Phần này bao quát vài hành vi không bình thường phổ biến ở trẻ em. Co giật cơ, mút ngón tay cái, và cắn móng tay không bao giờ đe dọa cuộc sống, nhưng các bố mẹ thường hỏi có thể làm những gì đối với những đứa trẻ có biểu hiện những hành vi này.

Các bác sĩ gia đình thường gợi ý một cách chính xác là không cần làm gì với những hành vi này, mặc dù có một số biện pháp điều trị có thể được xem xét. Đảo ngược thói quen là một cách tiếp cận điều trị liệu pháp hành vi tổng hợp gồm có nhiều nội dung điều trị. Điều này liên quan tới nhận định hành vi không bình thường, phải có đối tượng để nhận biết khi nào hành vi xuất hiện, và sau đó là khuyến cáo nội dung đáp ứng cạnh tranh, như làm một nắm tay hoặc chộp lấy một vật.

Rối loạn co giật cơ (tic)

Chứng co giật cơ là những biểu hiện hoặc những chuyển động rập khuôn, tái diễn, nhanh, ngắn liên quan đến sự co lại của các nhóm cơ ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể. Phần này nói về rối loạn co giật cơ thoáng qua hay gặp nhất ở thời kỳ thơ ấu và không trình bày hội chứng Tourette trầm trọng hơn. Rối loạn co giật cơ thoáng qua khác với hội chứng Tourette ở chỗ nó có mặt ít nhất 4 tuần nhưng không kéo dài hơn 12 tháng. Rối loạn co giật cơ thoáng qua xảy ra ở một thời gian nào đó trong khoảng 25% số trẻ em. Một số bố mẹ rất bối rối hoặc lo lắng bởi các thói quen thần kinh này, nhưng chứng co giật cơ thường hết nếu không để ý đến. Khi cần điều trị thì các nguyên tắc của thay đổi hành vi là rất quan trọng. Rèn luyện thư giãn, tự theo dõi, và đảo ngược thói quen tất cả đã được nghiên cứu đối với rối loạn co giật thoáng qua với sự thành công ở mức độ khác nhau. Khi những đứa trẻ này được điều trị bằng biện pháp tự theo dõi cùng với đáp ứng cạnh tranh (được mô tả ở trên), kết quả giảm chứng co giật cơ thành công ở các đối tượng tới khoảng 80%. Chương trình thay đổi hành vi này cần có thời gian từ bố (mẹ) và người cung cấp dịch vụ nhưng nó thích hợp hơn đối với việc sử dụng thuốc.

Mút ngón tay cái

Mút ngón tay cái là hành động tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ mới mắc từ 30% đến 40% những trẻ trước tuổi đi học và 10% đến 20% ở những trẻ em trên 6 tuổi (210. Mút ngón tay cái có thể có lợi về mặt tâm lý ở những trẻ chập chững đi. Hình thức thay thế ăn uống này cho phép những đứa trẻ giữ vững được cảm xúc và điều khiển được những căng thẳng của chúng. Tuy nhiên, thói quen này có thể ảnh hưởng có hại đến sức khỏe răng miệng của đứa trẻ và có liên quan với hở khớp răng cửa trước, khớp cắn lệch, hẹp cung răng, chấn thương niêm mạc, và biến dạng ngón cái. Những đứa trẻ này cũng có thiên hướng bị nhiễm trùng như bị nhiễm nấm hoặc lở quanh miệng và viêm quanh móng ngón cái. Mút ngón tay cái cũng có thể tác động về mặt chấp nhận xã hội của đứa trẻ, chúng được nhìn như là những đứa trẻ kém thông minh hoặc ít vui vẻ. Một cách để tránh được vấn đề mút ngón tay cái là sử dụng sớm cái núm vú giả chỉnh hình răng, vì tình trạng “binky” rời khỏi môi trường của đứa trẻ dễ dàng hơn. Mặc dù tất cả các vấn đề đều có thể xảy ra, việc điều trị mút ngón tay cái thường thiếu hiệu quả cho tới khi đứa trẻ được ít nhất 4 tuổi hoặc lớn hơn nếu đứa trẻ không bị chấn thương. Khi cần phải điều trị, thì biện pháp đảo ngược thói quen có kết quả thành công 47% trong số các đối tượng được theo dõi trong 3 tháng.

