Hỏi: Tôi có cháu nhỏ 12 tháng tuổi, hiện cháu đang bị ho và sổ mũi kéo dài đã 03 tuần, mặc dù tôi đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện rất nhiều lần và được các bác sĩ cho nhiều loại kháng sinh để điều trị nhưng hiện nay tình trạng ho, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng, đặc, rất nhiều đờm trong cổ họng của cháu vẫn không giảm. Đêm ngủ cháu thở rất khó khăn do ngạt mũi và khi tôi dùng nước muôi biền nhỏ cho cháu thì đòm chảy xuống họng gây ho liên tục và nôn sau khi ăn.
Trả lời:

Cháu bị viêm mũi họng do vi khuẩn vì cháu bị ngạt mũi, nước mũi vàng và đặc đã được điều trị nhưng không giảm.Tôi đề nghị nên điêu trị cho cháu tích cực hơn:

Làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) thường xuyên mỗi ngày từ 6 – 10 lần hoặc sử dụng nước muối sinh lý dạng phun sương.

Cho cháu ở nơi thông thoáng tránh bụi và khói thuốc.

Đưa cháu đến phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Nhi để làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh thích hợp. Chụp X quang xem cháu có bị VA (sùi vòm) hay không? Neu có cần nạo VA sớm.

Hỏi: Con tôi được 20 tháng, cháu bị viêm tai giữa đã 1 tháng nay và đồng thời bị viêm phế quản. Tôi có cho bé đi khám, bác sĩ kê toa thuôc song song vừa trị viêm phế quàn vừa trị viêm tai, kết hợp rửa oxy già và nhỏ tai. Nay con tôi hết bị viêm phế quản nhưng tai vẫn còn cháy mủ. Tôi muốn ngưng thuốc uống chỉ rửa oxy già và nhỏ tai, như vậy có được không ? Vì thuốc uống cùa cháu toàn kháng sinh tôi sợ cháu sẽ bị lờn thuốc.

Trả lời:

Viêm tai giữa là biến chứng của viêm mũi họng kéo đài và đặc biệt là viêm VA (sùi vòm). Nếu viêm tai giữa kéo dài, gia đình nên đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám cụ thể:

Nếu bé bị VA thì phải nạo VA.

Tai có nhiều mù thì phải rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già pha loãng, sau đó tra thuốc kháng sinh vào tai theo chỉ định của bác sĩ.

Làm kháng sinh đồ trước khi sử dụng kháng sinh (nếu cần).

Hỏi: Bé gái của tôi hiện được 25 tháng tuổi. Từ lúc cho bé đi nhà trẻ (lúc 19 tháng tuổi) hay bị bệnh viêm họng, trung bình 1-2 lần/tháng. Môi lân bị viêm họng lại phải dùng kháng sinh. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách để ngăn ngừa bệnh viêm họng.

Trá lời:

Khi bé đi nhà trẻ là lúc bé hay bị viêm mũi họng vì vi khuẩn lây qua đường không khí. Cho nên muốn hạn chế tối đa bé bị viêm mũi họng phải:

Vệ sinh mũi họng (nhỏ nước muối sinh lý).

Dinh dưỡng tốt.

Chăm sóc bé tại nhà. Khi nào bé khỏe, bình thường thì đưa bé đi nhà trẻ.

Hỏi: Con trai tôi 7 tháng tuổi. Cháu ăn uống tốt nhưng thường xuyên bị nghẹt mũi và ho. Từ lúc sinh đến nay cháu thỉnh thoảng ho, mỗi ngày 6 đến 7 lần. Ba hôm nay cháu nghẹt mũi tôi cũng hay nhỏ nước muối sinh lý cho cháu. Tôi lấy que gòn để lay nước mũi cho cháu thay có một chút máu. Không biết khi tôi lấy nước mũi cháu giãy giụa bị rách da nên chảy máu hay tại cháu bị viêm mũi.

Trả lời:

Cháu thường xuyên nghẹt mũi và ho như vậy có khả năng cháu bị viêm mũi dị ứng: do thời tiết, khói bụi. Chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên là cách phòng bệnh tốt nhất. Đồng thời chỗ ở của cháu phải thông thoáng và ít bụi khói.

Có thể lấy que gòn hấp vô trùng hoặc dùng giấy thấm để lấy nước mũi cho cháu nhưng làm nhẹ nhằm tránh va chạm. Nếu làm mạnh tay có thể làm mũi cháu bị chảy máu.

