RONG KINH LOẠN HUYẾT
(Huyết nhiệt, tà nhiệt)
BỆNH ÁN
Bệnh nhân: (nữ). 22 tuổi.
Công nhân viên Xí nghiệp Dược phẩm 2-9.
Vào viện: ngày 27 tháng 07 năm 1978.
Sô’bệnh án: 1031.
Chứng bệnh:
Rong kinh kéo dài 4 – 5 năm nay, uống thuốc Tây có đỡ rồi bị lại, dã nằm Bệnh viện Từ Dũ (tháng 04-78) phải truyền 1 lít máu mới đỡ, sau về nhà lại rong kinh trở lại thường kỳ kinh kéo dài 20 ngày có khi gần hết tháng, người mệt mói, máu ra không đau bụng màu kinh đỏ tươi, khi ra cục đen, tháng nay kinh ra 27 ngày, ngoài ra có chứng hay sốt âm.
Khám:
Vọng: Sắc mặt lợt lạt, hai mí mắt dưới phía trong trắng lợt, hai quầng mát thâm đen, môi trên môi dưới lợt, phía trong môi dưới lợt như không có máu.
Vấn: Ở độc thân.
Thiết: Tay trái huyền xúc, xích thốn hai đầu đi nhỏ chìm xuống mà bộ quan ở giữa cứ đẩy cao lên mạnh, tay phải phù án hư, trầm án huyền.
Đoán bệnh: Loạn huyết, rong kinh.
Thuốc chữa:
Sài hồ 16g
Hoàng cầm 16g
Sinh địa 16g
Cam thảo 02g
Uống ba thang trong tuần.
Khám kỳ II.- Sau khi uống hết ba thang cho lương huyết trên kinh đỡ ra ngay, hết kinh từ 30-07, mạch cả hai tay quân bình hữu lực.
Thuốc y đơn cũ, ba thang-tuần.
Khám kỳ III.– Kinh hết ra, ăn được, hôm qua bị cảm và huyết trắng ra nhiều.
Thuốc y đơn cũ thêm Hắc khương 8g, ba thang-tuần.
Khám kỳ IV.– Mạch và bệnh bình, người khỏe.
Thuốc y đơn cũ bổn thang-tuần.
Khám kỳ V.– Thuốc y đơn cũ thêm Đương quy 12g, bốn thang- tuần.
Khám kỳ VI– Thuốc y đơn cũ thêm Tục đoạn 8g, bốn thang-tuần.
Khám kỳ VII.– Gặp ngày hành kinh, thuốc y đơn cũ, bỏ Hắc khương, 4 thang-tuần.
Khám kỳ VIII.– Kinh hành đến nay đã 12 ngày, ăn ngủ thường, mạch tay trái trầm huyền, tay phải nhỏ.
Thuốc:
A giao (sao chín) 20g Hắc khương 12 g
Hương phụ 8g
Cho 4 thang-tuần.
Khám kỳ IX– Kinh ra lỉ rỉ, 19 ngày chưa ngừng mạch tay phải hoạt sác, tay trái huyền sác.
Thuốc y đơn đầu, thêm Bạch thược 12g. 4 thang-tuần.
Khám kỳ XI.– Bệnh nhân hết kinh, người khỏe, vui vẻ, sắc mặt tươi hồng, xin về nhà 1 tuần.
Mạch sáu bộ đều tốt, tuy nhiên cần chờ xem cho đến ngày điều kinh.
Thuốc:
Sài hồ 16g Hoàng câm 16g
Sinh địa 16g Bạch thược 10g
Cam tháo 4g
Ra Viện, ngày 13-10-78. Địa cốt bì 12g
THẢO LUẬN
Bệnh lý
Kinh kỳ trồi sụt, khi đầu tháng, khi giữa tháng, khi cuối tháng, khi vài ba thang thấy 1 lần, khi một tháng thấy 2 – 3 lần khi nhiều khi ít, không theo đúng tuần tự lưu hành đúng ngày đúng tháng của nó là khí huyết rối loạn, gọi tắt là LOẠN HUYẾT.
