Giai đoạn đầu sau đẻ nói chung có đặc điểm là có những sự khó chịu từ mức độ nhỏ đến mức độ vừa, thường là những thay đổi ở vú và cơ quan sinh dục hoặc với những vết thương do cắt tầng sinh môn hoặc mổ lấy thai (Bảng 15.1). Tuy nhiên, những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra và để nhận biết sớm những vấn đề như vậy, tất cả những phụ nữ mới làm mẹ phải được theo dõi cẩn thận trong vòng vài giờ đầu sau đẻ như theo dõi nhiệt độ, huyết áp, mạch, co hồi tử cung và ra huyết âm đạo. Trừ phi có chống chỉ định, những thuốc làm co bóp tử cung được dùng một cách thông lệ trong thời kỳ ngay sau đẻ để làm giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ.

Một vài biện pháp có thể giúp làm nhẹ đi sự khó chịu của thời kỳ hậu sản sớm. Những thuốc giảm đau có thể làm giảm những cơn đau do co cứng tử cung hoặc do những vết thương ngoại khoa. Đau tầng sinh môn thường đáp ứng với những biện pháp tại chỗ như chườm nước đá, ngâm mình trong bồn tắm, gây tê cục bộ, thoa thuốc giảm đau tại chỗ. Những trường hợp đau do trĩ cũng được giảm bằng các phương pháp này cũng như sử dụng các chất làm mềm phân, steroid tại chỗ, chế độ ăn có nhiều chất xơ, dịch và tăng hoạt động. Trĩ nặng không cải thiện được cần phải cắt bỏ bằng phẫu thuật khi đã hết thời kỳ hậu sản.

Bảng 15.1. Những vấn đề ở thời kỳ hậu sản sớm

Vấn đề Tần số
Khó chịu do những chỗ khâu Gặp ở phần lớn những phụ nữ có những vết thương ngoại khoa
Đau lưng > 67%
Những vết “màu xanh” 50-80%
Vú căng sữa và đau 41% những phụ nữ cho con bú
Đau núm vú 38% những phụ nữ cho con bú
VI khuẩn niệu 25-34% nhũng trường hợp sau mổ lấy thai
Viêm nội mạc tử cung 13-50% những trường hợp sau mổ lấy thai và 1 – 3% những trường hợp sau đẻ đường âm đạo
Nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai 5%
Hội chứng đường hầm cổ tay 3%
Bí đái 12-18%
Chảy máu sau đẻ 2-20%
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 1 – 7% những trường hợp mổ lấy thai
Tiền sản giật /sản giật 5%
Nhiễm khuẩn vết cắt tầng sinh môn 0,5 – 0,6%
Huyết khối tắc mạch 0,007%
Thiếu máu *
Trĩ *
Táo bón *

* Không có số liệu chính xác về tần số trong thời kỳ hậu sản sớm.

“Thời kỳ hậu sản sớm” ở đây là nói tới thời kỳ trong vòng một vài ngày sau đẻ

Đối với những phụ nữ lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ, thì phải giáo dục cho họ về kỹ thuật cho bú và cách chăm sóc vú. Kỹ thuật này bao gồm làm sạch và làm khô một cách nhẹ nhàng quầng vú và núm vú sau mỗi lần cho bú. Sự căng sữa có thể được điều trị bằng đắp khăn ấm trước lúc cho bú và cho bú thường xuyên hơn. Những vùng đau của vú căng sữa, thường là thứ phát do tắc những ống dẫn sữa, thường đáp ứng với xoa bóp vùng bị bệnh trong lúc cho bú. Núm vú đau, nứt nẻ phải được rửa sạch một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, để khô tự nhiên sau khi cho bú rồi bôi bằng những kem làm ẩm và cho bú với thời gian ngắn hơn và thường xuyên hơn. Đối với những phụ nữ không cho con bú, có thể điều trị căng sữa bằng đắp lạnh tại chỗ, hạn chế dịch và phải mang một nịt vú để nâng lên. Sử dụng estrogen và bromocriptin để ức chế sự tiết sữa có thể dẫn đến những triệu chứng vú hồi ứng và chảy máu khi ngừng thuốc.

