Xem bài viết khám thai tại:
http://thuocchuabenh.vn/dieu-tri/san-khoa/kham-thai-dinh-ky-nhu-nao.html
QUẢN LÝ THAI NGHÉN
2.1. Thế nào là quản lý thai nghén
Quản lý thai nghén là nắm được tất cả các phụ nữ có thai trong địa phương do người cán bộ y tế quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành khám thai định kỳ cho từng người nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và con.
Ở nước ta hiện nay bộ y tế quy định trong một cuộc thai nghén bình thường tối thiếu phải khám cho bà mẹ 3 lần.
– Lần khám thứ nhất: Khi có thai trong ba tháng đầu nhằm mục đích :
+ Xác định đúng có thai
+ Nếu có thai tiến hành đăng ký thai nghén (nếu thai ngoài ý muốn kế hoạch thì có thể vận động hút thai)
+ Phát hiện các bệnh lý của người mẹ
– Lần khám thứ 2: vào 3 tháng giữa nhằm mục đích:
+ Xem thai có phát triển bình thường không
+ Cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén
+ Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất
– Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối nhằm mục đích:
+ Xem thai có thuận không, phát triển có bình thường không
+ Bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không
+ Tiêm mũi uốn ván thứ hai (nhắc lại)
+ Dự kiến ngày sinh và quyết định để người mẹ đẻ tại tuyến cơ sở hay chuyển tuyến
Ngoài ba lần khám theo quy định kể trên cần dặn bà mẹ phải đi khám thêm bất kỳ lúc nào nếu có triệu trứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…
2.2. Các công cụ quản lý thai nghén
– Sổ khám thai.
– Phiếu khám thai.
– Hộp phiếu hẹn.
– Bảng theo dõi quản lý thai sản.
Cần đăng ký thai sớm ngay từ quý đầu của thai nghén.
Tất cả các cơ sở y tế đều phải có sổ khám thai, phiếu khám thai có đầy đủ các mục theo quy định của bộ y tế.
Những cơ sở y tế cần có hộp phiếu hẹn để quản lý thai nghén tốt, phát hiện những trường hợp không đi khám thai, vận động phụ nữ có thai đến khám đầy đủ. Bảng theo dõi quản lý thai sản được treo tại trạm y tế cơ sở. Phát hiện những trường hợp thai nghén nguy cơ cao, thai nghén bất thường để chuyển tuyến kịp thời.