ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỦA
CỘT SỐNG CỔ
-
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Cột sông cổ (CSC) nối từ lỗ chẩm đến đốt Ngực thứ nhất (D1), là trụ cột để giữ và vận động đầu.
Cột sông cổ gồm 7 đốt sống, 5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ – Ngực: C7 – D1), giữa đốt sống C1 – C2 không có có đĩa đệm).
Mỏm ngang có lỗ ngang (transverse foramina) hay lỗ động mạch đốt sống (vertebroarterial foramen).
Cột sống cổ gồm hai vùng chính: CSC trên (C1– C2) và CSC dưởi (C3 – C7), cấu trúc của các đốt sông cổ ở hai vùng này khác hẳn nhau. Đoạn cột sông cổ cong ra trước, di động nhiều nên dễ bị thương tổn (nhất là ở đoạn chuyển tiếp C5– C6), các mỏm khớp hơi nghiêng dễ bị sai khốp đốt sống.
Do cấu tạo của đoạn cột sông cổ trên và dưới có khác nhau nên bệnh lý cột sống cổ được chia làm hai vùng. Bệnh lý đoạn CSC trên thường liên quan đên các dị dạng như hở cung sau C1, thiếu mỏm nha dẫn tối trật khớp C2– C3 bẩm sinh, chấn thương gẫy mỏm nha (chấn thương cột sông cổ trên chiếm khoảng 10% của chấn thương cột sông cổ nói chung. Chấn thương gẫy mỏm nha chiếm khoảng một nửa sô bệnh nhân chấn thương cột sống cổ trên). Bệnh lý đoạn cột sông cổ dưối thường liên quan đến chấn thương và TVĐĐ.
-
CẤU TRÚC CỘT SỐNG CỔ TRÊN VÀ DƯỚI
- Cột sông cổ trên (C1– C2)
Đốt C1 không có thân đốt, chỉ gồm hai cung trước và sau nối vối nhau bằng hai khối bên (mass lateralis) dùng làm điểm tựa cho sọ (vì thế đốt C1 còn được gọi là đốt đội – atlas). Đốt C1 tiếp khớp ở trên với hai lồi cầu xương chẩm. Đốt C2 có thân đốt như các đốt từ C3 đến C7 nhưng còn có thêm mỏm nha (odontoid process) (cao l,5cm) dính liền vào thân đốt, làm trục tựa để đốt C1 quay quanh mỏm nha nên biên độ xoay cổ rất rộng (vì thế dot C2 còn được gọi là đốt trục – axis)
Hình 1.1. Đốt C1 (nhìn trên)
- Củ trước,2. Cung trước,
- Diện khớp với mỏm nha,
- Khối bên, 5. Mỏm ngang, 6. Lỗ ngang, 7. củ của dây chằng ngang, 8. Lỗ đốt sống, 9. Rãnh động mạch đốt sống, 10. Cung sau, 11.Củ sau, 12. Diện khớp trên – khớp với lồi cầu xương chẩm.
Hình 1.2. Đốt C2(nhìn trước)
1. Mỏm nha, 2. Diện khớp trước – khớp với đốt C1, 5 3. Cuống, 4. Thân, 5. Khối bên, 6. Mỏm ngang, 7. Diện khớp dưới khớp với C3, 8. Diện khớp trên – khớp với C1.
- Cột sống cổ dưới (C3– C7)
- Đơn vị vận động
Cột sống cổ dưối có các đơn vị vận động (motion segment) giống như đoạn cột sông thắt lưng. Theo Schmorl G. Junghans R. (1968), đoạn vận động là một cấu trúc chức năng của cột sổng. Cột sống người có 23 đoạn vận động, cao nhất là đoạn C2 – C3 thấp nhất là đoạn L5– S1 Thành phần cơ bản của đoạn vận động gồm:
- Đĩa đệm (nằm trong khoang gian đốt) gồm nhân nhầy vòng sợi và mâm sụn.
- Hai nửa thân đốt sống lân cận.
- Dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng.
- Khớp đốt số
- Lỗ gian đốt sống.
- Tất cả các phần mềm ở cùng đoạn cột sống tương ứng.
