Thai nhi chết trong bụng mẹ, lâu không ra được gọi là bệnh Thai chết không ra. Bệnh này có thể xảy ra trong lúc có thai, cũng có thể xảy ra trong lúc sắp đẻ. Nếu thai chết trong khi mang thai, tất nhiên tự thấy thai không máy động nữa, bụng không to dần lên, mà lại hơi teo nhỏ lại, hoặc có lúc thấy âm hộ ra huyết, hoặc miệng thở ra thôi. Nếu lúc sắp đẻ mà bỗng dưng thai chết, ngoài việc thai không máy động, còn kém có những chứng bụng đầy, đau gấp, tức thở.
Ngoài ra còn có chứng thai teo lại, thường thấy vào lúc thai được 5 tháng, bụng không phình to lắm mà thai máy động không rõ rệt, phần nhiều do tỳ vị hư yếu hoặc khí huyết đều kém mà gây ra, nếu không chữa sớm thì thường hay bị chết trong bụng, trên lâm sàng cũng nên chú ý.
NGUYÊN NHÂN BỆNH
Chứng thai chết trong bụng có rất nhiều nguyên nhân có khi vì mẹ bị bệnh lâu ngày, khí huyết hao tổn, không nuôi dưỡng được thai nguyên, hoặc mẹ bị nhiệt bệnh ôn ngược, nhiệt tà làm hại đến thai mà thai chết, có khi vì thai to làm cho khó đẻ, đến nỗi bọc thai vỡ làm cho nước 01 cạn hết mà thai chết; ngoài ra còn có khi bị vấp ngã kinh sợ, tổn hại đến thai khí, hoặc lúc đẻ hộ lý không khéo léo, thủ thuật bừa bãi, hoặc cuống rau quàng cổ đứa bé nghẹt hơi mà chết hoặc đầu trẻ đã ra nhưng để lâu không đẻ được làm cho thai bị nghẹt mà chết. Còn về nguyên nhân thai chết không ra lại có thể chia ra làm 3 loại: khí huyết hư nhược, khí trệ, huyết hư:
- Khí huyết hư nhược
Có thai thể chất vốn yếu, khí huyết đều hư, không thể đẩy thai ra được.
- khí trệ
Do kính sợ tức giận uất ức, khí kết lại không thông, thai bị ngăn trở không thể đẻ được.
- Huyết ứ
Huyết ứ ngừng trệ làm cho khí không thông, không thể chuyển thai đưa xuống.
BIỆN CHỨNG
Chẩn đoán chứng thai chết không ra, trước hết cần phải chẩn đoán cho đích xác là thai chết hay sống, đối với nguyên nhân vì sao không ra được, cũng nên phân tích tổng hợp suy nghĩ một cách toàn diện, không nên cho bậy thuốc hạ mạnh quá. Người xưa xét nghiệm thai sống hay chết, chú trọng vào xét xem lưỡi và mạch của sản phụ, lại kết hợp với chứng trạng để chẩn đoán. Cho là lưỡi đỏ là thai nhi chưa chết; lưỡi xanh là thai đã chết rồi, đồng thời miệng tất có mùi hôi, mà oẹ mửa ra nước bọt, trong bụng lạnh, trướng đầy, đau gấp, tức thở thai không máy động, mạch tất huyền sác mà sáp. Lại còn nêu ra thai chết trong bụng thường có các chứng: Âm hộ ra huyết, hoặc chảy ra chất dịch như nước đậu đỏ, hoặc khi sắp đẻ nước chảy ra mãi, đầu thai nhi bị khô, những chứng ấy đều là thai đã chết. Những nhận thức trên đều tương đối hợp với thực tế. Căn cứ vào kinh nghiệm lâm sàng, thường thường thai chết trong bụng thì những chứng như miệng hôi thôi oẹ mửa. Thai không động đậy, âm hộ ra huyết hoặc ra chất lỏng (dịch thể) như nước đậu đỏ và mạch sắc là thường thấy nhiều hơn, còn lưỡi xanh đen trong bụng lạnh là ít thấy. Do đó chẩn đoán thai chết vẫn nên dựa vào chứng trạng và mạch tượng làm chủ yếu, không cần câu nệ vào sắc lưỡi xanh đen. Nếu không thì khó lòng mà chẩn đoán được chính xác.
