minh rõ trong một công trình nghiêncứu so sánh giữa 2 nhóm : Nhóm gồm 292 bệnh nhân nam giới ở lứa tuổi 20-59 tuổi bị đái tháo đường có tỷ lệ bị rối loạn cương dương là 23% trong khi đó nhóm thứ hai gồm 81 người không mắc bệnh đái tháo đường thì tỷ lệ rối loạn cương dương là 9% (15).

  • Suy thận mạn tính

Suy giảm chức năng cương dương vật chiếm 45% trên những nam giới bị suy thận mạn tính (21). Trong công trình nghiên cứu của J.Breza trên 53 nam giới bị suy thận mạn tính tỷ lệ bị rối loạn cương dương là 41,5% trước khi lọc máu và 64,2% sau khi lọc máu (12).

  • Một sô các bệnh mạn tính khác
– Suy gan gây rối loạn cương dương 28-70%
– Xơ cứng nhiều phủ tạng 71%
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 30%
– Bệnh Alzheimer 53%
  1. Liên quan rối loạn cương dương với phẫu thuật và chấn thương

Rối loạn cương dương là biến chứng thông thường của chấn thương, xạ trị và phẫu thuật vùng chậu. Các phẫu thuật cắt toàn phần tuyến tiền liệt ; các phẫu thuật vùng tiểu khung – niệu đạo; cắt đốt nội soi bàng quang – tuyến tiền liệt; các chấn thương vùng chậu, niệu đạo và các phẫu thuật tạo hình những vùng này đều có nguy cơ gây rối loạn cương dương.

Một SỐ tỷ lệ được ghi nhận (21) (48) (53) (55).

– cắt nội soi tuyến tiền liệt 0-13%
– Các phẫu thuật niệu đạo 2,2%
– Gẫy xương chậu (92 nam giới) 68%
– Chấn thương cột sống 23%
  1. Liên quan rối loạn cưcmg dương với hoá chất và thuốc sử dụng

Thói quen nghiện rượu và thuốc lá là nguyên nhân gây rối loạn cương vì các chất nicotin và ethylic gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại vi.

Rối loạn cương dương thường liên quan với nhiều loại thuốc hay do lạm dụng dược chất. Việc sử dụng dài ngày chất estrogen để điều trị ung thư tuyến tiền liệt ; một số thuốc trực tiếp điều trị các bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch, thần kinh, tiêu hoá… cũng là những nguyên nhân gây ra 25% rối loạn cương dương (10) (24).

Nhóm Loại thuốc
Nhóm kháng cao • Bethanidine • Clonidine
huyết áp • Guanetidin • Guanfacine
  • Indoramin • Labetalol
  • Methyldopa • Oxpreno
  • Prazosin • Reserpin
  • To dralagine • Verapamil
Kháng khuẩn • Ethionamid • Vidarabine
Tim mạch • Digoxin • Disopyramid
Lợi tiểu • Spironolactone • Thiazides
Tiêu hoá • Cimetidin • Ranitidine
Nội tiết tố • Estrogen • Chlormadinone
  • Gn RH agonists • Mestanolole
  • Stanozolol • Nandrolone
  • Ethylnandrol • Estramustinea
Điều trị tâm thần • Amoxapine • Clomipramin
  • Ethyl loflazepate • Haloperidol
  • Maprotiline • Methamphetamin
  • Methylphenidate

• Sulpirid

• Prazepam

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.