Sản hậu đái nhiều lần, thậm chí ngày đêm đến mấy chục lần, thì gọi là đái rắt. Nếu đi dầm dề luôn không dứt, hoặc đái són ra không thể giữ lại được thì gọi là đái không cầm (vãi đái)

Bệnh này tuy không phải là bệnh nặng nhưng người bệnh rất khó chịu cần phải kịp thời chạy chữa.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nguyên nhân sinh ra bệnh này chủ yếu là công năng của bàng quang mất bình thường.

Nội kinh nói: “Bàng quang không thông thì sinh chứng bí đái, không ước thúc được thì sinh chứng vãi đái” là đã nêu ra nguyên nhân chủ yếu của chứng đái rắt và chứng đái không cầm, Bệnh này tuy là bệnh ở bàng quang, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với phế và thận, vì thận là chủ về hai đường tiện lại cùng với bàng quang là biểu lý chủ về khí của toàn thân điều hoà đường nước mà thông xuống bàng quang. Nói tóm lại đều vì khí hư hãm xuống mà sinh ra. Nay phân biệt trình bày như sau:

  • Khí hư

Ngày thường thể chất yếu, hoặc sau khi đẻ nhọc mệt, khí hư hãm xuống không thu nạp được.

  • Thận hư

Sản hậu khí huyết không sung túc, mạch Xung, Nhâm khí hư, đến nỗi thận khí không vững chắc mà dẫn đến không chế ước được.

  • Bị thương tổn ở ngoài

Vì lúc đẻ tổn thương, giữ gìn không cẩn thận chỗ bị tổn thương do thủ thuật

BIỆN CHỨNG

  • Chứng khí hư

Sản hậu đái rắt hoặc đái không cầm, ngực tức không thư thái, nói năng nhỏ yếu, khí đoản hư hãm ở dưới, tay chân yếu sức, lưỡi nhợt, rêu ít, mạch tế mà nhược.

  • Chứng thận hư

Sắc mặt xám tay chân không ấm, lưng đau mỏi yếu, đái rắt hoặc không cầm, lưỡi nhợt rêu nhuận, mạch trầm trì.

  • Chứng bị tổn thương ở ngoài

Lúc đẻ tổn thương đến bàng quang tiểu tiện dầm dề không dứt, lưỡi và rêu bình thường, mạch hoãn.

CÁCH CHỮA

sản hậu đái rắt hoặc đái không cầm được đều do khí hư tổn mà sinh ra cách chữa chủ yếu là bổ khí để cố sáp, những thuốc thông lợi đều không nên dùng, nếu không thì chính khí càng hại, bệnh càng nặng.

Ngoài ra, còn nên tĩnh dưỡng, chớ nên lao động nhọc mệt, nhất là phải kiêng phòng dục.

Cách chữa cụ thể như: khí hư thì nên bố khí cố sáp dùng bài Bổ trung ích khí thang (1) gia Sơn thù du, Sơn dược làm chủ; thận hư thì nên bổ thận củng cố bàng quang, dùng bài Bát vị địa hoàng hoàn (2) gia Tang phiêu tiêu, Bổ cốt chỉ làm chủ; hư lắm thì dùng thêm Tang phiêu tiêu tán (3); bị thương ngoài thì dùng Hoàng kỳ đương quy tán (4) hoặc Bồ phu ẩm (5)

BÀI THUỐC SỬ DỤNG

  • Tang phiêu tiêu tán (Nữ khoa chỉ yếu)

Bạch truật 72g Cam thảo 12g

Gừng 3 lát Đại táo 10 quả

Tang phiêu tiêu 3 lạng (nướng =108g) Lộc nhung 8g

Bạch thược 12g Nhân sâm 12g

Vị thuốc Tang phiêu tiêu
Vị thuốc Tang phiêu tiêu

Bong bóng lợn 1 cái

Sắc uống.

  • Bồ phu ẩm (Nữ khoa chuẩn tháng)

Lụa tơ sống sác vàng1 thước (40 cm)

Bạch mẫu đơn căn bì (vỏ rễ mẫu đơn trắng) 1 đồng cân

Bạch cập 1 đồng cân

Dùng nước 1 bát, sắc đến khi lụa mềm nhũn, rồi lấy nước mà uống. Phụ: Phương thuốc xông, chữa tiểu tiện không thông:

sản hậu đái rát hoặc bí đái:

Tử tô 1 lạng Kinh giới 72g

Ngải diệp 20g Hành tăm 30 củ

Sắc nước đổ vào trong cái thùng nhỏ, nhân lúc nóng ngồi lên trên mà xông.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.