Mút ngón tay cái là hành động tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ
Mút ngón tay cái là hành động tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ

Cắn móng tay

Cắn móng tay xảy ra tới 45% số trẻ thiếu niên (teenagers) và ít hơn ở những trẻ dưới 12 tuổi. Cắn móng tay thường vô hại nhưng có thể gây ra viêm quanh móng, mất móng, và thậm chí cả các vấn đề về răng miệng, cắn móng tay là một thói quen không hấp dân đã được nghiên cứu thành công với các biện pháp điều trị khác nhau. Loại bỏ được cắn móng tay hoàn toàn ở 15% trong số những trẻ em được điều trị với các chất có vị đắng, 40% trong số những trẻ em được điều trị bằng biện pháp đảo ngược thói quen, và 57% trong số những trẻ được điều trị với phương pháp đáp ứng cạnh tranh. Những bệnh nhân điều trị bằng phương pháp đáp ứng cạnh tranh được dạy cách nắm tay hoặc chộp lấy một vật trong 3 phút khi nhận thấy có sự thôi thúc muốn cắn móng tay. Chúng cũng được hướng dẫn chải chuốt các móng và biểu bì trên nguyên tắc thường xuyên.

Dùng các chất có vị đắng thì rất dễ dàng cho những người quản lý và không đắt nhưng thường không có hiệu quả làm giảm được hành vi. Thành công nhất là khi những đứa trẻ cắn móng tay tự chúng quyết định ngừng thói quen này và luôn luôn có động cơ giữ cho tay bận rộn theo các cách khác.

Một nghiên cứu đánh giá điều trị bằng dược chất đối với tình trạng cắn móng tay. Leonard và cộng sự đã đánh giá 25 đối tượng là người lớn trong một thử nghiệm cắt ngang mù kép 10 tuần với clomipramin hydrochlorid và desipramin hydrochlorid. Clomipramin tốt hơn một cách có ý nghĩa để loại trừ cắn móng tay so với desipramine. Những nghiên cứu viên này cũng ghi nhận rằng có khó khăn đáng kể trong việc tuyển chọn các đối tượng tham gia và hoàn thành nghiên cứu.

Những cơn hờn dỗi bất thường

Những cơn hờn dỗi bất thường là một vấn đề hay gặp được biết đến ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. “Những cơn khủng khiếp” có thể được mô tả nhiều hơn như là “những cơn thử thách” bởi vì nó là cách tự trị của đứa trẻ 3 tuổi. Những giai đoạn phát triển hành vi này là rất quan trọng cho đứa trẻ và bố (mẹ) liên quan đến thời tiết. Các bố mẹ cần phải biết rằng các cơn hờn dỗi bất thường không phải là cách cư xử sai cố ý mà là cách đứa con của họ thử thách những giới hạn của họ. cần phải đưa ra những luật lệ và nguyên tắc kỷ luật đối với những đứa trẻ này, nhưng các bố mẹ cũng cần phải tránh những hành động tự hạ mình một cách tình cảm và kỷ luật vi phạm thân thể khắc nghiệt.

Thực hành cách nuôi dạy trẻ rất hiếm khi được hướng dẫn một cách chính thức. Các bố mẹ thường tin cậy vào các kỹ năng dựa trên việc nuôi dạy con cái của chính mình. Văn phòng bác sĩ gia đình thường cho phép theo dõi trực tiếp các biện pháp kỷ luật không thích hợp. Mục đích của bố mẹ tất nhiên là để thay đổi hành vi của đứa trẻ, điều này được thực hiện bằng cách giải thích sự thay đổi hành vi với những thuật ngữ thích hợp cho người bố (mẹ). Thực hành quan trọng nhất đối với bố mẹ là hiểu được tính nhất quán. Họ cần đặt ra và duy trì các giới hạn cho đứa con và có những kết luận rõ ràng đối với bất cứ một hành vi sai nào.

Những cơn hờn dỗi bất thường thường là đáp ứng của những trẻ không có được cách ứng xử của chúng trong một cuộc gặp bất ngờ cụ thể. Những cơn hờn dỗi này có thể rất tồi tệ nếu đứa trẻ buồn ngủ hoặc bị ốm. Các cơn hờn dỗi bất thường hầu hết gây lúng túng cho bố mẹ khi xảy ra ở những nơi công cộng, nhưng lúc này điều trên hết chính là lúc bố mẹ nên giữ tính nhất quán.

Các bố mẹ có thể chọn giải pháp không chú ý gì đến đứa trẻ cho tới khi cơn hờn dỗi qua đi. Những trẻ nhỏ có thể được ôm chặt trong vòng tay để ngăn không cho chúng tự làm hại mình. Có thể là thời gian hiệu quả để sử dụng một góc phạt “thời gian ra khỏi chỗ” mỗi 1 phút cho mỗi một tuổi. Sau đó đứa trẻ hiểu rằng tự nó cần phải nguôi dần trước khi hết giờ, hoặc nó có thể nhận tiếp một đợt phạt “thời gian ra khỏi chỗ” nữa. Khi cơn hờn dỗi hết, đứa trẻ có thể được khuyên răn về những cái gì đã sai, về những điều chúng nên làm khác đi trong tương lai, và làm thế nào để lấy lại được khả năng tự kiềm chế.

Bài trướcBệnh rối loạn lo âu ở trẻ em
Bài tiếp theoTình trạng nói lắp ở trẻ nhỏ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.