Đảo kinh là một chứng bệnh mà nguyệt kinh không đến đúng thời, trái lại nó lại chảy ngược lên trên miệng và mũi, đi bằng con đường ngược chiều. Đây là chứng mà người con gái trước sau hay trong khi hành kinh, xuất huyết ở mũi miệng có tính chu kỳ, đây là hiện tượng nguyệt kinh dị thường. Trần Tu Viên nói: “Người phụ nữ trong thời kỳ hành kinh, huyết không đi xuống mà chỉ thấy huyết ra miệng và ra mũi, ra tai, ra mắt, ta gọi đây là đảo kinh nghịch hành”.

Nguyên nhân gây bệnh đa số đều do thất tình làm thương, ngũ khí hoá hoả, huyết nhiệt vọng hành mà gây nên bệnh. Khí là chủ soái của huyết, khí hành thì huyết mới hành. Huyết vận hành trong khí phận vì thế nó có thể tuần hành theo kinh lạc, làm sung cho bì phu, cơ nhục, nó tuần hoàn theo các hướng trên, dưới, trái, phải nó giao quán mạch lao. Vả lại, nguyệt kinh của người phụ nữ là do mạch xung và mạch nhâm thịnh, huyết bị đầy và tràn ngập ra ngoài. Chính vì xuất huyết ra ngoài khí phận cho nên nó chỉ dược chảy xuống mà thôi, không thể chảy ngược lên trên được. Nay nếu bào cung bị hư hàn, mà hàn thì làm cho ngưng trệ, ứ lại không vận hành được, hoặc do tình chí không toại nguyện, can khí bị uất ức làm cho cơ chế của khí ở vùng trung tiêu và hạ tiêu bị nhiễu loạn mà can khí chạy theo xung khí để nghịch lên trên, hoặc do ở can khí và vị khí bị nhiệt, huyết cũng bị nhiệt nên vọng hành, huyết chạy theo khí, chạy toả lên trên mà thành bệnh.

TRỊ LIỆU

Chứng trạng : Các thượng khiếu bị xuất huyết ra miệng, ra tai… đa số do ở vào thời kỳ trước và trong khi hành kinh, mang tính chu kỳ rất mạnh, như vậy là nguyệt kinh không có hoặc có rất ít thường kèm theo chứng đầu choáng váng, ăn ít, miệng khô, khát nước, mạch huyền sác, hoặc huyền hoạt, rõ nhất là ở bộ quan, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Phép trị: Thanh can, hoà vị

Xử phương và phép châm cứu : Châm hợp cốc, túc tam lý đều 5 phân; châm huyết hải 1 thốn, châm thái xung 3 phân, tam âm giao 5 phân, tất cả đều tiền tả hậu bổ, không cứu, lưu kim 10 phút.

Phép gia giảm : Nếu bị choáng váng đầu, thêm bách hội, thượng tinh đều 3 phân tiền bổ hậu tả. Nếu ăn ít thêm trung quản 5 phân, nếu bị bụng trướng mãn thêm địa cơ 5 phân đều tiền tả hậu bổ.

Y ÁN

Thí dụ 1: Do huyết nhiệt vọng hành

Cô Nguyễn Thị L… 29 tuổi.

Khám lần 1 (16 tháng 11): Bệnh nhân bị vài lần chảy máu mũi mang tính chu kỳ, nguyệt kinh quá kỳ không có, kèm theo chứng đau đầu choáng váng, bụng trướng, ăn ít… mạch huyền sác, lưỡi đỏ, đây thuộc chứng can vị nhiệt, huyết nhiệt vọng hành.

+ Phép trị: Thanh nhiệt giáng nghịch, dẫn huyết đi xuống.

+ Xử phương : Châm Trung quản, khí hải đều 5 phân, hợp cốc, tam âm giao đều 5 phân, bình bổ bình tả; tả thái xung 3 phân, tả huyết hải 5 phân, lưu kim 5 phút.

Khám lần 2 (18 tháng 11): Sau lần châm trước ngay hôm đó nguyệt kinh đến, dứt chảy máu mũi. Châm thêm một số ngày để củng cố.

Thí dụ 2 : Do can uất, khí nghịch

Cô Bùi Thị L… 20 tuổi.

Khám lần 1: Trước khi có kinh, cô thấy tình chí không dễ chịu, lượng kinh nguyệt rất ít. Sáng hôm sau liền bị chảy máu mũi, cứ chảy ra theo chu kỳ ngắn, kèm theo đầu choáng váng, mắt hoa, hai bên hông sườn bị trướng mãn, tiểu phúc bị đau, mạch cô huyền, can mạch càng rõ nhất, rêu lưỡi vàng trắng. Đây thuộc can uất khí nghịch, huyết theo khí để tràn lên trên.

+ Phép trị: Bình can giáng nghịch, điều hoà khí huyết.

+ Xử phương: Tả phong trì, thượng tinh đều 3 phân; châm kỳ môn, thái xung đều 3 phân bình bổ bình tả; châm túc tam lý, dương lãng tuyền đều 5 phân tiền tả hậu bổ.

Khám lần 2 (25 tháng 4): Máu mũi đã dứt, hành kinh như thường, châm thêm như cũ.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.