Kê đơn thuốc cho những bà mẹ đang cho con bú đòi hỏi phải xem xét thận trọng về ảnh hưởng của chúng trên trẻ sơ sinh. Những thuốc có chống chỉ định trong lúc cho con bú bao gồm: tetracyclin, chloramphenicol, bromocriptin, cyclophosphamid, cyclosporin, doxorubicin, ergotamin, lithium, methotrexat, phenindion, những thuốc là dẫn xuất của thuốc phiện và những thuốc có phóng xạ. Những thuốc phải sử dụng thận trọng bao gồm các sulfonamid, metronidazol, các salicylat, các kháng histamín, những thuốc hướng thần, các phenọbarbital, và những thuốc có hàm lượng lớn caffein. Những phụ nữ muôn tránh thai trong lúc đang cho con bú có thể lựa chọn giữa biện pháp dùng màng ngăn và những thuốc tránh thai hormon chỉ có progesteron (chẳng hạn, viên thuốc chỉ có progestin, mảnh cấy da levonorgestrel hoặc tiêm medroxyprogesteron).

Bí đái sau đẻ, thường gặp nhất ở những phụ nữ đã được mổ lấy thai có gây tê ngoài màng cứng hoặc sau đẻ đường âm đạo lần đầu tiên, được định nghĩa là sự không đái tự nhiên trong vòng 6 giờ sau khi đẻ hoặc trong vòng 6 giờ sau khi rút ống thông ở những bệnh nhân đã được thông đái. Khi đã chẩn đoán là bí đái, điều trị có thể bắt đầu băng những biện pháp bảo tồn như cho uông những thuốc giảm đau, đi lại, hoặc rửa băng nước ấm. Nếu những biện pháp này không thành công, thì nên thông đái cho bệnh nhân vài giờ một lần cho tới khi bệnh nhân tự đái được. Tránh đặt ống thông tại chô vì có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Són đái cũng là một vấn đề đối với một số phụ nữ sau đẻ, đặc biệt nếu đẻ mà có phối hợp với sang chấn tầng sinh môn.

Những phụ nữ có nhóm máu D âm tính và chưa được mẫn cảm với kháng nguyên D và đã đẻ ra những đứa con mang nhóm máu D dương tính, phải được tiêm dự phòng bằng globulin miễn dịch trong vòng 72 giờ sau đẻ để ngăn ngừa bệnh tan máu trong những lần mang thai sau. Nhiều bệnh viện có những thủ tục thông lệ để sàng lọc máu của những bà mẹ và những đứa trẻ sơ sinh và cho sử dụng globulin miễn dịch khi có chỉ định vì vậy thủ tục quan trọng này đã không bị bỏ qua.

Những phụ nữ đã trải qua mổ lấy thai cần được theo dõi và chăm sóc thêm sau phẫu thuật vì họ có tăng nguy cơ mắc những vấn đề nghiêm trọng như viêm nội mạc tử cung, viêm mô quanh tử cung, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn bề mặt vết thương, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, liệt ruột, chảy máu, nghẽn mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu. Những phương pháp chính được sử dụng một cách thông thường để ngăn ngừa huyết khôi tắc mạch và những biến chứng chảy máu bao gồm đi lại sớm và sử dụng sau phẫu thuật những thuốc gây co bóp tử cung.

Những vấn đề như chảy máu và nhiễm khuẩn sau đẻ là những nguyên nhân chính của tình hình bệnh tật và tỷ lệ tử vong, không kể là đẻ bằng mổ lấy thai hay đẻ đường âm đạo. Vì vậy, những biến chứng này đòi hỏi phải được nhận biết và chú ý ngay.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.