Châm cứu chữa trịđinh nhọt

(Đinh Sang – Furoncle – Furuncle, Boil)

A. Đại cương

Đinh nhọt thường phát ở mặt, chân tay. Lúc đầu chỗ đau mọc thành rễ nhỏ, sâu, có chân cứng như đinh vì vậy gọi là đinh nhọt.

Tùy vị trí đinh nhọt mọc và hình dạng khác nhau mà có tên gọi: Hổ Khẩu Đinh (nhọt mọc ở hổ khẩu), Nhân Trung Đinh (nhọt mọc ở Nhân Trung), Hạ Thần Đinh (nhọt mọc ở môi dưới), T Đinh (nhọt mọc ở mũi), Xà Đầu Đinh (nhọt có hình dáng giống đầu con rắn), Hồng Ty Đinh (nhọt có dạng như sợi chỉ màu hồng)…

B. Nguyên nhân

Do ăn nhiều thức ăn béo hoặc uống rượu làm cho Tạng Phủ bị tích nhiệt độc từ bên trong phát ra.

Do tà độc từ ngoài vào, khí huyết bị ngăn trở, tích nhiệt ở da lông, phát ra bệnh.

C. Triệu chứng

Lúc đầu chỉ như hột gạo, gốc cứng và sâu như cái đinh, ngứa nhiều, ít đau nhức nên dễ bị coi thường, nếu nặng thì sốt, rét. Khoảng 3-5 ngày chỗ sưng vùng đó lan rộng ra, đau nhức nhiều, miệng khát, tiểu vàng, đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng nhờn. Khoảng 5-7 ngày sau, nếu chữa trị kịp thời, dùng Thủ thuật lấy ngòi (đầu) đinh ra thì sẽ bớt đau và các triệu chứng khác cũng giảm rồi kho?i.

Nếu trong quá trình bệnh, thấy đầu đinh lõm xuống, có sắc đen, không có mủ, chỗ sưng lan rộng, rét run, phát sốt, không muốn ăn uống, muốn ói, ói mửa hoặc mê man, nói sa?ng, mạch Hồng Sác, rêu lưỡi vàng thô, chất lưỡi hồng đỏ, đó là dấu hiệu máu bị nhiễm trùng. Nếu từ ngón tay, ngón chân bị sưng có một hoặc nhiều đường đỏ lan dần lên tay chân hoặc thân mình, da vùng gần đó sưng đỏ, nóng, đồng thời có triệu chứng toàn thân như phù, sốt, nhức đầu, nhọc mệt, là dấu hiệu hạch bạch huyết bị viêm cấp (tức là loại Hồng Ty Đinh).

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ tiết mạch Đốc, thanh trừ huyết nhiệt.

Huyệt chính: Thân Trụ (Đc.12) + Linh Đài (Đc.10) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết].

Huyệt phụ:

a- Tùy kinh mạch có liên hệ với vùng bệnh mà chọn 1-3 huyệt gần chỗ bịnh. Thí dụ bịnh ở vùng Túc Thiếu Dương (Đở m), chọn huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Túc Khiếu Âm (Đ.44), hoặc bệnh ở vùng Kinh Thủ Thiếu Dương (Tam Tiêu), chọn dùng huyệt Ngoại Quan (Ttu.5), Thiên Tỉnh (Ttu.10)

b – Nếu là Hồng Ty Đinh, có thể chọn từ đầu đường đỏ, dọc theo đường đỏ đó, cứ cách 1 thốn lại dùng hào châm lớn, hoặc kim am lăng hoặc dao nhỏ mũi nhọn, chích và nặn máu ra. Nếu kèm sốt cao thêm Khúc Trì (Đtr.11), Đại Chùy (Đc.14) ; thần trí hôn mê, thêm Thuỷ Câu (Đc.26), Thập Tuyên, Tiểu Hải (Ttr.8), Khích Môn (Tb.4).

+ Cách châm: châm kích thích mạnh cho kích thích lan to?a ra 4 chung quanh, mỗi ngày 1 – 2 lần.

2- Nhọt ở mặt và mép miệng: cứu Hợp Cốc (Đtr.4).

Nhọt ở tay cứu Khúc Trì (Đtr.11).

Nhọt ở lưng dùng Kiên Tỉnh (Đ.21) + Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) + Lâm Khấp (Đ.41), đều cứu.

Nếu không bớt thêm Hành Gian (C.2) + Thông Lý (Tm.5) + Thiếu Hải (Tm.3) (Châm Cứu Tụ Anh).

3- Kiên Tỉnh (Đ.21) + cứu K Trúc Mã + Linh Đạo (Tm.4) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Tập Thành).

4- Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40)

Nhọt ở lưng trên: Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Hành Gian (C.2) + Thông Lý (Tm.5) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Đại Thành).

5- A Thị Huyệt + Linh Đài (Đc.10) + Thân Trụ (Đc.12)

Sốt cao thêm Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) .

Nặng + mê man thêm Lao Cung (Tb.8) + Thần Môn (Tm.7) .

Hồng Ty Đinh (Mạch Bạch Huyết Viêm): Khúc Trạch (châm ra máu). Chích cho ra máu trên vạch đỏ + cách 2 thốn 1 mũi + Uỷ Trung (Bq.40) + Thập Tuyên.

Hoặc Linh Đài (Đc.10) + Thân Trụ (Đc.12) + Khích Môn + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ủy Trung (Bq.40) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

6- Thân Trụ (Đc.12) + Linh Đài (Đc.10) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

7- Châm các Thiên Ứng Huyệt ở mạch Đốc. Dùng 3 ngón tay: ngón tro?, ngón giữa và áp út ấn vào đốt sống lưng ngực thứ 2 (D2), để tay giống như cách xem mạch ở tay quay, cho đến đốt sống ngực thứ 6, từ từ đẩy ngón tay lên, xuống, cho đến khi thấy có chuyển động ở ngón tay nào, đó là ‘Phản Ứùng Điểm’ (Huyệt Phản Ứng), châm vào đó, sâu 0, 5 thốn, châm tả, đắc khí thì rút kim ra (có thể châm nặn máu).

Ớn lạnh, sốt, thêm Khúc Trì (Đtr.11) – Nhọt ở môi thêm Hợp Cốc (Đtr.4).

Nhọt ở má thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9), đều châm tả, không lưu kim (‘Giang Tây Trung Y Dược Tạp Chí’ số 29/1986).

8- Trị Hồng Ty Đinh dùng A Thị Huyệt châm sâu 1 – 1, 5 thốn, kích thích mạnh vừa, lưu kim 5 – 15 phút, cứ 3 phút vê kim 1 lần. Mỗi ngày châm 1 lần. Châm đắc khí, có thể thấy Hồng Ty Đinh giảm dần. Một lần chưa kho?i, có thể châm 2-3 lần (‘Giang Tây Trung Y Dược Tạp Chí’ số 43/1986).

Bài trướcChâm cứu chữa trị hen phế quản (suyễn)
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị viêm xoang mũi

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.