- Mỏm móc và khớp mỏm móc – đốt sống (uncovertebral joints)
Mặt trên thân đốt từ C3 đến C7 có thêm hai mỏm móc (processus uncinatus) hay mấu bán nguyệt (uncus). Mấu bán nguyệt có chiều cao 3,5 mm ôm lấy góc dưới của thân đốt sống phía trên, hình thành khớp mỏm móc – đốt sống (khớp Luschka). Các khớp này cũng được phủ bằng sụn và cũng có một bao khớp chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp này là giữ cho đĩa không bị lệch sang hai bên. Khi khớp này bị thoái hoá, gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống và chèn ép rễ thần kinh ỏ đó.
Theo Cailliet (1977) trong một chừng mực nhất định mấu bán nguyệt có thể bảo vệ cho ống sống và các thành phần trong lỗ gian đốt sống không bị đè ép đột ngột, tránh TVĐĐ lồi vào hướng đó:
- Đốt C1
- Mỏm nha C2
- Mấu bán nguyệt và khớp Luschka
Hình 1.5. X quang CSC (phim thẳng)
- Góc hàm, 2. Mỏm gai C2, 3. Sừng của sụn giáp trạng đã hoá vôi 4. Khớp Luschka, 5. Mỏm ngang C7, 6. Mỏm ngang T1, 7. Không khí trong khí quản.
1.Dây chằng dọc trước
Dây chằng dọc trước (anterior longitudinal ligament) phủ mặt trưốc thân đốt sông, kéo dài từ mặt trưốc xương cùng đến lồi củ trước đốt sông CI và đến lỗ chẩm lớn. Nó ngăn cản sự ưỡn quá mức của cột sống.
- Dây chằng dọc sau
Dây chằng dọc sau (posterior logitudinal ligement) phủ mặt sau của thân đốt sống, chạy trong ống sống từ nền xương chẩm đến mặt sau xương cùng. Nó ngăn cản sự gấp quá mức của cột sống và TVĐĐ ra sau.
Dây chằng dọc sau được phân bố nhiều tận cùng thụ thể đau nên nó rất nhạy cảm với đau.
Các sợi của dây chằng dọc sau ở vùng cổ không tập trung dày đặc ở vùng giữa mà trải đều trong phạm vi mặt trưốc của ống sống, cùng với sự có mặt của mỏm móc nên ít gặp thoát vị đĩa đệm cột sông cô ở lỗ gian đốt sống mà hay gặp TVĐĐ trung tâm và cạnh trung tâm. Tuy nhiên, dây chằng này không bám sát đến bò sau mỏm móc nên vị trí đó cũng là điểm yếu dễ xảy ra thoát vị bên.
- Dây chằng vàng
Dây chằng vàng (flavum ligament) là tô chức sợi đàn hồi màu vàng phủ phần sau của ống sông, bám từ lá đốt sống (lamina of vertebra) phía dưới đến lá đôt sống phía trên của các cung đốt sông liền kề và tạo thành thành sau của ống sống.
Dây chằng vàng ở cột sống cổ mỏng hơn ở đoạn cột sống lưng, dày nhất là ở đoạn cột sông thắt lưng.
Dây chằng vàng ngăn cản sự tách ròi của các lá đốt sốhg, do đó ngăn cản sự gấp quá mức và đột ngột của dot sống và cũng ngăn chặn TVĐĐ.
Dây chằng vàng có khả năng đàn hồi mạnh và rất bền vững để duy trì đường cong sinh lý của cột sống và giúp cho cột sống duỗi thẳng sau khi cúi
Dây chằng vàng đôì lập với các dây chằng thân đốt, hạn chê sự nén ép quá mức lên các đĩa đệm, nên cũng ngăn cản TVĐĐ ra sau.
Phì đại dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp Ống sống cổ từ phía sau.
- Dây chằng liên gai và dây chằng trên gai
Dây chằng liên gai (interspinous ligament) nôì các mỏm gai vói nhau.
Dây chằng trên gai (supraspinous ligament) là dây mỏng chạy qua đỉnh các mỏm gai, góp phần gia cô phần sau của đoạn vận động cột sống khi đứng thẳng và khi gấp cột sống tối đa.
Những đặc điểm của hệ thống dây chằng cột sống cổ kể trên có liên quan trực tiếp đến THCSC và TVĐĐ cột sông cổ.