Kinh kỳ thất thường tháng nó dắt dây sang tháng kia, nhưng vài ngày lại thấy, kéo dài mấy năm dầm dề không dứt hẳn đi được, tên chữ gọi LÂM LỊCH BẤT LOẠN, nói nôm là RONG KINH.
Bệnh nhân này 22 tuổi, đang trong thời gian ba tuần thất (3 X 7) là cái tuổi huyết mạch đương thì, lại ở độc thân, bộ sinh dục còn nguyên vẹn, đúng ra đường kinh nguyệt của cô đúng ngày đúng tháng và đầy dủ tươi tốt mới phải, vậy mà đã loạn huyết lại rong kinh kéo dài 4 – 5 năm liền.
Huyết là chủ sự sống của con người, huyết ra rỉ rả 4 – 5 năm liền, hẳn là huyết đã hao hụt quá nhiêu, cho nên phía trong mí mắt dưới trắng lợt, hai quầng mắt thâm đen là can huyết mất, trong ngoài mới dưới trắng lợt là tỳ huyết mất. người mệt mỏi, sắc mặt trắng lợt nhăn nheo là âm huyết đã sút đi thì dừng khí cũng sụt theo không còn đủ sức đưa lên mặt, đưa ra ngoài mà đẹp tươi.
Năm nay cô 22 tuổi mà mác bệnh loạn huyết rong kinh đến 4-5 năm, vậy tính ra cô mắc bệnh từ 17 tuổi, khi mới phất, nói ra sợ mắc cỡ và cậy sức coi thường không chịu tìm thuốc uống ngay và có tìm thuốc mà không đúng thuốc; không tìm thuốc và không đúng thuốc, đều rất có hại. thêm vào đó, tuy bệnh vẫn hăng say cổng tác đủ đầy nhiệm vụ (cô nói) lại
cả nhân tố ấy lần lần làm cho trở thành loạn huyết rong kinh.
Y lý
Kinh huyết rỉ rả chảy ra kéo dài 4 – 5 năm, thời gian quá lâu. Phép trị: lâu thì phải vít lại (cửu giả khả cố) mất máu nhiêu thì phải bù trả, (tổn giả ích chi).
Hay bảo là máu ra nhiêu mà đã lâu ngày là hư hàn, thì phải ôn bổ tất cả tùy nghi, đúng lý điều trị thì phải khỏi, đó là tất nhiên.
Những khoảng thời gian dài ấy hẳn là điều trị đã nhiều, nào Nam y, Trung y cũng đã lương huyết, ôn bổ, cố sáp mà lại không khỏi, lại Tây y (Bệnh viện Từ Dữ) chuyền vào người 1 lít máu (bổ huyết) dã khỏi, khi về nhà lại rong kinh trở lại.
Tất cả tại sao? chưa phần giải đáp.
Khi tôi điều trị, vứt ý nghĩa đã kinh trị, nếu xem mạch mà tả xích trầm tiểu vô lực, hẳn là hư hàn nó mới rỉ ra lâu vậy thì phải ôn bổ, tức rót máu nóng (Quy, Thục, Khương) vào ổ máu, ổ máu dược ôn, ấm thì tự nhiên ngừng lại. không cần phải vít lại mà vít lại. tất phải khỏi.
Nhưng khi xem mạch, căn cứ vào mạch tay trái huyền xúc, tuy thấp xích thốn hai đầu đi nhỏ chìm xuống (trám tiểu) có thể ôn bổ, nhưng thấy bộ quan ớ giữa cứ đẩy cao lên mạnh, hiểu ràng sức đẩy cao mạnh đó là can khí còn đang bực tức muôn đẩy huyết ra nhiều nữa, nên không dám ôn bổ hãy tạm cho sơ tán, lương huyết, bình can rồi sẽ hay (thời khóa tôi khám bệnh nơi đây mỗi tuần cớ một sáng thứ sáu) tuần sau tái khám, cô uống thuốc ấy sau ba ngày kinh hết ngay, đó là may chứ có tài giỏi chi dâu?
