Ngã là vấn đề hay gặp, gây lo lắng, sợ hãi cho người bệnh, gia đình và các bác sĩ của họ. Hầu hết ngã ở người già không gây ra các hậu quả nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp gãy xương chậu, các tổn thương khác, và một số ít là tử vong. Thương tổn không chủ ý là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ sáu ở người già, và hầu hết các tử vong này là do ngã. Ngã thường xuyên có thể khiến cho người ta phải chú ý để thay đổi các sắp xếp trong cuộc sống hoặc là phải hạn chế nhiều hoạt động xã hội của mình. Các nghiên cứu đã làm rõ ràng cả về vấn để đánh giá cũng như quản lý các bệnh nhân bị ngã.

Nguyên nhân của ngã mà do mất ý thức, do đột quỵ, hoặc do co giật hoặc do tai nạn hay một cú đánh chủ ý vào cơ thể thường phân biệt và xử trí được dễ dàng. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của ngã không hoàn toàn rõ ràng. Ngã có thể được phân thành các loại như: ngã do nguyên nhân ngoại lai (gây ra bởi trượt chân hay té ngã) ngã do nguyên nhân nội tại (do tư thế xấu hoặc cảm giác giảm, mất thăng bằng hoặc suy giảm cảm giác cảm thụ bản thể hoặc nhận thức); ngã không do hai chân (ví dụ ngã ra khỏi giường); hoặc ngã không thể phân loại được. Các yếu tố nguy cơ của ngã từ các nghiên cứu tiến cứu bao gồm: tuổi cao, chủng tộc da trắng, suy giảm cảm nhận, đang dùng thuốc, các bệnh mạn tính như viêm khớp và bệnh Parkinson, các vấn đề của bàn chân, hoa mắt, và giảm cơ lực hoặc giảm thăng bằng. Người hay ngã có thể có từ hai nguy cơ trở lên, song có một số lượng đáng kể các bệnh nhân cao tuổi bị ngã mà không có các yếu tố nguy cơ. Bệnh cấp tính chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng, và suy tim sung huyết cũng có thể có ngã.

Ngã là vấn đề hay gặp, gây lo lắng, sợ hãi cho người bệnh
Ngã là vấn đề hay gặp, gây lo lắng, sợ hãi cho người bệnh

Hầu hết ngã xảy ra tại gia đình người bệnh, và môi trường trong gia đình thường là yếu tố trong các trường hợp ngã này. Nhiều trường hợp ngã xảy ra ở cầu thang, với cácthương tổn có khả năng xảy ra khi xuống nhiều hơn khi trèo cầu thang. Các nguyên nhân tai hại khác gây ngã bao gồm như dây điện, các bề mặt không bằng phẳng do các miếng thảm bị ném ra hoặc thảm trải, hoặc các vật rơi ở trên sàn nhà. Thiếu ánh sáng có thể góp phần vào các tai hại này.

Sử dụng thuốc là một yếu tố gây ngã có thể không chế được một cách dễ dàng. Các thuốc benzodiazepin, barbiturat, các thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần có tác dụng dài luôn làm tăng nguy cơ ngã. Các thuốc lợi tiểu và các thuốc hạ áp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ngã do chúng làm hạ huyết áp tư thế.

Các thử nghiệm nghiên cứu các phương pháp giảm ngã và các thương tổn do ngã đã được tiến hành đầy đủ. Bài tập ở mức độ thấp dường như làm giảm số lần ngã nhưng không thể giảm được số lượng ngã mà gây ra gãy xương hay gây ra hậu quả phải điều trị. Thử nghiệm đa vị trí FICSIT (Tình trạng yếu dưới – Frailty (F) và các thương tổn – Injuries (I): Các nghiên cứu phối hợp các kỹ thuật can thiệp) đã cho thấy tỷ lệ ngã giảm đáng kể ở nhóm đã trải qua một loạt các can thiệp bằng bài tập. Một nghiên cứu thử nghiệm FICSIT về vị trí đã sử dụng một chương trình đa nguyên tắc để xác định và làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ngã. Khám can thiệp phải trải qua sự đánh giá tác hại của môi trường, xem xét lại các thuốc sử dụng, điều trị hạ huyết áp tư thế, và trị liệu thể chất để cải thiện sức khoẻ và điều chỉnh bất kỳ sự mất thăng bằng hay sự sai lệch vóc dáng nào. Tỷ lệ ngã trong năm sau đó đã giảm 31%. Sẽ có thêm các thông tin về các can thiệp có ích để làm giảm nguy cơ ngã ở người cao tuổi trong thời gian tới. Các yếu tố nguy cơ đã biết có thể được sử dụng để chỉ ra người cao tuổi nào cần có các can thiệp, song bởi một số người cao tuổi bị ngã mà không có các yếu tố nguy cơ, do đó có lẽ phải sàng lọc tất cả người cao tuổi. Tại thời điểm này, các chiến dịch hiệu quả dành cho thầy thuốc thực hành bao gồm:

  1. Đánh giá tại gia đình để loại bỏ các nguy cơ môi trường chẳng hạn như các miếng thảm nhỏ, cầu thang tối, hay các đồ đạc sắp xếp lộn xộn (gọi bác sĩ gia đình, hoặc một đại lý chăm sóc tại nhà)
  2. Xem xét lại tất cả các thuốc đang dùng, loại bỏ đi các thuốc gây tác dụng phụ nếu có thể
  3. Đánh giá tại phòng khám dáng đi và độ thăng bằng (bác sĩ thực hiện qua một dụng cụ sàng lọc hoặc do một nhà vật lý trị liệu đánh giá.
  4. Phát hiện và điều trị hạ huyết áp tư thế hoặc các bệnh mạn tính khác mà có thể làm cho người bệnh đứng yếu (ví dụ, suy tim sung huyết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
  5. Phát hiện và điều trị mất cảm giác, bao gồm cả nhìn kém và cảm giác bản thể kém (ví dụ, thiếu vitamin B12); và
  6. Điều trị vật lý trị liệu nội khoa, hoặc phẫu thuật cho người bệnh bị viêm khớp, hoặc mắc các rối loạn khác của hệ cơ xương, nhất là khi có liên quan đến bàn chân.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.