- ỐNG SỐNG CỔ
- Ống sông cổ
Bình thường ống sống cổ có hình ô van, dài 14 cm đi từ C1– C7, gồm hai phần: ổng xương và ống dây chằng:
- Ông xương: được cấu tạo bởi các thân đốt sống, các cuống và cung sau đốt sống.
- Ông dây chằng được cấu tạo bởi ba thành:
Thành trước gồm mặt sau thân đốt sống được phủ bởi dây chằng dọc sau, có một đám rối tĩnh mạch nằm giữa mặt sau của thân đốt sông và dây chằng dọc sau.
Thành bên là những mỏm khớp của các khớp gian đốt sống được bọc bởi các bao hoạt dịch và dây chằng bao khớp (capsular ligament)
Thành sau là dây chằng vàng.
- Đường kính ông sông cô
- Đường kính trước – sau cắt ngang cuống (peduncle) của C4, C5, C6, C7 bằng hoặc hơn 14 mm; dưới 11 mm được coi là hẹp ống sông cổ.
- Đường kính trước sau của ống sống vùng đốt sống C1-C2 rất rộng. Trường hợp trượt thân đốt C1 kèm theo sự di chuyên của mỏm nha ra sau dưới nửa thân đốt. có thể vẫn chưa bị chèn ép tuỷ.
- TUỶ SỐNG CỔ
- Đặc điểm giải phẫu tuỷ sông cổ
Tuỷ sông nằm trong ống sống, được bao bọc bởi ba màng: màng cứng, màng nhện và màng nuôi. Giữa màng nhện và màng mềm là khoang dưới nhện, chứa dịch não tuỷ (xem Lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 1998, trang 264).
- Đường kính trung bình của tuỷ sống là 1 cm. Đường kính này to ra ở phình tuỷ cô (C5– D1). Các rễ từ C5-D1 tạo nên đám rốì thần kinh cánh tay chi phối cho toàn bộ chi trên.
- Tuỷ sông cổ có 8 khoanh tuỷ, tách ra 8 đôi rễ trước chi phôi vận động và 8 đôi rễ sau chi phối cảm giác. Rễ trước và rễ sau sát nhập sau hạch gai (spinal ganglion) thành một rễ thần kinh cổ nằm trong lỗ gian đốt sống, ở vùng cổ các rễ chạy ngang sang bên (rễ C1 thoát ra ở phía trên đốt sống C1, còn rễ C8 thoát ra ở giữa đôt sông C7-D1) nên mức của tuỷ sông và rễ là ngang nhau. Trong TVĐĐ cột sông cổ thể trung tâm sẽ chèn ép tuỷ từ phía trước, vào sừng trước, gây rối loạn vận động. TVĐĐ cột sống thể cạnh trung tâm chèn ép cả tuỷ lẫn rễ thần kinh gây ra hội chứng chèn ép rễ-tuỷ.Thoát vị lỗ gian đốt sống thì đặc trưng bởi triệu chứng rễ cổ.
- Mạch máu nuôi dưỡng tuỷ cô
Mạch máu nuôi dưỡng tuỷ cổ được sắp xếp thành 3 hệ thông:
- Hệ thông các động mạch tuỷ sông:
Gồm có một động mạch tuỷ trưốc và hai động mạch tuỷ sau.
+ Động mạch tuỷ trước (anterior spinal artery): bắt nguồn từ động mạch đốt sông hai bên đoạn trong sọ đi xuống gặp nhau tại ngang đốt sông Cj, họp thành động mạch tuỷ trước, cung cấp máu cho 2/3 tuỷ trước.
+ Động mạch tuỷ sau (posterior spinal artery): bắt nguồn từ động mạch tiểu não dưổi-sau (inferior posterior cerebellar artery) (nhánh của động mạch đôb sông, cung cấp máu cho vùng sau của tuỷ (cột sau, sừng sau).
- Hệ thông động mạch rễ
Động mạch rễ bắt nguồn từ động mạch đốt sông, sau khi đi qua lỗ gian đốt sống và màng cứng thì chia thành hai nhánh: động mạch rễ trước và động mạch rễ sau:
+ Động mạch rễ trước: theo rễ trưóc vào tuỷ sống, nối với động mạch tuỷ trước thành một mạng trước tuỷ.
