ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA:
VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT
(Prostatitis)
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh rất thường gặp là tuổi thành niên, phân ra cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng nhiệt lâm. Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng hội âm, vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần nhẹ, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm. Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.
A – NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ.
Theo y học hiện đại thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệu đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng và trực khuẩn loại bạch hầu. Những yếu tố dẫn bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phòng dục quá độ v… Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nhiệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn. Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làm tổn thương tinh khí gây nên thận khí hư nhược, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè vô độ gây tổn thương tỳ vị, thấp nhiệt nội sinh lưu giữ phần dưới gây kinh lạc tắc trở khí huyết ứ trệ sinh bệnh.
B – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :
- Viêm tuyến tiền liệt cấp :
Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu nhiều đi tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, 1 tiểu có nhỏ giọt, kèm theo các triệu chứng như rất sợ lạnh, đau đầu và thân mình. Bệnh nhân có cảm giác vùng hội âm đây tức đau trụy xuyên vùng
cùng cụt, dương vật và phía trong đùi. Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy ấn đau. Nước tiểu có nhiều hông, bạch cầu, dich tuyến tiền liệt có mủ (tế bào mủ).
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính:
Triệu chứng đa dạng, thường có các triệu chứng sau:
- Triệu chứng tiểu tiện : Không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có lúc huyết niệu hoặc huyết tinh (hiện tượng bao tinh viêm).
- Đau : Thường là đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng vùng cùng cụt, bên trong đùi và bụng dưới .
- Rối loạn chức năng : Giảm tính dục, di tinh, tảo tiết, liệt dương ..
- Tinh thần suy nhược, mất ngủ váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u uất …
Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.
c – CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1.viêm đường tiết niệu : Kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng để phân biệt
2.lao tuyến tiền liệt : Lao tuyến tiền liệt thường
chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến tiền thất thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và tiền sử bệnh lao .
3.Ung thư tuyến tiền liệt : Khám dịch tuyến tiền liệt hát hiện tế bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.
D – ĐIỀU TRỊ.
– Biện chứng luận trị:
- Thấp nhiệt hạ chú : Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, niệu đạo cảm giác nóng bỏng, tiểu vàng đục, đau vùng hội âm. Chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác hoặc nhu sác. Thường là viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mạn tính cấp diễn.
– Phép trị và bài thuốc: Thanh nhiệt lợi thấp giải độc: Long đởm tả can thang, Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm.
- Khí huyết ứ trệ : Đau âm ỉ vùng hội âm, bụng dưới, cảm giác đau trụy tinh hoàn hoặc huyết niệu, huyết tinh, lưỡi tím, mạch trầm sáp, tuyến tiền liệt sờ thấy nhỏ cứng.
– Phép trị là bài thuốc : Hoạt huyết hóa ứ lý khí đạo trệ :
– tuyến tiền liệt viêm thang. (Đơn sâm, Nhũ hương, Mộc dược, Bạch chỉ, Trạch tả, Xích thược, Vương bất lưu hành, Đào nhân, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên huyện tử, Tiểu hồi).
3.Âm hư hỏa vượng : Lưng gối nhức mỏi, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ di tinh, liệt dương, người gầy, miệng họng khô, lưỡi đỏ it rêu, mạch tế sác..
– Pháp trị là bài thuốc: Tư dưỡng thận âm, thanh dư nhiệt: Trị bá địa hoàng th
- Thận dương hư : Sắc mặt tái nhợt, lưng gối lanh, liệt dương, tảo tiết.
Phép trị: Ôn bổ thận dương: Quế phụ bát vị hoàn.
* Điều trị tại chỗ :
- Thuốc ngâm : Dùng nước sắc thứ 3 của thang thuốc cho thêm vào một nắm lá thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, lá Diếp cá, Kim ngân hoa… sắc nước vừa đủ để ngâm. Trước lúc ngâm nên chuẩn bị 1 phích nước sôi 2,5 lít để lúc nước ngầm nguội cho thêm nước sôi vào vừa đủ ấm để ngâm được đúng 10-20 phút; mỗi ngày có thể ngâm 1-2 lần, đối với thể cấp có tác dụng tiêu viêm giảm đau, đối với thế mạn tính có tác dụng thanh nhiệt giải độc hoạt huyết hóa ứ; hoặc chườm nước nóng vùng hội âm 30 phút mỗi tối trước khi đi ngủ, mỗi liệu trình 20 ngày.
- Có kinh nghiệm: Dùng hoa cúc dại giã nát vo viên nhét hậu môn, mỗi ngày 1-3 lần có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm.
- Đối với viêm TTL mạn tính: Dùng phương pháp xoa bóp TTL có thể để gia tăng tuần hoàn tại chỗ giúp tiêu viêm chống xơ cứng. Phép này không dùng với thể cấp.
E – PHÒNG BỆNH VÀ HỘ LÝ.
- Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp thường là thứ phát các bệnh nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh. tâm mào tinh hoàn V.V… nếu cần tích cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận.
- Bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn thường lao động quá sức hoặc phòng đục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt. .
- Cần chú vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích, hạn chế rượu thuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể giúp chất dịch tuyến tiền liệt bài tiết dễ dàng.
- Giảm bớt thời gian đi xe đạp, cưỡi ngựa, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè lên tuyến tiền iệt và tránh ngồi quá lâu để cho vùng tuần hoàn nội âm lưu thông dễ dàng, đối với người bệnh viêm tuyến tiền liệt cần đi lại vận động nhiều.
Theo:”Đông Y điều trị bệnh tiết niệu sinh dục” của Gs.Ts Trần Văn Kỳ.