Cha mẹ đã biết mỗi bé có một tính cách khác nhau, tính cách ấy cũng biểu lộ qua cách bú của bé. Lúc mới sinh, có thể bé chưa bộc lộ ra, nhưng càng về sau, tính cách ấy càng rõ nét, mỗi bé một cách khác nhau. Bạn có thể quan sát con của bạn có một trong những cách thức sau đây. Hay nói khác đi, bé tạo ra một cách thức cho riêng nó.
Bú thong thả
Những cô cậu này làm như muốn tận hưởng giờ bú, cứ nhẩn nha mút sữa cho đến khi no, hết bên này lại tới bên kia.
Vừa bú vừa ngủ
Những trẻ này cũng gần giống những trẻ trên, có điều chúng thường rời vú để ngủ sau vài phút mút sữa, rồi có khi lại choàng dậy để bú tiếp.
Nếu muốn cho bé bú tiếp, bạn có thể đổi bên vú ngay lúc bé vừa lơ mơ ngủ. Nếu bé ngủ hơi say mà bạn nghĩ rằng bé bú chưa đủ, bạn có thể giúp bé trớ hoặc thay tã lót cho bé, kiểu như đánh động không để bé ngủ, rồi đổi bốn vú để bé bú tiếp. Cố gắng làm cách nào đó để bé bú đủ,
Bú hững hờ
Thật khó khi trẻ bú kiểu này. Một cữ bú của trẻ này kéo dài hơn kém mươi, mười lăm phút. Những trẻ này mỗi lần bú thường chỉ bú một bên vú, và khi ngưng bú, sữa thường trào ra bên khóe miệng của bé. Nhiều khi bạn thắc mắc không biết bé bú như vậy có đủ no không. Muốn biết, bạn có thể để ý những lần ỉa đái của bé sẽ biết bé bú có đủ hay không.
Bú hay bị trớ ra
Liệu đây là một tính cách hay là vấn đề sức khỏe? cố gắng phân biệt để đừng bị nhầm lẫn.
Có những trẻ dễ bị trớ sữa khi dòng sữa xuống nhanh. Nếu bé không bị nóng sốt hoặc quấy khóc-tình trạng cũng làm bé hay ợ ra-thì sau khi lau chùi sạch sẽ, bạn cho bé bú lại. Tất nhiên, nếu tình hình này xảy ra thường xuyên, bạncó thể đưa trẻ đi bác sĩ xem có vấn đề gì về sức khỏe không. Nhưng theo tiến sĩ Gregory white, “thường đây chỉ là vấn đề làm cho bạn phải bận rộn thôi-giặt giũ nhiều đồ-chứ không phải vấn đề sức khỏe.”
Về núm vú giả
Cần cảnh báo trước là vú giả thường gây rắc rối hơn là giải quyết rắc rối. Khi bé khóc, bạn đưa ngay núm vú giả vào miệng bé, bé có thể yên ngay. Và bạn cho là thật còn gì tiện hơn thế? Nhưng chính việc đó chứa một phiền hà. Việc dùng núm vú giả là một cách đánh lừa bạn để bạn tưởng vấn đề được giải quyết dễ dàng. Cứ cho rằng núm vú giả có thể thay thế vú của mẹ, nhưng nó không thể thay thế người mẹ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng nó khôn ngoan, từng giai đoạn và giới hạn trong một số hoàn cảnh, nó cũng giúp ích phần nào cho người mẹ nuôi con bằng sữa của mình. Nhưng luôn nhớ là núiụ vú giâ chỉ làm bé hài lòng chốc lác chứ không thể thay thế bạn, một người mẹ, được.
Tình trạng “nghiền vú giả” xảy ra khi bạn cho con dùng thường xuyên, chẳng hạn như khi bạn dùng nó như một cách để dỗ bé ngủ. Cứ sự thường bạn nên dỗ con ngủ bằng cách để con ngậm ngay vào vú bạn mà ngủ. Đó mới là cái vú tuyệt vời nhất dưới mắt bé, đồng thời là cách để bạn có nhiều sữa hơn cho bé.
Làm sao biết con bú đủ
Làm thế nào biết là con có bú đủ hay không? Trước hết, nếu bé được bú cách hai tiếng một lần thì đó là một cách để biết. Hoặc nếu bé bú mà thấy lên cân, phát triển chiều dài, linh hoạt và lanh lợi, bạn cầm chắc là con bạn bú đủ.
Một cách nhanh và dễ hơn nữa là bạn theo dõi số lần bé ỉa, đái ra tã lót. Nếu con bạn đái sáu đến tám lần hoặc ỉa chừng hai đến năm lần một ngày, bạn cũng nám chAc lù con bạn bú đủ.
Thỉnh thoảng bác sĩ cần bé để đánh giá sự phát triển thể lý của bé. Có những bé chẳng hề mất tí thể trọng nào từ khi sinh và ngày một lên căn. Cũng có bé sụt cân tí đỉnh ở tuần đầu nhưng sau đó tăng trưởng bình thường. Sau hai hay ba tuần nếu bé tăng trọng khoảng 453g/tháng hoặc hơn lOOg/tuần là có thể chấp nhận được. Dĩ nhiên có bé tăng nhanh hơn nhiều. Nhưng điều quan trọng là làm sao bé luôn mạnh khỏe, sởi lởi.