+ Động mạch rễ sau: theo rễ sau vào tuỷ sông, nốì với động mạch tuỷ sau thành một mạng sau tuỷ
Phía trưốc bên phải tuỷ có hai động mạch rễ trưởc xuất phát ngang đoạn tuỷ C3 và C7, bên trái có hai động mạch xuất phát ngang đoạn tuỷ C3 và C6. Phía sau có hai động mạch xuất phát ngang đoạn tuỷ c3 và C5.
Sự phân bô’ mạch máu của các động mạch rễ không có đặc điểm rõ ràng về khoanh đoạn.
– Mạng lưới mạch vành
Hệ động mạch nuôi tuỷ chuyên biệt được thành lập bởi mạng lưới mạch vành, do các nhánh của động mạch vành đi từ động mạch rễ trước và sau tạo nên từ mạch vành tách ra nhiều mạch nhỏ, đi vào phần ngoại vi chất trắng của tuỷ. Các động mạch rãnh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu cho chất xám tuỷ sông (nó thoát ra từ động mạch tuỷ trước). Ngoài ra nó tham gia cung cấp máu cho cột trưốc và bên (trừ phần ngoài do các nhánh động mạch thoát từ hệ thốhg mạch vành).
Vòng động mạch Willis có vai trò rất quan trọng trong cung cấp máu cho đoạn tuỷ cổ, nhất là trong các trường hợp thương tổn động mạch đốt sông.
Hình 1.10: Vùng phân phối máu của động mạch tuỷ trước và động mạch tuỷ sau:
1. Động mạch tuỷ trước 4. Động mạch rễ
2. Động mạch rãnh 5. Động mạch rễ trước
3. Động mạch tuỷ sau 6. Động mạch rễ sau
TVĐĐ trung tâm sẽ chèn ép vào động mạch tuỷ sông trước gây thiếu máu cục bộ ở vùng tuỷ tương ứng-. Nếu chèn ép cấp tính sẽ gây phù tuỷ, chèn ép mạn tính sẽ gây thoái hoá tuỷ khó hồi phục.
-
DÂY THẦN KINH cổ
Có 8 đôi dây thần kinh cổ. Dây thần kinh cổ khi ra khỏi lỗ gian đốt sống được chia thành hai ưhánh; nhánh trước các dây C1 – C4 tạo thành đám rôi thần kinh cánh tay. Nhánh sau chi phôi cho da và cơ ở sau gáy.
- Vận động
– Các nhánh của đám rối cổ sâu chi phối (đám rối cô sâu do các nhánh bên của đám rốì cổ tạo nên) (Xem Hồ Hữu Lương- Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 1996, 20-22):
+ Nhánh vận động cho cơ ở cột sông, cơ thang, cơ ức đòn chũm (hai cơ này còn được dây XI chi phối)
+ Nhánh xuống của đám rối cổ (do C2, C3 tạo nên) cho các nhánh vận động cơ dưới móng.
+ Dây hoành do C4 và nhánh nhỏ của C3, C5 tạo nên, tói vận động cho cơ hoành
- Nhánh C5 chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ (qua trung gian dây thần kinh mũ) và cho các cơ trên, dưói bả vai (qua dây thần kinh trên bả).
- Nhánh C6 chi phối vận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước
- Nhánh C7 chi phối vận động cơ tam đầu
- Nhánh C8 chi phôi vận động cho cơ gấp ngón tay.
- Cảm giác
Nhánh Cp C2, C3 cho nửa sau của đầu (trong đó có dây thần kinh chẩm lớn: n.Arnold)
Nhánh C4 cho vùng vai
Nhánh C5, C6, C7 cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1,2,3.
Nhánh C8, D! cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5
- Phản xạ gân xương
- Nhánh C5 chi phôi phản xạ gân cơ nhị đầu
- Nhánh Cg chi phối phản xạ gân cơ nhị đầu và trâm quay.
- Nhánh C7 chi phôi phản xạ gân cơ tam đầu
Trong THCSC, khoảng 65% bệnh nhân có hội chứng rễ. Trong số bệnh nhân có hội chứng rễ do THCSC thì chủ yếu là thương tổn rễ C5, C6 (khoảng 50%) rồi đến thương tổn rễ CS C2 (khoảng 30%).
