Người đàn bà bị một thứ bệnh mà trong âm đạo chảy ra một loại dịch thể nhờn có mùi, giống như nước mũi, như mủ, như nước hoặc trắng hoặc đỏ, hoặc tanh hoặc hôi, kéo dài ra như những sợi dây dai cho nên gọi là đái hạ. Gần đây đa số các cô gái không tôn trọng những điều cấm kỵ, thât tĩnh quá mức, không giữ lẽ điều nhiếp, vì thế nên người nào cũng gần như là bị bệnh này. Người xưa chia làm năm loại đái hạ : xích, bạch, hoàng, thanh, hắc và lại còn quy vào ngũ tạng, thế nhưng ngày nay thông thường người ta thấy có xích, bạch và hoàng mà thôi.
Nội kinh nói: “Tư tưởng vô cùng, ước nguyện không toại, ý dâm ra ngoài, nhập phòng thái quá phát thành bạch đái”. Uông Thạch Sơn nói : “Bệnh đái có phân làm xích và bạch, bệnh có sự khác nhau giữa khí huyết, giống như chứng “lỵ” đó là trung khí tổn nhược, vận hành thất thường làm cho khí thấp nhiệt bị uất kết ở hạ tiêu, chảy thấm ra không ngừng cho nên gọi là đái hạ”. Ngoài ra Nội kinh còn nói: “Nhâm mạch bị nội bệnh người con gái bị đái hạ trưng tụ”. Nói tóm lại, nguyên nhân bệnh do lao nhọc làm thương tỳ, làm cho trung khí hư tổn, ưu nộ thương can, khí uất nhiệt khắc thổ, hoặc do sinh sản, việc giao hợp mệt mỏi làm thương đến thận, thận hư mất đi chức năng tàng tinh… tất cả làm cho mạch xung và mạch nhâm bị tổn thương, mạch đái mất đi khả năng ràng buộc, gây thành chứng đái hạ.
Chứng bạch đái đa số do ở hư hàn, hoàng đái đa số do tỳ nhiệt, xích đái hoặc xích bạch đái đa số do can kinh bị thấp nhiệt. Nếu vì tử cung bị sưng có bướu mà ra nhiều bạch đái thì việc trị liệu nên lấy chủ chứng là chính rồi kiêm trị thêm bạch đái.
TRỊ LIỆU
Chứng trạng : Đái hạ ra liên miên không dứt ăn uống kém ngon, thân thể mệt mỏi, đau lưng, chân mềm, đầu choáng váng.
+ Bạch đái: sắc trắng như nước mũi, khí có mùi hôi, mạch hoãn, lưỡi nhạt rêu mỏng hoặc thô.
+ Hoàng đái: sắc vàng như trà đậm, khí tanh, mạch hoạt sắc, rêu lưỡi vàng.
+ Xích đái: Nước chảy ra màu đỏ, giống như huyết mà không phải huyết, lúc nhiều lúc ít, mạch huyền sác, lưỡi đỏ.
Phép trị : Bệnh này nên kiện tỳ, bớt thấp, thanh nhiệt, lợi thấp làm chủ, kiêm điều bổ can và thận. Nếu như có cả châm lẫn thuốc thì kết quả sẽ tốt hơn.
Xử phương và phép châm cứu : Châm khí hải, tam âm giao đều 5 phân; châm chương môn, đái mạch, bàng quang, tiểu trường du đều 3 phân; châm đại trường du, trung quản đều 5 phản; châm thận du 3 phân, châm túc tam lý 5 phân, châm tỳ du 3 phân; cứu thiên khu, thuỷ phân đều 3 tráng, không châm; châm âm lãng tuyển, huyết hải đều 5 phân, hành gian, can du đều 3 phân, nếu ỉà bạch đái thì nên cứu, hoàng đái và xích đái đều châm tả, không cứu.
Bạch đái: cứu thủ – túc tam ý, tỳ du, thiên khu, thủy phân; hoàng đái : châm tả âm lăng tuyền, huyết hải; xích đái: châm tả hành gian, can du.
