Ở những đối tượng dưới 50 tuổi, ung thư tinh hoàn là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây ra tử vong trong số các loại ung thư, chỉ đứng sau bệnh bạch cầu. 10% số bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn có tiền sử tinh hoàn ẩn.
Giải phẫu bệnh
U TINH: chiếm 40% toàn bộ số khối u của tinh hoàn, phát sinh do những tế bào hình tròn hoặc hình đa diện, sắp xếp thành các cột (các giải), các tế bào này có một nhân hình bầu dục bắt màu đậm. u tinh di căn theo đường bạch huyết hoặc đường máu. Là loại ung thư cảm thụ bức xạ.
U TẾ BÀO MẦM KHÔNG PHẢI DÒNG TINH:
- Carcinom bào thai hoặc u phổi: chiếm 20% trong tổng số ung thư của tinh hoàn. Carcinom bào thai họp bởi những tế bào lớn hơn và có cấu trúc đa dạng hơn so với các tế bào của u tinh. Thường hay thấy có các vùng bị thoái hoá và xuất huyết. Carcinom bào thai ác tính hơn so với u tinh, nhưng lại kém cảm thụ bức xạ hơn. Di căn theo đường bạch huyết và đường máu.
- U quái ung thư: chiếm 30% số ung thư của tinh hoàn, u quái ung thư họp bởi những tế bào hoàn toàn chưa biệt hoá, có cấu trúc giống với những mô biệt hoá cao (như mô cơ, sụn, mô tuyến, mô mỡ), u quái ung thư di căn theo đường bạch huyết và kháng bức xạ.
- Ung thư rau thai (carcinom rau thai, ung thư biểu mô rau thai): hiếm gặp, họp bởi những tế bào đa diện gọi là tế bào Langhans và những hợp bào lớn hơn có nhiều nhân. Di căn rất sớm theo đường bạch huyết và đường máu. Ung thư rau thai kháng bức xạ và sản xuất ra các hormon
CÁC KHỐI U KHÔNG PHẢI TẾ BÀO MẦM (chiếm 10%): bao gồm những loại sau: khối u tế bào Leydig, nói chung là lành tính. Các khối u này có thể sản xuất ra estrogen, u tế bào Sertoli rất hiếm gặp (gọi là u tuyến sertoli) cũng có thể bài tiết estrogen. Những u lympho và di căn ung thư từ nơi khác vào tinh hoàn.
Phân loại
Giai đoạn I – Khối u trong bìu.
Giai đoạn lia – Có (di căn) hạch bạch huyết sau phúc mạc < 2 cm.
Giai đoạn Ilb – Có (di căn) hạch bạch huyết sau phúc mạc từ 2 đến 5 cm.
Giai đoạn IIc – Có (di căn) hạch bạch huyết sau phúc mạc > 5 cm.
Giai đoạn III – Di căn tới phía trên cơ hoành hoặc vào các tạng khác.
Triệu chứng
Thường là một khối u ả trong bìu, nam ở một bên, phía trên mào tinh (dấu hiệu Chevassu), Khối u tăng dần về thể tích, thường có mật độ rắn, nhẵn, và không đau, khi soi đèn chiếu qua bìu thì cản ánh sáng Khi phát hiện một khối u như vậy thì phải làm thủ thuật mở tinh hoàn thăm dò, và nhờ biện pháp này có thể khắng định chẩn đoán. Một số khối u của tinh hoàn, đặc biệt là các ung thư biểu mô rau thai, tuỳ theo hormon do khối u bài tiết, có thể gây ra chứng to vú ở nam giới, chứng nữ tính hoá hoặc ở trẻ em trai gây ra dậy thì sớm. Đôi khi khối u của tinh hoàn lại được phát hiện bởi di căn (tới bẹn, phổi, gan). Ung thư cũng thường phát triển ở tinh hoàn ẩn, nằm trong ổ bụng.
Xét nghiệm cận lâm sàng
- Alpha-foetoprotein (protein phôi alpha) trong huyết thanh: hàm lượng tăng, nhất là trong trường hợp u quái ung thư và u phổi.
- Beta-HCG(gonadotrophin beta rau thai người); phân đoạn (chuỗi) beta của gonadotrophin rau thai tăng mạnh trong huyết tương và trong nước tiểu nếu khối u tinh hoàn là ung thư biểu rnô rau thai.
- Estrogen: đôi khi tăng cao trong trường hợp khối u tinh hoàn là u ,tế bào Leydig hoặc u tế bào Sertoli.
Xét nghiệm bổ sung: siêu âm nói chung cho phép xác định vị trí trong tinh hoàn của khối u. Chụp bể thận-thận với thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch có thể thấy niệu quản bị thay đổi vị trí. Chụp X quang ngực thấy di căn ung thư tinh hoàn vào phổi thường có nhiều nốt mờ (vết mờ nói chung hình tròn) như hình “thả bóng bay”. Chụp mạch bạch huyết hai bên bàn chân và chụp cắt lớp vi tính khoang sau phúc mạc và lồng ngực có thể cho những thông tin về sưng hạch bạch huyết ở trong hố chậu, ở vùng thắt lưng, ở trong phổi, ở trung thất. Chụp X quang ngực có thể cho thấy di căn vào phổi.
Tiên lượng
(thời gian sống thêm 5 năm trong những trường hợn được điều trị):
- U tinh: giai đoạn I: 95%, giai đoạn II: 80%, và giai doạn III: 40%.
- U phôi: 50%.
- Ung thư rau thai: sống thêm là hãn hữu.
- U quái ung thư: 90%, nếu không có di căn bạch huyết. Nếu có di căn thì tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn 50%.
- U quái: về nguyên tắc bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
Chẩn đoán phân biệt (xem: sưng bìu): đa số khối u trong tinh hoàn làác tính, trong khi đó những khối u ngoài tinh hoàn nói chung lành tính.
Điều trị
- Ngoại khoa: cắt bỏ tinh hoàn, tuỳ tình hình cắt thêm các hạch bạch huyết vùng bẹn, trong hố chậu và vùng thắt lưng (gọi là nạo hạch). Phẫu thuật là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả khi khối u còn khu trú.
- Liệu pháp bức xạ (tia xạ, chiếu xạ) sau phúc mạc: được chỉ định để điều trị u tinh ở giai đoạn I và II; phối hợp với liệu pháp hoá chất ở giai đoạn III.
- Liệu pháp đa hoá chất: được chỉ định để điều trị những khối u tế bào mầm không phải dòng tinh, biện pháp điều trị này bao gồm liệu pháp hoá chất tiếp theo do phẫu thuật cắt bỏ những tổn thương còn sót lại. Phác đồ điều trị kinh điển là phối hợp cisplastin, etoposid và bleomycin, đôi khi là phối hợp giữa vinblastin với ifosfamid và cisplastin.