-
SỰ PHÂN BỐ THẦN KINH ở CỘT SỐNG cổ
Luschka (1950) đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ, xuất phát từ hạch cạnh sông (được gọi là nhánh màng tuỷ- r.meningicus). Nhánh này được bổ sung những sợi giao cảm của các hạch giao cảm thuộc chuỗi hạch giao cảm cạnh sống cổ, quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong ống sông (được gọi là dây thần kinh quặt ngược Luschka). Các dây thần kinh này chi phôi cho bao khớp gian đốt sông, cốt mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tuỷ sống và mạch máu. Khi dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau.
Có 2-3 đôi hạch thần kinh giao cảm cổ: hạch giao cảm cổ trên, hạch giao cảm cổ giữa và hạch sao (do hạch giao cảm cổ dưới kết hợp vối hạch giao cảm ngực trên). Các hạch giao cảm nằm ỏ mặt trước đốt sống và sau bó mạch thần kinh cổ. Hạch giao cảm cổ trên nằm ở mặt trưốc bên của thân đốt cn và cni. Hạch giao cảm cổ giữa nằm ở mặt trước mỏm ngang của thân đốt C6. Hạch sao nằm giữa mỏm ngang của đốt cvn và phần cổ của xương sườn I, sau động mạch dưới đòn.
Hạch giao cảm cô trên phân nhánh cho các rễ cr C4
Hạch giao cảm cổ giữa phân nhánh cho các rễ C5-C6
Hạch sao phấn nhánh cho các rễ C7– D2.
Ba hạch giao cảm cổ này phân bố thần kinh thực vật tối vùng đầu mặt cổ và hai tay.
Các hạch thần kinh giao cảm cổ còn phân nhánh cho tim, và các cơ quan nội tạng khác. Ngoài ra còn tách các nhánh hình thành đám rối giao cảm quanh động mạch đốt sống, động mạch cảnh. Do đó, khi bị THCSC và TVĐĐ cột sống cổ, ngoài các triệu chứng chèn ép rễ, chèn ép tuỷ còn có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỘT SỐNG cổ
Cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình; đồng thời tham gia vào việc định hướng trong không gian và điều khiển tư thế. Cột sống cổ có ba chức năng (bảo đảm cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng; chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tuỷ:
- Chức năng vận động
– Cột sông cổ là đoạn cột sống mềm dẻo nhất. Cột sông cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sông thắt lưng là do:
+ Đốt sông Cj có thể quay quanh Cn
+ Khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp cho phép chuyên động trượt giữa các thân đốt nên có thê gấp, duỗi cổ dễ dàng.
+ Khả năng đàn hồi của đĩa đệm
– Tầm hoạt động của cột sống cổ bình thường:
Động tác gấp đạt tới mức cằm chạm vào ngực.
Động tác duỗi đạt tới mức ụ chẩm ở tư thế nằm ngang.
Động tác nghiêng có thể đạt tới mức tai chạm đầu trên xuống cánh tay. Động tác xoay có thể đạt tới mức cằm ở trên vai.
Sô’ đo trung bình tầm hoạt động của người Âu Mỹ do các hội y học nghiên cứu và của người Việt Nam được trình bày ở bảng 1.1 (cột 1: Uy ban lượng giá y khoa về khiếm khuyết thể chất tạp chí hiệp hội y học Mỹ (JAMA), cột 2: ủy ban khảo sát cử động khớp Viện hàn lâm Mỹ 1965, cột 3: Hiệp hội chỉnh hình các nước nói tiếng Anh họp tại Vancouver (Canada, 1962), cột 4: số đo trung bình tầm hoạt động khớp cột sống cổ ở 200 thanh niên Việt Nam bình thường, tuổi 21-25 (đo bằng khởp kế của Hồ Hữu Lương, nhóm nghiên cứu Hồ Hữu Lương và CS (Nguyễn Duy Thành, Nguyễn Bạch Đằng, Nguyễn Thanh Long, Lê Quý Hùng, Dương Quang Huy).
Theo: Gs. Hồ Hữu Lương và Cộng sự.