Hỏi: Tôi có một cháu gái tình trạng sức khỏe như sau:
Bé được 9 tháng nặng 8 kg, tối ngủ bị nghẹt mũi kéo dài gần 2 tháng nay nhất là ban đêm và trời lạnh, khi ngủ thở rít, uống nhiều thuốc kháng sinh nhưng vẫn không hết nghẹt mũi. Mỗi lần bé bú phải nhỏ mũi nước muối 0,9% bé mới bú được nhất là ban đêm. Bé thường hav ngủ nằm sấp. Bác sĩ chẩn đoán là viêm phế quản và viêm phổi uống thuốc vào thì bớt thở rít nhưng vẫn còn nghẹt mũi. Mặc dù đã đi tái khám nhiêu lân nhưng bệnh vẫn không hết hẳn. Bé không nóng, sốt gì cả
Vậy cháu tôi bệnh gì?

Trả lòi:

Khi trời lạnh vào ban đêm bé bị nghẹt mũi và thở rít có thể do bé bị hen suyễn và kèm theo viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp này gia đình nên giữ ấm cho bé, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên đồng thời dinh dưỡng cho bé thật tốt. Gia đình nên đưa cháu đến khám chuyên khoa Hô hấp và chuyên khoa Tai Mũi Họng Nhi để được tư vấn và điều trị.

Hỏi: Con trai tôi 14 tháng, nặng 13 kg, cao 77 cm. Cháu thường xuyên bị viêm mũi, viêm họng, viêm phê quản, viêm hô háp, trung bình từ 1 – 1,5 tháng bị bệnh một lần. Bé bị bệnh thường xuyên như vậy có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bé, và xin bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị cho bé để tránh bị bệnh thường xuyên.

Trả lời:

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi thường viêm mũi họng trung bình 7-8 lần mỗi năm dù bé có dinh dưỡng và điều kiện sống tốt. Những bé bị nhiều lần hơn thì có thể bị ảnh hưởng đến thể lực và trí lực.

Để hạn chế bị viêm mũi họng như đã nói trên: dinh dưỡng tốt, môi trường sống của bé thông thoáng, vệ sinh, nhất là luôn luôn giữ ấm cho bé.

Hỏi: Con trai tôi được 4 tuổi thường sổ mũi và ho có đàm, ăn hay bị ói. Đi chụp X quang bác sĩ cho biết bị viêm xoang hàm hai bên. Xin bác sĩ cho biết việc điều trị có mất nhiều thời gian không và bệnh có dễ tái phát không, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa. Con tôi có cần chụp X quang để kiểm tra nữa không, trẻ em chụp phim nhiêu có ảnh hưởng gì không ? Bé biếng ăn và hay ói có phải do bệnh viêm xoang hàm gây nên không ?

Trà lời:

Con chị đã được xác định là viêm xoang hàm hai bên. Như vậy, việc điều trị đòi hỏi gia đình phải kiên trì vì phải điều trị dài ngày. Tối thiểu 1 đợt điều trị là 3 tuần lễ liên tục với kháng sinh thích họp, nếu không sẽ dễ bị tái phát. Sau đó chụp X quang để kiểm tra. Chụp phim 1 đến 2 lần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé cả.Bé biếng ăn và hay ói cũng có thể là nguyên nhân do viêm xoang vì đàm nhớt từ mũi xoang đổ xuống họng làm bé khó chịu và hay bị nôn.

Hỏi: Con tôi được hơn 19 tháng. Cháu bị ho liên tục, đi khám bác sĩ nói bị viêm đường hô hấp trên và phải uống kháng sinh liên tục, cứ uống hết thuốc khoảng 1 tháng hoặc 1 đến 2 tuần, cháu lại bị ho lại. Tôi không cho cháu nam quạt máy và cho cháu mặc ấm khi trời hơi lạnh, nhưng không hiếu sao cháu cứ liên tục bị ho. Cháu thường bị số mũi kèm theo có rất nhiều đàm nhớt. Tôi không biết làm thế nào đê cháu khỏi dứt điểm. Xin hỏi cháu uống nhiều kháng sinh có ảnh hưởng đến sự phát triền không ?

Trà lời:

Trường hợp con của chị nên đưa đến bệnh viện Nhi để khám đầy đủ hcm. Vì trong trường hợp bé bị ho trở đi, trở lại nhiêu lân có thê do: Viêm VA (sùi vòm).

Trào ngược dạ dày-thực quản.

Suyễn.

Dị vật đường thở bỏ quên.

Chị nên đưa bé đi khám đê xác định chân đoán và điêu trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến thể lực và trí lực của trẻ.

