1. KHÁI NIỆM
Ung thư biểu mô nội mạc tử cung là u biểu mô ác tính nguyên phát từ biểu mô nội mạc tử cung, thường biệt hóa dạng tuyến, nó có khả năng xâm nhập lớp cơ và lan đến những nơi xa.
2. CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
+ Ra máu âm đạo bất thường ở phụ nữ đã mãn kinh hoặc rong kinh, rong huyết ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc còn kinh. Triệu chứng này hay gặp khoảng (80%).
+ Chảy dịch hôi âm đạo có thể gặp khoảng 30% các người bệnh. Chảy dịch thường do nhiễm khuẩn, máu lẫn chất hoại tử tạo mùi hôi.
+ Đau vùng hạ vị thường xuất hiện muộn khi khối u đã lan tràn hoặc xâm lấn vào các bộ phận khác trong hố chậu, triệu chứng này có thể gặp khoảng 20,4%.
- Triệu chứng thực thể
Các dấu hiệu thăm khám lâm sàng thường ít thấy. Đặt mỏ vịt chẩn đoán loại trừ trường hợp ra máu từ cổ tử cung. Nếu người bệnh đến ở giai đoạn muộn có thể thấy thân tử cung to, hoặc có xâm lấn cổ tử cung, âm đạo hay có dấu hiệu di căn xa.
Cận lâm sàng
- Siêu âm: Siêu âm, đặc biệt là siêu âm đầu dò âm đạo được sử dụng đánh giá ban đầu với những người bệnh nghi ngờ ung thư nội mạc tử Siêu âm cho phép nhận biết chiều dày bất thường của nội mạc tử cung, độ xâm lấn u.
- Chụp buồng tử cung có thuốc cản quang: hiện bỏ ít dùng
- Chụp MRI: cho phép đánh giá chẩn đoán u tại chỗ và các các mức độ xâm nhập u cũng như những tổn thương nghi ngờ di căn.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: sinh thiết nội mạc tử cung là yêu cầu bắt buộc trong chẩn đoán ung thư nội mạc tử Nhằm đánh giá tổn thương là lành tính hay ác tính và độ mô học, típ mô bệnh học và ung thư nguyên phát ở nội mạc tử cung hay của cổ tử cung.
- Soi buồng tử cung :soi buồng tử cung cho phép nhìn thấy tổn thương, xác định mức độ lan rộng bề mặt và định hướng cho sinh thiết đúng vị trí tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học.
- Chất chỉ điểm sinh học: các chất chỉ điểm như CA-125, TAG-72, CA 15-3, LSA… có thể tăng trong ung thư nội mạc tử Tuy nhiên, các chất chỉ điểm này thường chỉ tăng trong giai đoạn muộn của bệnh.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào chẩn đoán sinh thiết niêm mạc tử cung.
Phân loại thể, mức độ
Phân loại mô học các ung thư nội mạc của WHO 2003 hiện nay được sử dụng rộng rãi, gồm các loại sau:
– Ung thư biểu mô tuyến dạng nội mạc tử cung (Endometrioid adenocarcinoma)
+ Biến thể với biệt hóa vảy (Variant with squamous differentiation)
+ Biến thể tuyến nhung mao (Villoglandular variant)
+ Biến thể chế tiết (Secretory variant)
+ Biến thể tế bào có lông (Ciliated cell variant)
- Ung thư biểu mô tuyến nhầy (Mucinous adenocarcinoma)
- Ung thư biểu mô tuyến thanh dịch (Serous adenocarcinoma)
- Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng (Clear cell adenocarcinoma)
- Ung thư biểu mô tuyến hỗn hợp (Mixed adenocarcinoma)
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma)
- Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (Transitional cell carcinoma)
- Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)
- Ung thư biểu mô không biệt hóa (Undifferentiated carcinoma)
Chẩn đoán giai đoạn(FIGO 1988)
-
ĐIỀUTRỊ
Nguyên tắc chung
Trong các phương pháp điều trị ung thư nội mạc, phẫu thuật được coi là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Có hai phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật mở bụng và phẫu thuật nội soi. Xạ trị là phương pháp điều trị hữu hiệu thứ hai trong điều trị ung thư nội mạc tử cung. Điều trị xạ trị, hóa trị và nội tiết cho các trường hợp giai đoạn muộn.
Điều trị cụ thể
Chỉ định điều trị dựa vào phân loại bệnh theo FIGO:
+ Giai đoạn I: cắt tử cung hoàn toàn, phần phụ hai bên và lấy hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ. Điều trị tia xạ bổ trợ khi có các yếu tố tiên lượng xấu.(độ mô học 2 hoặc 3, hoặc có xâm lấn trên ½ chiều sâu lớp cơ). Nếu ung thư niêm mạc tử cung đã lan xuống ống cổ tử cung và thâm nhiễm thì phải áp dụng phẫu thuật Wertheim.
+ Giai đoạn II: cắt tử cung hoàn toàn, hai phần phụ và lấy hạch. Sau 4-6 tuần tiến hành tia xạ hậu phẫu toàn khung chậu sau đó xạ áp sát. Trường hợp tổn thương tại cổ tử cung lớn thì tia xạ trước, sau 4 – 6 tuần mới tiến hành phẫu thuật.
+ Giai đoạn III: phẫu thuật và xạ trị vẫn là phương pháp điều trị chính. Nếu mổ được thì cắt tử cung hoàn toàn và xạ trị, nếu không thì xạ bằng kim radium đặt tại chỗ và hóa trị liệu hormon.
+ Giai đoạn IV: người bệnh ở giai đoạn muộn hoặc tái phát ở các vị trí xa, có thể điều trị tia xạ chống đau, chống chảy máu và chèn ép. Điều trị nội tiết và điều trị bằng progestatif.
4. THEO DÕI
Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng /lần trong 2 năm tiếp theo và sau đó mỗi năm một lần.
5. PHÒNG BỆNH
Ở những phụ nữ >40 tuổi nếu xét nghiệm tế bào phụ khoa có các đám tuyến nội mạc cần được hút buồng tử cung để làm xét nghiệm mô bệnh học, những phụ nữ ra máu sau mãn kinh cần siêu âm để đánh giá độ dầy nội mạc, soi buồng tử cung và lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học, nhất là những người bệnh béo phì hoặc có tiền sử điều trị Tamoxifen.