Con gái sau khi thành hôn trên 1 năm, chồng vô bệnh mà vợ không sinh đẻ hoặc đã sinh đẻ 1, 2 lần rồi mà mấy năm lại không sinh đẻ nữa, đều gọi là chứng không chửa đẻ.

Nguyên nhân không chửa đẻ có thể chia ra hai loại: một loại thuộc về sinh lý thiếu thốn về tiên thiên, một loại thuộc về hiện tượng bệnh lý của hậu thiên ở bài này chỉ nói qua về chứng không đẻ thuộc về bệnh lý.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nguyên nhân bệnh không chửa đẻ có rất nhiều, trên lâm sàng thường thấy có 5 loại là: hư hàn, huyết hư, đờm thấp, can uất và huyết nhiệt. Nay phân biệt trình bày hư sau:

  • Hư hàn

Lúc hành kinh do giữ gìn không cẩn thận ăn nhiều đồ sống lạnh, hoặc hóng gió lạnh làm cho hàn tà xâm nhập vào kinh huyết, kết đọng ở tử cung, hoặc phòng dục không dè dặt, hoặc ngồi lâu chỗ đất ướt, tổn hại đến thận khí, mà mạch Xung, Nhâm không sung túc, hoặc chân phương không đầy đủ, không hoá thành khí thành thuỷ mà hàn thấp dồn vào trong tử cung.

  • Huyết hư

Thân thể vốn yếu, âm huyết kém thiếu, mà không giữ được tinh.

  • Đờm thấp

Phụ nữ béo mập, sức vóc tương đối tốt, ăn uống rượu thịt nhiều sinh ra đờm thấp, tắc đọng ở tử cung mà không giũ được tinh.

  • Can uất

Tâm tình không thư thái, can khí uất kết sơ tiết không bình thường làm cho khí huyết mất điều hoà.

  • Huyết nhiệt

Uống nhiều thuốc ôn nhiệt quá, hoặc huyết hư hoả thịnh, nhiệt ẩn nấp ở mạch Xung, Nhâm.

BIỆN CHỨNG

Không chửa đẻ là một chứng hậu tổng quát do nhiều nhân tố sinh bệnh khác, mà biểu hiện ra ở chứng trạng cũng có chỗ khác nhau, nên trên lâm sàng cần phải phân biệt rành mạch:

  • Chứng hàn hư

Bụng dưới giá lạnh, nổi đau thất thường, kỳ kinh có lúc muộn, sắc huyết nhợt nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm sắc, kiêm thận hư thì tinh thần hơi kém, ngày thường lưng đau chân mỏi, tiểu tiện hơi nhiều, kinh huyết ra ít, ít tình dục, chất lưỡi nhợt, rêu bình thường, mạch trầm trì, chân dương không sung túc thì lưng đau như gãy, sắc mặt vàng xám, cảm thấy bụng dưới lạnh, chân tay mỏi mệt, chân lạnh mà nhức mỏi. miệng nhạt vô vị, thích ăn đồ cay, kinh nguyệt hơi muộn, có chứng bạch đới, đái rắt hoặc đái không cầm. chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhớt mà trơn, mạch trầm nhược.

  • Chứng huyết hư

sắc mặt úa vàng, tinh thần hơi kém, hình thế suy yếu, đầu choáng mắt mờ, kinh nguyệt ít sắc nhợt, có lúc ra muộn, lưỡi nhợt rêu mỏng, mạch hư sác hoặc trầm tế.

  • Chứng đờm thấp

Sắc mặt trắng bệch, hình thể béo mập, đầu choáng, tim hồi hộp, bạch đới đặc dính mà nhiều, hoặc có kinh mà không đều, sắc nhợt mà nhiều, lưỡi nhợt rêu nhớt, mạch hoạt.

  • Chứng can uất

Tinh thần thường uất ức không vui, không thích nói cười, ngực sườn không thư thái hoặc bụng trướng, hay nằm mộng, kinh nguyệt sớm muộn không đều, chất lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi trắng hơi có nhớt hoặc mỏng vàng, mạch huyền sác.

  • Chứng huyết nhiệt

Hình thể không sút kém, ăn uống và đại tiểu tiện như thường, môi hồng mặt đỏ, trước khi hành kinh thấy nhức đầu chóng mặt họng khô miệng đắng, kinh nguyệt có lúc sớm, chất đặc mà nhiều, chất hơi đỏ hoặc bình thường, mạch sác.