Hỏi: Cháu trai nhà tôi được 6 tháng tuổi (nặng 7,5 kg, cao: 70 cm) lúc sinh cháu được 2,7kg. Từ khi sinh ra cháu thường hay khò khè. Lúc cháu được 1,5 tháng tuổi thì cháu bị cảm sốt siêu vỉ, ho và số mũi nhiều, tôi có đưa cháu đi khám bác sĩ và việc điểu trị kéo dài gân 01 tháng. Hiện nay cháu đã hết bệnh nhưng thỉnh thoảng cháu van hay khụt khịt lỗ mũi nhưng không chảy nước mũi.
Xin hỏi bác sĩ:
1/ Việc cháu bị bệnh ho, sổ mũi lúc 1,5 tháng tuối có ảnh hưởng đến chứng bệnh liên quan đến tai mũi họng không ?
2/ Hiện nay cháu hay khò khè như vậy có phải là dấu hiệu của chứng bệnh viêm mũi không ?
3/ Tôi thường xuyên nhỏ mũi, mắt bằng NaCl 0,9% ngày 02 lần, dùng tăm bông gòn ngoáy tai ngày 02 lần có giảm nguy cơ bệnh tai mũi họng không ?
4/ Cháu có cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng ở Bệnh viện nhi đong hay Bệnh viện Tai mũi họng đế kiếm tra và phát hiện sớm dấu hiệu bệnh viêm tai mũi họng
5/ Hàng ngày nên làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm tai mũi họng ? 6/ Cháu có thế chích vắc-xin ngừa bệnh cúm tại viện Pasteur khi cháu được 06 tháng tuối không ?

Trả lời:

Việc cháu bị ho, sổ mũi lúc bé 1,5 tháng tuổi đã điều trị khỏi như vậy không ảnh hưởng đến tai mũi họng.

Khò khè là do đàm nhớt ở mũi họng hoặc ở khí phế quản (cần cho bé khám để chẩn đoán xác định).

Việc nhỏ mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (NaCl 9%) và vệ sinh tai mỗi ngày là điều rất tốt có thể giảm được nguy cơ bệnh về tai mũi họng.

Theo tôi nghĩ người nhà đưa cháu đi khám kiểm tra về tai mũi họng thì đưa cháu đến phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng hoặc tại Bệnh viện Tai Mũi Họng vì hai nơi này đều có điều kiện tốt như nhau.

Đề phòng ngừa bệnh về Tai mũi họng nên:

+ Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

+ Giữ ấm cho bé.

+ Dinh dưỡng tốt.

+ Môi trường sống của bé thoáng, sạch.

+ Lúc cháu 6 tháng tuổi, người nhà có thể đưa cháu đến viện Pasteur để chích ngừa bệnh cúm.

Hỏi: Con trai tôi 13 tuổi. Cháu được chẩn đoán viêm xoang, uống kháng sinh và kháng viêm thì hết chảy mũi, nhưng ngừng thì vài ngày sau lại bị. Tôi nghe nói bệnh viêm xoang không khỏi được. Sau đó theo toa bác sĩ tôi cho cháu uống Norýlux và Clarytil thì hết vài ngày, ngưng uổng thì lại bị chảy mũi. Vậy có nên cho cháu uống hai loại thuốc này kéo dài được không ạ? Có hại gì không?

Trá lời:

Con bạn bị viêm xoang đã sử dụng hai loại thuôc: Norílux là loại kháng viêm. Clarytil là loại chống dị ứng thì hết bệnh và sau đó bị lại. Như vậy cháu có thể bị viêm mũi xoang dị ứng (không do viêm nhiễm). Đây chỉ là điều trị triệu chứng mà thôi, chưa điều trị nguyên nhân. Khi nào bệnh mới uống thuốc, như vậy không có hại gì cả.

Hỏi: Con trai tôi nay được 18,5 tháng. Khoảng 4 tháng gần đây cháu thường hay bị chảy nước mũi và viêm họng. Trong thời gian 4 tháng qua, cháu phải uông thuôc hét 3 tháng. Cháu cứ bị chảy nước mũi khi trong, khi đục, khi loãng, khi đặc. Tôi phải dùng đồ hút mũi mỗi ngày 2-3 lần và thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Thỉnh thoảng cháu bị ho vì trong co có đàm, thở khò khè, nhất là khi mới ngủ dậy. Tôi đã dân cháu đi khám nhiều nơi, với rất nhiều toa thuốc khác nhau nhưng chỉ hết vài ngày rồi bị lại.
Xin hỏi: Bệnh cháu có thế chữa hết han không ? Tôi phải đưa cháu đi khám ở đâu nữa để xác định được bệnh?? Tôi rất hạn chế cho cháu nằm quạt dù thời tiết oi bức. Tối cháu ngủ mồ hôi ướt đẫm từ đầu đến chân, tôi phải thường xuyên lau mồ hôi. Một đêm tôi lau cho cháu ướt cả 3 cái khăn tay vuông.Tôi gửi cháu ở nhà trẻ. Hằng ngày, cháu vẫn chơi, ăn, ngủ bú bình thường.

