Các thuốc chống viêm non-steroid (nsaid)
Là một nhóm thuốc quan trọng gồm nhiều loại, được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh có biểu hiện viêm, đặc biệt là các bệnh khớp. Nhóm thuốc này hiện được quan tâm nghiên cứu và sản xuất nên danh sách mỗi ngày một tăng thêm.
I.CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA NHÓM THUỐC

  1. Cơ chế sinh bệnh của quá trình viêm trong các bệnh khớp rất phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố: thể dịch, tế bào, chất trung gian hóa học … nhưng có 2 yếu tố quan trọng nhất là:
    Các men tiêu thể: muramidase, colagenase, cathepsin, hydrolase acid, mucopolysacaridase, myeloperoxydase … do các tiêu thể của thực bào giải phóng ra. Các men này là những yếu tố gây phản ứng viêm rất mạnh.
    Các prostaglandin (PGE2, PGF2, PGD2) được tạo ra bởi sự chuyển hóa các phospholipid màng (tế bào), loại này là sản phẩm tổng hợp của các tế bào viêm. Các prostaglandin kể trên có tác dụng gây viêm cấp và mạn (gây xung huyết, giãn mạch, tiêu xương, tiêu chất collagen …).
    2.Hầu hết các thuốc chống viêm đều có 2 tác dụng sau:
    Làm bền vững màng tiêu thể không cho giải phóng các men tiêu thể.
    Ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin từ các phospholipid màng thông qua quá trình ức chế men cyclooxygenase (COX).
    Ngoài ra một số thuốc còn có thêm các tác dụng như ức chế sự di chuyển bạch cầu đa nhân, ngăn cản quá trình kết hợp kháng nguyên và kháng thể…
    II.XẾP LOẠI NHÓM THUỐC
    Người ta xếp loại nhóm thuốc chống viêm không có Steroid theo các gốc hóa học, gồm 5 nhóm chính sau đây:
    1.Nhóm Pyrazolé: được sử dụng từ 1949, tác dụng chồng viêm mạnh nhưng rất nhiều tác dụng phụ, hiện nay được dùng hạn chế trong một số bệnh.
    a. Tên, dạng thuốc và liều lượng:
    Phenylbutazon: Butazolidin ống 600mg, viên 100mg
    Pyrazinobutazon: Carudol 600 – 900 mg/ngày
    Clofezon: Percluson 400 – 800 mg/ngày
    Oxyphenylbutazon: Tanderil 400 – 600 mg/ngày
    Kebuzon: Katezon 750 – 1000mg/ngày
    Pipebuzon: Elarzon 600 – 900 mg/ngày
    Bumadizon: Eumotol 300 – 600 mg/ngày
    Megazon 600 – 1600 mg/ngày
    Oxyphenbutazon: Kymalzon 200 – 400 mg/ngày
    Sulfilpirozon: Anturan 200 – 500 mg/ngày
    b. Chỉ định và cách dùng:
    Chỉ định: dùng tốt nhất với bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, bệnh goutte cấp tính, có thể dùng điều trị thấp khớp phản ứng, đau dây thần kinh tọa thể đau nhiều.
    Với các thể bệnh đang tiến triển viêm và đau nhiều, tiêm bắp sâu 600mg Butazolidin, mỗi ngày 1 ống từ 3 – 5 ngày, sau đó chuyển sang uống. Thuốc có tác dụng kéo dài từ 48 đến 72 giờ nên có thể tiêm cách ngày, uống 1 lần trong ngày.
    c. Các tác dụng phụ và tai biến:
    Dị ứng thuốc: có khi rất nặng có thể tử vong.
    Tai biến tiêu hóa: đau dạ dày, xuất huyết có khi thủng.
    Giữ muối và nước gây phù
    Giảm các dòng huyết cầu: giảm BC, TC, có thể gây suy tủy.
    Viêm gan nhiễm độc.
    Tiêm bắp có thể gây abcès tại chỗ.
    Vì những tai biến kể trên, hiện nay thuốc được chỉ định rất hạn chế, cần theo dõi chặt chẽ khi dùng.
    2.Nhóm Indol: được dùng từ gần 30 năm nay, hiện là nhóm còn được dùng rộng rãi vì ít tác dụng phụ, tác dụng tốt và kinh tế.
    Dạng, tên và liều lượng:
    Indomethacin viên 25mg, 50mg/2-6 viên/ngày.
    Các loại khác: Boutycin, Confortid, Imbrilon, Indocid, Indometin, Indosmos.
    Chỉ định: tác dụng chống viêm khá, được chỉ định cho các bệnh khớp có viêm và đau.
    Tác dụng phụ và chống chỉ định: cũng gây cơn đau hoặc xuất huyết dạ dày, phát động cơn hen phế quản, gây xuất huyết, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, đái ít và phù. Do đó không dùng khi có loét dạ dày tá tràng, hen phế quản, hội chứng tiền đình.
    3.Nhóm Anthranilic: gồm 3 loại đều ở dạng uống:
    Acid flufenamic 0,4 – 0,8 g/ngày
    Acid mefenamic (Ponstyl) 1 – 1,5 g/ngày
    Acid niflumic 0,5 – 1 g/ngày
    Có tác dụng chống viêm và giảm đau khá tốt, không dùng cho người có loét dạ dày và tá tràng.
