SÁCH “ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH”

Thiết chẩn: xét đoán bộ mạch.
Bốn phép chẩn ấy gọi tắt là Vọng, Văn, Vấn, Thiết.
Vọng, Văn, Vấn, Thiết: 4 tên gọi thuộc hành động của 4 bộ phận (mắt, tai, miệng, tay) tuy khác nhau, nhưng khi sử dụng phải liên hiệp với nhau để đúc kết mà biết bệnh.
Vọng, Văn, Vấn, Thiết: tuy có xếp thứ tự trước sau (1.Vọng 2.Văn. 3.Vấn. 4.Thiết) đó là nói, trước nhìn hình sắc người bệnh (vọng), rồi nghe tiếng nói (văn), hỏi thêm bệnh căn (vấn), sau cùng mới thiết mạch (thiết), hầu như không thể đảo lộn. Nhưng chỉ cần biết rằng : “vọng là sơ khởi mà thiết là tối hậu”. Còn Vọng, Văn, Vấn có thể linh động trong chung một lúc, hay khi thiết mạch đồng thời Vọng, Văn, Vấn cũng đựơc, miễn là thầy thuốc có đủ khả năng tinh thần và tài nghệ. Tuy nhiên, bắt Mạch đúng là một chuyện rất khó, bởi vì nó tùy thuộc vào cảm nhận bằng đầu ngón tay của người Thầy thuốc. Bắt mạch phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài.

Ngày xưa học nghề thuốc thì có Thầy cầm tay chỉ Mạch. Hiện nay, việc học Mạch càng khó khăn hơn, bởi vì thiếu thốn đủ thứ.

Bởi thế nên tôi xin giới thiệu với các bạn quyển sách ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH của Cụ ĐỊNH NINH – LÊ ĐỨC THIẾP, một quyển sách mà tôi cho là dễ đọc, dễ hiểu và rất có giá trị. Quyển sách này do BS HUỲNH CẨM KHƯƠNG đánh máy lại trên nguyên tắc tôn trọng bản gốc và bản quyền của tác giả, một số hình ảnh do trên bản gốc quá mờ nên tôi xin phép được thay bằng ảnh khác. Chúng tôi làm công việc này không ngoài mục đích phổ biến một tài liệu rất có giá trị nhằm giữ gìn và phát triển nền y học Đông phương.

Bài trướcBá bệnh thần phương
Bài tiếp theoLục kinh biện chứng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.