Trả lời:

Trường hợp bé bị viêm mũi họng tái phát nhiều lần, và đã điều trị nhiều nơi, nhiều loại kháng sinh thì có thể dẫn đến kháng thuốc.

Tôi đề nghị như sau:

Khám dinh dưỡng: tại Trung tâm Dinh dưỡng hoặc Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ tư vấn, theo dõi và điều trị tích cực cho bé.

Trong trường hợp bé được gởi nhà trẻ, bệnh bị tái phát liên tục người nhà nên chăm sóc bé tại nhà một thời gian khi bé khỏe sẽ đi nhà trẻ trở lại.

Hỏi: Cháu em được 14 tháng tuổi thường hay bị viêm họng, số mũi đi khám bác sĩ cho thuốc uống thì thấy hết nhưng vài ngày sau lại bị lại. Hiện cháu đang bị ho vào ban đêm và không chịu ăn uống gì hết, xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy có nguy hiểm không và xin bác sĩ hướng dẫn cách điều trị cho bệnh cho hết hẳn.

Trả lời:

Trường hợp này tôi nghĩ nên:

Giữ ấm thường xuyên cho bé.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

Dinh dưỡng tốt cho bé.

Sử dụng kháng sinh khi nước mũi vàng hoặc xanh.

Đồng thời xem lại môi trường bé đang ở có nhiều khói bụi hay không?

Hỏi: Tôi có một con gái 40 tháng tuổi, cân nặng 14,5 kg, cao 96 cm, cháu đã đi học. Cháu hay bị bệnh viêm họng mặc dù tôi giữ vệ sinh cho cháu khá tot, mỗi ngày đánh ráng 2 lần và súc miệng với nước muối pha loãng, giữ vệ sinh nơi ở cũng như thân thể.Bác sĩ cho biêt nguyên nhân và cách hạn chế mắc bệnh. Vì mỗi lần cháu bị bệnh tôi thường cho đi bác sĩ và uống thuốc nhưng uống nhiều trụ sinh tôi cảm thấy không an tâm, sợ cháu sẽ ảnh hưởng sức khỏe sau này.Tôi đọc báo thấy nói rằng các cháu sinh mổ rất hay mắc các bệnh về hô hấp, xin bác sĩ cho biết điều này có đúng không ?

Trả lời:

Gia đình chăm sóc cháu như vậy là rất tốt đã hạn chế rất nhiều các bệnh về tai mũi họng. Khi thời tiết thay đổi cháu hay bị sổ mũi, ho là chuyện bình thường. Khi nào nước mũi vàng hoặc xanh mới sử dụng kháng sinh. Còn chảy nước mũi trong, chỉ nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý mà thôi.

Trường hợp bé sinh mổ mà đủ tháng, đủ cân thì không ảnh hường gì đến viêm đường hô hấp cả, ngược lại bé sinh mổ nhưng thiếu tháng, nhẹ cân thì có rất nhiều ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp.

Hỏi; Tôi có một cháu trai năm nay 4 tuổì. Cháu cao 1,1 m và nặng 25 kg. Cháu bị VA và amiđan lúc dưới 3 tuổi. Thỉnh thoảng cháu hay bị sốt, nhưng sau 3 tuổi cháu ít khi bị sốt và lên cân đều. Mặc dù vậy, tối ngủ cháu hay ngáy và thở rất mạnh khi thức. Xin bác sĩ cho biết với thể trạng như cháu thì có nhất thiết phải nạo VA và cắt amiđan không ?
Trả lời;

Cháu ngủ thường ngáy và thở rít đây là một triệu chứng của bít tắt đường hô hấp trên nhất là amiđan và VA phì đại. Làm cho lượng oxy hòa tan giảm trong máu, lâu ngày thành mạn tính, ảnh hường rất nhiều đến trí lực cùa cháu sau này. Đây là một chỉ định để cắt Amiđan và nạo VA.

 

Bài trướcPhòng ngừa và điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em
Bài tiếp theoChắp và lẹo ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.