    4.Nhóm Phenyl propionic: Tác dụng chống viêm, giảm đau khá tốt, ít tai biến, dễ sử dụng. Có thể được dùng để điều trị các bệnh khớp có viêm và đau cấp và mạn.
    Ibuprofen (Brufen) viên 200mg – 400mg, uống 600 – 2400 mg/24giờ Các biệt dược: Brufanic, Emodin, Focus, Lamidon, Motrin, Nobfen, Rebugen
    Ketoprofen (Profénid) viên nang 50mg, lọ tiêm 100mg, liều dùng mỗi ngày từ 50 – 100mg.
    Các loại khác: Tiaprofenic (Surgam) 0,3 – 0,6 g/ngày Fenoprofen (Nalgesic) 1,2 – 3 g/ngày
    Flurbiprofen (Cebutil) 0,1 – 0,3 g/ngày
    Naproxen (Naprosyn) 500 – 1000 g/ngày
    Pirprofen (Rengasil) 800 – 1200 mg
    Fenbufen (Cinopal) 600 – 900 mg Apranax 300 – 600 mg/ngày.
    5.Các loại khác:
    Phenylacetic: Diclofenac (Voltaren) ống 75mg, viên 50mg.
    Liều lượng 50 – 100 mg/ngày
    Phenothiazin: Métiazinic 1,0 – 1,5 g/ngày
    Protizinic (Pirocrid) 0,8 – 1,2 g/ngày
    Oxicam: Piroxicam (Felden) viên 10 – 20 mg x 1-2 viên/ngày
    Tilcotil (Tenoxicam) 10 mg x 1-2 viên/ngày
    Gần đây người ta tổng hợp từ nhóm “xicam” một dạng thuốc ít gây tai biến tiêu hóa do nó ức chế chọn lọc men cyclooxygenase ở ngoài bộ máy tiêu hóa (COX2), với biệt dược Mobic (Meloxicam) 7,5 – 15 mg/ngày.
    Ngày nay do số lượng loại thuốc chống viêm không có Steroid ngày càng nhiều, rất khó chọn lựa khi sử dụng, một số tác giả đề nghị xếp các thuốc này thành 4 nhóm:
    Nhóm I: Phenylbutazon, loại rất nhiều tác dụng phụ và tai biến, được chỉ định rất hạn chế.
    Nhóm II: Gồm các thuốc được xếp vào thuốc độc bảng A, chỉ dành để điều trị những bệnh nhân nặng, mạn tính và ở các giai đoạn muộn.
    Nhóm III: Các thuốc được dùng rộng rãi cho bệnh nhân khớp và quanh khớp, ít tác dụng phụ, gồm các thuốc bảng C.
    Nhóm IV: Gồm Aspirin và những thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi.
    III.MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VIÊM
    1.Lúc bắt đầu điều trị nên dùng loại thuốc ít tác dụng phụ nhất và với liều lượng thăm dò từ thấp lên cao, thăm dò cho đến khi đạt được tác dụng.
    2.Nếu dùng liều cao để tấn công chỉ nên kéo dài từ 5 – 7 ngày, nên sử dụng dạng tiêm.
    3.Với dạng thuốc uống: nên uống ngay trước lúc ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Trong khi đang dùng thuốc, nếu có dấu hiệu kích thích dạ dày thì nên dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc (uống vào sau bữa ăn).
    4.Ngoài đường tiêm và uống, nên dùng thuốc dạng đạn đặt hậu môn hay bôi ngoài, ít gây các tai biến.
    5.Dùng thuốc chống viêm nên thận trọng khi bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị, tiền sử dị ứng, có viêm thận và suy gan, với người già yếu, phụ nữ có thai.
    6.Những tai biến hay xảy ra khi dùng thuốc cần chú ý theo dõi là:
    Tai biến dạ dày: cơn đau dạ dày, đầy bụng khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa (có khi rỉ rả ít, cần xét nghiệm mới thấy), thủng dạ dày.
    Thận: viêm thận, đái ít và phù, một số có thể gây ra đái máu và nặng có khi gây suy thận.
    Phản ứng ngoài da và dị ứng: từ mức độ nhẹ ngứa mẩn đến viêm da nhiễm độc nặng. Dị ứng gây cơn hen phế quản.
    Tai biến máu: giảm bạch cầu, xuất huyết, suy tủy (nhóm Pyrazolé)
    Gan: một vài thứ thuốc có thể gây viêm gan và suy gan.
    7.Chú ý các tác dụng tương hỗ khi cùng dùng với các thuốc khác: có thể làm tăng tác dụng của một số thuốc chống đông máu, Insulin, Sulfamid …, có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc khác như Digitalis, Meprobamat, Androgen … nói chung không nên phối hợp nhiều loại chống viêm cùng một lúc vì sẽ tăng thêm nguy cơ tai biến (tiêu hóa, dị ứng, thận …).
Bài trướcLợi Ích Của Thủ Dâm – Thủ Dâm Có Lợi Gì Không
Bài tiếp theoThủ dâm đúng cách nhất cho nam giới

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.