Tuy nhiên xét ra cũng có định kiến:
Lâm lịch bất đoạn, tà vị sơ, kinh ra dầm dề mãi không dứt là có nhiệt tà xâm phạm (khách) vào huyết bào mà chưa sơ tán ra được, bởi vậy, nay cho uống sơ can lương huyết đã khỏi được, nếu bệnh này không căn cứ vào mạch, cứ bảo là hư chứng mà cho ôn bổ sẽ xảy ra băng huyết, kể như thê’ cũng là có hiểu biết phần nào đấy.
Cứ nhìn bệnh án mà tính ngày bệnh nhân ngưng kinh từ 30-07 đến 4 tháng 9 là 36 ngày, thời gian ngưng kinh ấy vui khỏe, nhưng sao sắc mặt hãy còn tái lợt, tôi cho là do lương huyết nhiều quá (Sinh địa, Hoàng cầm) nên thêm một chút ôn bổ (Quy, Khương) cho da dẻ hồng lên, nhưng vô hiệu Và như vậy, tháng 8 chưa có kinh, chưa phải là điêu kinh, đến 4-9 có kinh, mãi đến 22-9 mới hết cũng là còn kéo dài 19 ngày chưa phải là khỏi, thời gian kéo dài đến 10 ngày tôi cho là hư hàn đã dùng thuốc vít lại (A giao), Khương. Hương phụ) cũng không ngừng.
Thế là chỗ dùng thuốc này tôi hãy còn dốt.
Tôi lại trở về phép sơ can lương huyết như cũ, (nhưng có thêm Bạch thược) bệnh nhân uống vào lại khỏi ngay, khỏi ngay mà da dẻ sắc mặt đỏ hồng.
Tính ra bệnh ngưng kinh từ 22-9 đến 13-10 (ngày ra Viện) là 21 ngày.
Nếu trước sau cứ 1 chiều sơ can lương huyết (nhưng phải có Bạch thược) có lẽ bệnh nhân mau khổi hơn mà lại có cả điều kinh nữa, nên biết loạn huyết rong kinh này bơi huyết dã nhiệt lại có tà nhiệt, loại bệnh này nên lưu ý mạch xúc ớ tả quan.
Dược lý
Đơn thuốc 1 (28-07-78) sơ can lương huyết, vì tả quan có mạch xúc là can khí còn đang bực tức muốn đẩy huyết ra.
Đơn 2. cũng sơ can lương huyết.
Đơn 3. cũng sư can lương huyết nhưng sợ mát quá nhiều sẽ lạnh thận chăng, nên thêm Hắc khương làm máu ấm lại.
Đơn 4. thuốc này và ý nghĩa cũng như trên.
Đơn 5, thuốc và ý nghĩa như trên, nhưng thêm Đương quy bổ máu và nhờ Hắc khương dìm vào ổ máu.
Đơn 6, thuốc và ý nghĩa như trên, nhưng thêm Tục đoạn để giữ vững mạch Đới cho hết huyết trắng.
Đơn 7, thuốc và ý nghĩa như trên, nhưng bỏ Hắc khương vì gặp ngày hành kinh.
Đơn 8, kinh hành đã quá 10 ngày chưa ngưng, bỏ đơn trên, uống thuốc mới, Hắc khương dẫn A giao vào ổ máu để ôn kinh và vít lại, (cố sáp) vít lại thì phải có Hương phụ để thông khí.
Đơn 9, mạch hai tay có sác, bỏ đơn mới, trở về đơn cũ để sơ can, lương và huyết và thêm Bạch thược, dể đi với Sài hồ mà bình can.
Đơn 10, thuốc và ý nghĩa như trên, thềm Địa cốt bì để mát da thịt và Thăng ma để thanh vị nhiệt cho hết lở môi.
Bệnh nhân nghỉ 1 tuần về quê, không thuốc.
Đơn 11, thuốc và ý nghĩa như trên, bỏ Thăng ma vì đã hết lở môi bệnh nhân vui khỏe, sắc mặt và môi má đỏ hồng tươi đẹp, xin ra Viện để trở v’ê phục vụ công tác, xét ra chưa phải là đã diều kinh, nhưng đã mạnh, cho ra Viện, (13-10-1978).