Thai chết lưu là tất cả các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Về tiến triển, thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng), hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu: Những nguyên nhân từ phía người mẹ như: Mẹ mắc các bệnh lý mãn tính: Viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp tăng, Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường…Mẹ bị nhiễm độc thai nghén từ thể nhẹ đến thể nặng đều có thể gây ra thai chết lưu. Mẹ bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng. Mẹ có tử cung dị dạng. Những nguyên nhân từ phía thai như: Rối loạn nhiễm sắc thể, Thai dị dạng, Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh, thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo, đa thai. Bên cạnh đó khoảng 20-50% không tìm thấy nguyên nhân. Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, ngoài ra khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra băng huyết nặng ở người mẹ sau sẩy hoặc đẻ.

Thai chết lưu trong y học cổ truyền

Thai nhi chưa sinh mà đã chết trong bụng mẹ không ra được trong y học cổ truyền gọi là Thai Tử Phúc Trung, Thai Tử Bất Hạ. Nguyên nhân gây nên thai chết lưu thường không ngoài hai nguyên nhân chính là Hư và Thực. Hư thường do Khí Huyết suy yếu khiến cho thai cũng bị thiếu khí và huyết nuôi dưỡng mà chết. Thực chứng do Khí Huyết bị ứ trệ. Nếu thai chết trong bụng thì nên xổ thai chết đó ra ngay, nếu không thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Phép điều trị thai chết trong bụng, phải tuỳ theo thể chất người có thai mới có thể dùng phương thuốc trục thai, nên phân hư nhiệt, thấp nhiệt, hàn thấp, khí hư, hay huyết hư, huyết trệ… để chữa trị. Điều trị theo y học cổ truyền phân theo các thể bệnh:

  1. Thực Nhiệt: Đàn bà thai chết trong bụng, sắc mặt đỏ, cơ thể khoẻ mạnh, mình nóng, miệng khát, bồn chồn, tức ngực, thở gấp, âm đạo chảy ra nước như nước huyết, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sẫm, hơi xanh, rêu lưỡi khô nhờn, đục vàng, mạch Huyền Sác.

Pháp: tán kết, tả thực nhiệt

Phương: Tản Thất Thừa Khí Thang (Tuyên Minh Luận)

Tản Thất Thừa Khí Thang Đại hoàng 20g Mang tiêu 20g Hậu phác(chế Gừng) 20g
Chỉ xác (sống) 20g Cam thảo (chích) 40g        
  1. Thấp Nhiệt: Có thai mà thai chết trong bụng, âm đạo chảy ra thứ nước nhớt vàng, sắc mặt bẩn tối, hoặc phát sốt rét, đầu sưng nặng, miệng có nhựa hơi đắng, miệng hôi thối, tức ngực, nôn mửa, bụng đầy trướng đau, mỏi lưng, chân sưng, nước tiểu vàng, lưỡi tím, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Phù Huyền Sác.

Pháp: thanh thấp nhiệt, hành khí trục ứ

Bình Vị Tán gia vị (Nữ Khoa Chuẩn Thằng)

Bình Vị Tán gia vị Thương truật 12g Hậu phác (sao Gừng) 12g Trần bì 12g
Cam thảo 4g Phác tiêu 8g        
  1. Hàn Thấp: Có thai mà thai chết trong bụng, mặt xanh nhạt, mặt và tay chân phù thũng, đầu nặng và sưng, cơ thể sợ lạnh, miệng nhạt, nhớt, tức ngực, bụng căng đau, mỏi lưng, đau xương, tiêu lỏng, tiểu không thông, chất lưỡi xanh, rêu trắng nhớt, mạch Trầm Sắc và Huyền.

Pháp: ôn thận trừ thấp

Dùng bài Giải Trảo Tán (Phụ Khoa Ngọc Xích)

Giải Trảo Tán Giải trảo (móng cua) 2 chén Quế tâm 40g Cù mạch 40g
Ngưu tất 80g            

Tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu nóng, lúc đói.

  1. Chứng Khí Hư: Thai chết trong bụng, thở khò khè, thở gấp, bụng đầy, lạnh đau, lưỡi xanh, mạch Đại mà không lực.

Pháp: ôn thận, bổ ích nguyên khí

Phương: Phò Luy Tiểu Phẩm Phương (Sản Phụ Tâm Pháp): Nhân sâm, Cam thảo, Xuyên khung, Nhục quế, Can khương, Đào nhân, Hoàng cầm, Giải trảo. Lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 40g, sắc nước uống lúc đói. Nếu chưa thấy ra thì uống tiếp một liều nữa.

  1. Huyết Hư: Thai chết trong bụng, mặt vàng, gầy ốm, hồi hộp, ngủ ít, động thì nôn oẹ, ngực bụng lạnh đau, lưỡi xanh nhạt, mạch Huyền Tế Sắc.

Pháp: dưỡng huyết, điều huyết

Phương: Phật Thủ Tán và Ô Kim Tán (Nữ Khoa Chuẩn Thằng)

Phật Thủ Tán và Ô Kim Tán Thục địa, (sao rượu) 40g Bồ hoàng 40g Đương quy 40g
Giao chỉ quế 40g Thược dược 40g Can khương (bỏ vỏ) 40g Phấn thảo 40g
Đậu đen 40g Bá thảo sương 20g        
               

Tán bột, mỗi lần dùng 4g..

  1. Huyết Trệ: Có thai, thai động ngừng, âm đạo chảy ra huyết dịch màu đen tím, lưng nặng đau dữ, huyết ra mầu tím xanh, mặt tím, lưỡi xanh, mạch Huyền Sắc.

Pháp: hành huyết khứ ứ

Phương: Đoạt Mạng Hoàn (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Đào nhân, Thược dược, Phục linh, Đơn bì, Quế chi đều 4g

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.