CÁCH CHỮA

Chữa chứng không đẻ vẫn nên phân rõ chứng trạng, xét kỹ nguyên nhân bệnh để tuỳ chứng mà chữa. Ngoài việc chữa bằng thuốc ra còn cần chú ý ngăn ngừa tình dục, phòng dục có chừng, làm cho tâm chí vui tươi, tinh thần phấn khởi thì hiệu quả chữa bệnh lại càng tốt hơn. Hư hàn thì nên bổ hư, tán hàn, dùng bài Ngải phụ noãn cung hoàn (1) kiêm thận hư thì nên ôn dưỡng thận khí, bổ ích mạch Xung Nhâm, dùng bài Dục lân châu (2), chân dương không đầy đủ thì nên ôn dương cố thận, bồi bổ tỳ thổ để hoá thấp dùng bài Ôn bào ẩm (3), huyết hư thì nên dưỡng huyết bô thận dùng bài Dưỡng tinh chủng ngọc thang (4) làm chủ yếu; đờm thấp thì nên hoá đờm ráo thấp dùng bài Khải cung hoàn (5) can uất thì nên thư can giải uất, điều khí giúp tỳ, dùng bài Khai uất chủng ngọc thang

  • Huyết nhiệt thì nên thanh nhiệt tư âm dùng bài Thanh cốt tư thận thang (7) mà chữa.

PHỤ PHƯƠNG

  • Ngải phụ noãn cung hoàn (Thẩm thị Tôn sinh thư)
Ngải diệp 108g Xuyên khung 72g
Hương phụ 218g Bạch thược 72g
Đương quy 108g Hoàng kỳ 72g
Tục đoạn 51g Sinh địa hoàng 36g
Ngô thù đu 72g Quan quế 209g

Tán bột, nấu hồ với giấm làm hoàn bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 50 – 70 viên với nước giấm nhạt vào xa bữa ăn.

Vị thuốc Tục đoạn hiếm muộn
Vị thuốc Tục đoạn hiếm muộn
  • Dục lân châu (Cảnh nhạc toàn thư)
Bạch truật thố (sao) 72g Thục địa 144g
Phục linh 72g Thỏ ty tử 144g
Thược dược (sao rượu) 72g Đỗ trọng 72g
Xuyên khung 36g (sao rượu)
Chích thảo 36g Lộc giác sương 72g
Đương quy 144g Xuyên tiêu 72g

Đều tán bột, luyện mật làm hoàn bằng hòn đạn, mỗi lần uống 1,2 hoàn với nước sôi hoặc rượu vào lúc đói.

Đỗ trọng
Đỗ trọng
  • Ôn bào ẩm (Phó thanh chủ nữ khoa)
Bạch truật (thổ sao) 36g Sơn dược (sao) 12g
Ba kích (tẩm nước muối) 36g Khiếm thực (sao) 12g
Nhân sâm 12g Nhục quế (bỏ vỏ) 8g
Đỗ trọng (sao đen) 12g Phụ tử (chế) 12g
Thỏ ty tử (tẩm rượu sao) 12g Bổ cốt chỉ (tẩm muối sao) 8g

Sắc uống ấm, làm hoàn cũng được.

  • Dưỡng tinh chủng ngọc hành (Phó thanh chủ nữ khoa)

Đại thục địa (cửu chưng) 36g Bạch thược (sao rượu) 20g

Đương quy (rửa rượu) 20g Sơn thù du (chưng chín) 20g

Sắc uống

  • Khải cung hoàn (Kinh nghiệm phương)
Bán hạ (chế) 144g
Thương truật 144g
Hương phụ (tẩm nước giải trẻ em sao) 144g
Lục thần khúc (sao) 72g
Phục linh (nghiền sống) 72g
Trần bì (tẩm nước muối sao) 72g
Xuyên khung I08g

Cùng nghiền bột, nấu bánh làm hoàn bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 3 đồng với rượu ấm.

  • Khai uất chủng ngọc thang (Phó thanh chủ nữ khoa)

sắc uống

Đương quy (sao rượu)

Sa sâm

Mẫu đơn bì

Bạch truật (thố sao)

Mạch môn đông (bỏ lõi)

Thạch hộc

Huyền sâm (rửa rượu)

Ngũ vị tử (sao nghiền)

36g

20g

20g

12g

20g

8g

20g

10g

 

 

 

 

Bài trướcSữa tự chảy ra và cách điều trị hiệu quả
Bài tiếp theoChứng Ngứa âm hộ – điều trị đông y thuốc nam

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.