Ô mai hoàn

Thành phần:

Ô mai

300g

Tế tân

180g

Can khương

300g

Đương quy

120g

Bào phụ tử

180g

Thục tiêu

120g

Quế chi

180g

Hoàng bá

180g

Hoàng liên

300g

Nhân sâm

180g

Cách dùng:

Các vị thuốc trên làm thành bột trộn đều, tẩm Ô mai vào dấm 50% ngâm qua đêm, loại bỏ hột, đánh nát, nấu chín, hoà với bột nói trên, thêm mật làm hoàn, mỗi lần uống 9g, mỗi ngày 1-3 lần, lúc bụng đói, uống với nước ấm. Cũng có thể sắc nước uống, liều lượng châm chước theo tỷ lệ ở bài gốc.

Công dụng:

Ôn tạng yên giun đũa.

Chủ trị:

Chứng giun đũa. Chốc chốc đau bụng, bứt rứt muốn oẹ, ăn vào nôn ngay, thường tự nôn ra giun, tay chân lạnh co quắp, cũng dùng để trị lị lâu ngày, tả lâu ngày.

Phân tích phương thuốc:

Trong phương dùng cái chua của Ô mai để hạn chế sự vận động làm yên giun đũa quẫy nhiễu; Thục tiêu, Tế tân tính ấm vị cay ôn tạng khu hàn, còn có khả năng đuổi giun đũa; Hoàng liên, Hoàng bá đắng, thanh nhiệt. Can khương, quế chi, Phụ tử ôn trung để khử hạ hàn; Nhân sâm, Đương quy bổ dưỡng khí huyết, điều hoà âm dương, trị tứ chi lạnh co quắp. Phối hợp sử dụng các thuốc, dùng song song cả hàn lẫn nhiệt, kiêm cố cả chính cả tà, để trị hàn nhiệt thác tạp mà chính khí hư nhược lãnh quyết vì giun, lỵ lâu ngày, tả lâu ngày thì đây là phương thuốc rất thích hợp.

Gia giảm:

Nếu người bệnh không nóng trên thì khử bỏ Hoàng liên, Hoàng bá.

Nếu không có hàn chứng thì có thể khử bỏ Can khương, Phụ tử; người thể thực khử bỏ Đẳng sâm, Đương quy; đồng thời có thể gia thêm Đại hoàng để tống giun ra ngoài.

Ứng dụng lâm sàng:

Ngày nay thường dùng để điều trị viêm túi mật, giun chui ống mật, tắc ruột vì giun đũa, bệnh huyết hấp trùng.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.