Ngoài ra, người xưa còn căn cứ vào sắc mặt và chứng trạng, mà sơ bộ dự đoán được sự lành dữ của mẹ hoặc con thế nào, mà nhận rằng sắc mặt đỏ là mẹ sống, nếu mặt hiện ra sắc xanh là mẹ chết; lưỡi xanh là thai chết, hoặc lưỡi đen lưỡi xanh hoặc cả mặt lưỡi đều xanh, hai bên mép sùi nước dãi là mẹ con đều chết; mặt và lưỡi đều đỏ là cả mẹ con đều sống. Những lời bàn luận đó chỉ có thể tham khảo, đúng hay không sau này theo dõi và nghiên cứu thêm trên lâm sàng.
Nay đưa ra những chứng khí huyết hư nhược, khí trệ và huyết ứ phân biệt bàn luận sau đây:
- Chứng khí huyết hư nhược
Thai không thấy động đậy, hoặc chảy ra huyết đỏ nhợt, tinh thần mệt mỏi, hình thể gầy yếu, sắc mặt xanh nhợt, không muốn ăn uống, tim hồi hộp, khí đoản, hoặc miệng có mùi hôi, hoặc trong bụng lạnh đau, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch đại mà sáp.
- Chứng khí trệ
Trong thời kỳ mang thai, sắc mặt xanh xám, thai không máy động hoặc ra nước vàng dính nhầy, hoặc ra chất nước đỏ, miệng thở ra hôi hoặc lợm mửa ra bọt, ngực tức, bụng trướng, ợ hơi, bụng đầy mà đau, hoặc lúc đẻ thai chết trong bụng, ngực tức tối, thở gấp, chất lưỡi thường hoặc hơi xanh, rêu vàng nhớt, mạch trầm huyền mà sáp.
- Chứng huyết ứ
Có mang thai động, bỗng nhiên ngừng hẳn, hoặc khi đẻ còn chết trong bụng, lưng mỏi bụng đau kịch liệt, âm hộ chảy ra huyết bầm đen, miệng thở ra hôi. mạch trầm sáp.
CÁCH CHỮA
Chữa chứng thai chết không ra, nguyên tắc là cho thai ra là chủ yếu, nhưng cần phải căn cứ vào thể chất người mẹ mạnh hay yếu mà cẩn thận dùng thuốc, không nên công phạt mãnh liệt tổn hại đến chính sản phụ, để khỏi dẫn đến hậu quả không tốt.
Nếu vi khí huyết hư nhược thì nên bồi bổ khí huyết thêm vào thứ thuốc trục thai, dùng bài Liệu nhi tán (1); khí trệ thì nên thuận khí thành trệ, dùng bài Gia vị bình vị tán (2) huyết ứ không xuống thì nên hành huyết trục ứ dùng bài Thoát hoa tiễn (3). Nếu người có thai mà khí huyết hư, thai chết không ra, trước hết cần phải giữ căn bản tức là bổ khí huyết đợi cho chính khí khôi phục rồi sau mới công hạ. Lúc chữa bệnh cần nhất là phải căn cứ vào tình hình cụ thể, mà châm chước điều trị.
CÁC BÀI THUỐC SỬ DỤNG
Liệu nhi tán (Phó thanh chủ nữ khoa)
Nhân sâm 36g Quỷ cựu 12g (thuỷ phi)
Đương quy 72g Nhũ hương8g (bỏ đầu)
Xuyên ngưu tất 20g
Sắc uống.
- Gia vị bình vị tán (Nữ khoa chuẩn thắng)
Hậu phác 12g Mang tiêu 8g
Thương truật 12g Cam thảo 4,8g
Trần bì 12g(sao nước gừng)
Bốn vị trên đem sắc lúc uống cho Mang tiêu vào thêm rượu mà sắc chung.
- Thoát hoa tiến (Cảnh nhạc toàn thư)
Xuyên khung 8g Ngưu tất 8g
Đương quy 28g Xa tiền tử 6g
Nhục quế 4g
Sắc uống ấm.
Xem tiếp
http://thuocchuabenh.vn/benh-san-khoa/thai-chet-trong-tu-cung-thai-chet-luu.html
http://thuocchuabenh.vn/dong-y-chua-benh/dong-y-chua-thai-chet-luu.html