CẤM KỴ
ít ăn dầu mỡ béo, đồ sống lạnh (vì nó trợ thấp), cấm ăn đồ cay (vì nó là thứ thêm nhiệt), hạn chế việc giao hợp.
GHI CHÚ
Khi trị bệnh này, thường phối hợp với uống đông dược kết quả rất mỹ mãn. Bài thuốc thường dùng là Ngũ vị dị công tán rồi tuỳ chứng gia giảm :
Nhân sâm 6g Bạch truật 6g
Phục linh 6g Trần bì 3g
Cam thảo 3g
Sắc uống.
- Nếu bạch đái nặng gia sơn dược 6g, di mễ 6g, xa tiền tử 6g.
- Nếu là hoàng đái nặng gia hà diệp 6g, thạch hộc 6g, hoạt thạch 3g.
- Nếu là xích đái gia đan sâm 6g, xích thược 6g, đan bì 6g.
- Nếu là thanh đái gia sài hồ 6g, chi tử 6g.
- Nếu là hắc đái gia đỗ trọng 6g, tục đoạn 6g.
- Nếu mạch vi sác rõ ràng gia sao hoàng bá 6g, liên tử tâm 6g.
- Nếu mạch trì hoãn gia bào khương 6g, đại táo 5 quả.
- Nếu kinh ra lượng nhiều gia cát căn 6g, bạch bì 6g, mẫu lệ 6g
Y ÁN
Cô Vũ Thị Th… 19 tuổi, học sinh.
Khám lần 1 (29 tháng 3) : Bạch đái rất nhiều, liên miên không dứt, trong loãng, màu trắng, không thèm cơm, thắt lưng đau, mệt mỏi, đầu bị nhức, choáng váng, nguyệt kinh trước sau không định kỳ, sắc vàng nhạt như gạo ngâm nước, lượng rất ít, mạch nhu hoãn, lưỡi hồng nhạt, rêu mỏng thô. Đây là chứng thuộc tỳ thận đều hư.
+ Phép trị: Kiện tỳ, bổ thận, điều lý đới mạch.
‘ + Xử phương: Châm bổ đới mạch 3 phân; châm bổ tam âm giao, trung quản, khí hải, túc tam lý đều 5 phân; châm bổ chương mòn, thận du, tỳ du đều 3 phân. Sau khi châm cứu 3 tráng, lưu kim 20 phút.
Khám lần 2(1 tháng 4) : Sau khi châm lần trước chứng bạch đái bị dứt, ăn khá hơn, các chứng khác như cũ. Châm như cũ thêm cứu thuỷ phân 5 tráng, châm tiểu trường du 2 phân bình bổ bình tả, cứu 3 tráng, lưu kim 20 phút.
Khám lần 3 {4 tháng 4): Châm theo công thức trên 2 lần thì các chứng trên bớt hơn phân nửa, nhưng đầu vẫn còn nhức, tiếp tục châm như cũ gia giảm.
+ Xử phương : Bổ bách hội 2 phân; tả phong trì 5 phân, châm hợp cốc 5 phân tiền bổ hậu tả; châm tỳ du 3 phân, thận du 3 phân, quan nguyên, khí hải đều 5 phân, đới mạch 3 phân, tất cả đều dùng phép bổ. Trừ bách hội,phong trì và hợp cốc không cứu, các huyệt còn lại đều cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút.
Khám lần 4 (8 tháng 4): Các chứng đều ổn, duy đầu còn hơi nhức.
+ Xử phương : Châm bổ bách hội 2 phân, tả phong trì 5 phân, châm thái dương 3phân, hợp cốc 5 phân, đều tiền tả hậu bổ; châm bổ thận du, mệnh môn, đới mạch, tỳ du đều 3 phân, cứu 3 tráng, lưu kim 15 phút.
Cho uống thêm Hoàn đái thang
Sơn dược | 10g | Nhân sâm | 9g |
Thương truật | 9g | Trần bì | 9g |
Kinh giới huệ | 9g | Sài hồ | 9g |
Bạch thược | 9g | Xa tiền tử | 6g |
Cam thảo | 3g |
Sinh khương dẫn thuốc, sắc uống.