Liên quan đến chủ đề dị dạng tiết niệu- sinh dục ở trẻ em, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của phụ huynh. Những câu hỏi này đã được Bác sĩ, Phó trường khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trả lời như sau:

Hỏi: Tôi có một bé trai 29 tháng tuổi, cháu bị chứng dị tật bẩm sinh “Vùi dương vật”, cháu đã được mổ ở Bệnh viện Nhi đồng II lúc cháu gan 14 tháng tuổi (Sở dĩ tôi đưa cháu đi mồ sớm như vậy là vì mỗi lần tiếu dương vật phồng to ra và có vẻ như cháu bị đau). Từ khi mo xong đen bây giờ cháu đi tiểu bình thường, nhưng có điều dương vật vẫn không lộ ra ngoài nhiều, khi bình thường thì chỉ bang đầu ngón tay út, khi cương cứng thì khoảng được 1,5 đốt tay út. Vậy xin Bác sĩ cho biết thêm là liệu sau này cháu có được bình thường như những đứa trẻ khác (về mặt chức năng, còn về hình thức thì dĩ nhiên tôi biết nó sẽ xấu hơn rồi). Thực sự tôi thấy rất lo lắng.

Trả lời: Con bạn bị vùi dương vật đã được phẫu thuật chắc chắn sẽ bình thường như những đứa trẻ khác về mặt chức năng. Biểu lộ bên ngoài dương vật có thể hơi ngắn hơn so với trẻ khác nhưng không đáng kể. Bạn không cần lo lắng vì dương vật của bé sẽ phát triển bình thường cùng với sự lớn lên của bé.

Hỏi: Con tôi 7 tuổi phát triển bình thường nhưng gần đây tôi thấy hình như lo tiếu ờ đầu dương vật không nằm ở chính giữa như bình thường. Xin hỏi bác sĩ như vậy có sao không ? Có cần điều trị gì không ?

Trả lời: Bình thường lỗ tiểu của bé trai nằm ở đỉnh qui đầu làm cho dòng tiểu thẳng khi bé tiểu. Lỗ tiểu ở đầu dương vật cùa con bạn không nằm ở vị trí bình thường có thể bé bị dị tật lỗ tiểu thấp, là một trong những dị tật thường gặp của dương vật. Chữa trị chỉ bằng phẫu thuật. Bạn nên cho bé đến khám và chữa trị để đem lỗ tiểu về vị trí bình thường và tránh ảnh hưởng về mặt tâm lý của bé (chẳng hạn như mặc cảm vì bị bạn bè trêu chọc).

Hỏi; Con tôi 3 tháng sao hòn dái cháu một bên lớn một bên nhỏ ? Có phải bệnh sa ruột không? Sao tôi cũng nhìn thì thấy trong bóng, có cần đi khám không bác sĩ? Nếu phải khám thì khám ở đâu vào ngày nào?

Trả lời: Con bạn 3 tháng tuổi với hòn dái một bên lớn một bên nhỏ, nhìn thấy trong bóng có thể bé bị “thủy tinh mạc” (còn ẸỌĨ là “dái nước”). Nguyên nhân là do dịch từ trong ô bụng thoát xuông bìu thông qua một cái ống gọi là ống phúc tinh mạc. Bình thường sau sinh ống này tự bịt kín. Ở một số trẻ, quá trình tự bịt kín này xảy ra chậm hon cho nên thủy tinh mạc có thê tự khỏi. Sau 2 tuôi, thủy tinh mạc không thê tự khỏi và cân phải phâu thuật. Phâu thuật đơn giản, mô xong vê trong ngày. Bệnh viện Nhi Đồng 1 có nhận khám và điều trị tật này mỗi ngày. Bạn nên cho con bạn đến khám để có hướng điều trị.

Hỏi: Cháu trai nhà tôi được 1 tuổi. Tôi để ý lúc đi tiểu bé thường khóc giống như bị đau, có lúc tia nước tiểu không được mạnh như những trẻ khác. Nhìn bên ngoài thì bộ phận sinh dục bé bình thường. Cho hỏi, bé như vậy có phải đã mắc bệnh gì bẩm sinh không, thưa bác sĩ?

Trả lời: Vân đề của cháu trai bạn là bị tiểu khó vì khi đi tiểu bé thường khóc giống như bị đau, tia nước tiểu không được mạnh như những trẻ khác. Tiểu khó có nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân thường gặp ở bé trai là hẹp bao qui đầu. Bạn cần cho bé đến khám và điều trị sớm để tránh biến chứng viêm nhiễm đường tiểu.

Hỏi: Bác sĩ có thể tư vấn giúp bệnh thận ứ nước là gì, tại sao lại bị bệnh đó. Bé nhà tôi bị thận ứ nước độ II, bệnh này có thể chữa khỏi không, có nguy hiểm gì không? Xin cảm ơn Bác sĩ!

Trả lời: Thận ứ nước là một trong những dị dạng thường gặp của đường tiết niệu trẻ em. Nguyên nhân thường là do khúc nối giữa bể thận và niệu quản bị hẹp làm cho thận không bài xuất được nước tiểu do đó thận bị ứ nước. Dị dạng này không có triệu chứng hoặc triệu chứng âm thâm nên khó phát hiện, cần được phát hiện và điều trị sớm dị dạng này để tránh nguy cơ nhiễm trùng tiểu nặng và suy thận là nguyên nhân gây tử vong. Ngày nay siêu âm có thể phát hiện sớm dị dạng này. Dị dạng này có thể chữa được bằng phẫu thuật ờ các tuyến có chuyên khoa tiết niệu nhi.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.