Sự rỉ sữa
Điều thường xảy ra lúc cho con bú là sữa rỉ ra bên vú mà bé mới bú. Nếu vú của bạn đầy và căng, bạn nên lấy bớt sữa ra hơn là giữ nó lại.
Đôi khi người mẹ lại thấy sữa rỉ ra không đúng lúc, và thường là tuần đầu lúc mới cho con bú. Những lúc ấy người mẹ cần biết cách đạy ngay vào núm vú để sữa thôi rỉ ra. Bạn có thể vòng cánh tay ngang qua ngực, dùng ngón bàn tay day thẳng trên núm vú, hoặc một cách kín đáo hơn, bạn tựa cằm của bạn vào bàn tay rồi ép lên vú.
Ở các tiệm thuốc có bán sẵn những miếng giấy thấm để thấm sữa rỉ ra, có thứ dùng một lần rồi bỏ, nhưng cũng có thứ dùng được vài lần.
Thế toàn bộ sữa đã đi đâu
Lúc sữa đã về và vú bạn căng sữa, tất nhiên bạn vô cùng hân hoan là bạn hoàn toàn tự tin là bạn đủ sữa cho con bú. Nhưng rồi sự căng sữa mất đi và bạn không biết sữa đi đâu. Lúc đó hẳn bạn cảm thấy nản lòng và tự hỏi, “Liệu rồi có mất sữa không?”
Không phải đâu, chúng tôi dám cam đoan với bạn đó. Tình trạng không còn căng và chảy sữa không là dấu hiệu nói là lượng sữa của bạn giảm. Việc tạo sữa là một tiến trình hầu như liẽn tục. Nếu bé bú mất bao nhiêu, sữa lại về nhiều hơn như thế. Điều cần là bạn giữ nhịp độ cho con bú thì cô, cậu háu ăn kia của bạn chẳng lo hết sửa, kể cả khi bạn không cảm thấy “đầy.”
Bạn càng cho con bú nhiều bao nhiêu, bạn càng có nhiều sữa bấy nhiêu. Nếu bạn có sinh đôi, bạn lại được kích thích để tạo sữa gấp đôi, và như vậy bạn vẫn đủ sữa cho hai đứa con bú. Ngược lại, nếu bạn ít cho con bú, hoặc hé lười bú, lượng sữa sản sinh cũng giảm đi tương ứng.
Như bạn sẽ thấy, việc cho con bú là một thí dụ tuyệt hảo về hoạt động cung cấp. Các vấn đề phát sinh khi bạn cho con bú thêm sữa ngoài, và nó làm ngăn trở sự cân bằng tự nhiên. Tất nhiên cũng có khi bạn cần kiên nhẫn một chút để tạo lập sự cân bằng ấy. Sáu tuần đầu thường có những thử thách.
Việc nuôi con càng lúc càng thuận lợi nếu bạn cứ tiếp tục. Và thời gian bé ở bên vú mẹ giúp hai mẹ con hiểu nhau hơn theo cách thức thật độc biệt. Những quan tâm trong những tuần lễ đầu chẳng bao lâu sẽ đem đến cho bạn niềm vui thích đang chờ bạn vào những tháng ngày phía trước.
Phân của bé
Mấy ngày đầu sau khi sinh, phân của con bạn có màu rất đen-đen hơi xanh-và lầy nhầy, vấn đề chỉ ở chỗ hơi phiền phức để thay tã lót cho bé, còn thực ra, đó là điềuchứng tỏ hệ tiêu hóa củ:i bé tốt. Phần đầu này được gọi là cứt su (meconium). Việc cho con bú sớm sau khi sinh bảo đảm con bạn bú được sữa non để giúp bé thải hết cứt su.
Một khi cứt su đã sạch, phân của bé bú sữa mẹ khác xa phân của bé bú sữa ngoài. Phân ấy thường lỏng và không thành hình, thường đồng nhất, màu vàng đến vàng- xanh hay nâu vàng; còn mùi thoang thoảng chứ không nặng mùi như mùi phân của bé bú sữa ngoài.
Số lần đi ỉa ở mỗi trẻ mỗi khác, và ngay nơi một trẻ, số lần của từng tuần cũng khác nhau. Một số bé ỉa thường xuyên nên mỗi lần như són ra từng chút ở tã. Lúc đầu, bé có thể ỉa khi bú. Rõ ràng không có vấn đề ỉa chảy ở trẻ bú sữa mẹ. Khi lớn hơn, bé ỉa thành bãi hai hay ba lần/tuần, có khi chỉ một lần/tuần. Nếu bé bú sữa mẹ khỏe mạnh mà ỉa có hơi lỏng thì cũng không có gì phải lo lắng.
Điều may mắn nữa là, bé bú sữa mẹ sẽ có đủ lượng nước nên chẳng sợ bé-bị táo bón.