Định nghĩa

NHI TÍNH: tình trạng này có đặc điểm là ở một người lớn nhưng lại tồn tại một số tính chất riêng của trẻ em, nhất là tầm vóc nhỏ bé, những đặc điểm giới tính thứ phát phát triển không đầy đủ, và đôi khi thiểu năng tâm thần.

CHỨNG GIỐNG NGƯỜI BỊ HOẠN: tình trạng có đặc điểm là người ở sau tuổi dậy thì có tầm vóc cao lớn một cách bất thường và không phát triển các đặc điểm giới tính thứ phát.

CHƯNG CHẬM DẬY THÌ ĐƠN THUẦN: những đặc điểm giới tính thứ phát tuy có xuất hiện nhưng muộn hơn so với tuổi dậy thì bình thường.

CHƯA DẬY THÌ: tình trạng của những đối tượng chưa tới dậy thì.

Triệu chứng

– ở châu Âu, bình thường dậy thi xuất hiện trước 15 tuổi ở trẻ em gái, và trước 16 tuổi ở trẻ em trai. Dậy thì có thể xuất hiện muộn hơn (chứng chậm dậy thì đơn thuần) và chậm dậy thì đôi khi mang tính gia đình (gọi là “chậm dậy thì thể trạng”). Trong những trường hợp này thì không có chỉ định điều trị hormon.

  • Chậm dậy thì có thể do nhược năng tuyến sinh dục (gọi là chậm dậy thi nguồn gốc hormon).
  • Xét nghiệm có ích nhất trong chẩn đoán chứng chậm dậy thì nguồn gốc hormon là định lượng các gonadostimulin (FSH và LH) trong huyết tương, mà nếu thấy hàm lượng cao trong khi không có bất kỳ dấu hiệu nào của dậy thì, thì có nghĩa là nguyên nhân nằm ở các tuyến sinh dục (nhược năng tuyến sinh dục nguyên phát), còn nếu thấy hàm lượng các gonadostimulin giảm thì có nghĩa là nguyên nhân của chậm dậy thì nằm ở vùng dưới đồi thị- tuyến yên (nhược năng tuyến sinh dục thứ phát).
  • Chỉ có thể khẳng định được nguồn gốc hormon của những trường hợp chậm dậy thì qua diễn biến của chứng này. Do đó, nói chung, phải chờ tới lúc bệnh nhân tối 15 tuổi nếu là nữ, và 16 tuổi nếu là nam thì mối có thể quyết định điều trị hormon.
  • Trong số những nguyên nhân di truyền của chứng chậm dậy thì, người ta có thể kể đến hội chứng Turner ở trẻ em gái, và hội chứng Klinefelter ở trẻ em trai.
  • Những bệnh mạn tính ví dụ bệnh đái tháo đường, bệnh nhày nhớt và suy thận mạn tính có thể là nguyên nhân của chứng chậm dậy thì.

(Về chi tiết, xem: nhược năng tuyến sinh dục nam và nữ trước dậy thì).

Bài trướcHội chứng Klinefelter (loạn tạo tinh hoàn)
Bài tiếp theoVô sinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.