Những nguồn sinh ra chì

Chì có ở khắp mọi nơi trong môi trường. Cho tới giữa những năm 1970 sơn pha chì rất sẵn có và nó hiện diện trong khoảng 57 triệu tòa nhà ở được xây dựng trước năm 1980. Trong nhà ở bị hỏng, đất và bụi bị ô nhiễm cũng như những mảnh sơn bong ra được đứa trẻ ăn vào bụng (chứng ăn dở) là nguồn chì chính. Việc dựng lại nhà cũ hơn cũng đưa những người dân vào nguy cơ nhiễm độc chì nếu ngôi nhà đúng là có khung lợp bằng chì.

Nước uống là nguồn chì khác nữa nếu như phần lắp cố định hoặc các ống dẫn có chứa chì hoặc các chỗ nôi được hàn bằng chì có trong hệ thống cung cấp nước. Trẻ em có thể hấp thụ nhiều hơn 50% lượng chì ở trong nước mà chúng uống, đây cũng là lượng chì được hấp thụ hoàn toàn nhiều hơn so với lượng chì thấy trong thực phẩm. Nếu hệ thống cung cấp nước không thể thay thế được, nên để nước lạnh chảy trong vài phút trước khi dùng và không nên đun sôi. Không nên dùng nước nóng từ vòi để uống, vì các chất lỏng có tính acid hoặc nóng lọc chì ra từ đường ống và các thùng đựng có chứa chì.

Các thành viên trong gia đình có nghề nghiệp (thí dụ: sửa lò sưởi) hoặc các sở thích riêng phai tiêp xúc với nông độ chì cao có thể tiêp tục làm cho con cái bị phơi nhiễm qua quân áo làm việc đang mặc hoặc vật liệu còn thừa mang về nhà. Một số nhóm dân tộc dùng những phương pháp điều trị dân gian có chứa chì như azarcón hoặc greta cho các ròi loạn tiêu hóa ở những quần thể người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Việc sử dụng xăng không chì làm nồng độ chì trong không khí thấp hơn, nhưng sự phơi nhiễm khu vực có thể xảy ra trong xử lý bằng máy phun tia cát, phá bỏ nhà, hoặc đốt cháy chất thải rắn.

Các triệu chứng ngộ độc chì

Những trẻ nhỏ và các thai nhi có nguy cơ lớn nhất đối với các tác động có hại của chì. Tình trạng dinh dưỡng kém có thể làm tăng thêm những tác động này. Có thể thấy chỉ số thông minh (intelligence quotient -IQ), khả năng nghe, cân nặng lúc sinh, và mức tăng trưởng tiếp theo bị giảm xuống với nồng độ chì ở mức độ thấp 10 μg/dl. Tốc độ dẫn truyền thần kinh chậm khi nồng độ chì 20 μg/dl, nhưng bệnh lý thần kinh ngoại biên và thiếu máu thực sự có thể không rõ ràng cho tới khi nồng độ chì đạt tới 70 μg/dl. Bệnh não, cơn đau bụng, và bệnh thận có thể không xuất hiện cho tới khi nồng độ chì đạt tới 80 đến 100 μg/dl. Phơi nhiễm chì kéo dài cũng kết hợp làm nguy cơ cho hành vi phạm tội và chống đối xã hội tăng lên.

Sàng lọc ngộ độc chì

Theo Điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia từ năm 1988 đến 1991, 8,9% số trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có nồng độ chì trong máu là 10 μg/dl hoặc cao hơn. Những trẻ nhỏ, nam giới, trẻ trước tuổi vị thành niên sống ở các thành phố trung tâm giải thích cho phần không cân xứng của 1,7 triệu trẻ em này. ở phần lớn các cộng đồng, tất cả những trẻ em từ 6 tháng đến 72 tháng tuổi nên được sàng lọc tình trạng nhiễm độc chì. Cũng nên sàng lọc những trẻ lớn hơn bị chậm phát triển, vì chúng có thể biểu hiện chứng ăn dở hoặc hoạt động tay miệng tăng lên. Cũng nên xem xét tình trạng nhiễm độc chì ở những trẻ có các triệu chứng thần kinh không giải thích được, đau bụng tái diễn, giảm thính lực, thiếu máu, chậm phát triển, tự kỷ, hoặc rối loạn hành vi khác.

Tiến hành sàng lọc bằng cách xác định nồng độ chì trong máu. Những trẻ em sống thường xuyên ở các ngôi nhà được xây dựng trước năm 1960, có anh chị ruột có tiền sử ngộ độc chì, hoặc sống với người lớn làm những nghề hoặc có sở thích liên quan phơi nhiễm với chì được coi là có nguy cơ cao. Nên tiến hành sàng lọc những trẻ này lúc được 6 tháng tuổi, và những trẻ có nguy cơ thấp khi được 12 tháng tuổi. Những nguyên tắc hướng dẫn sàng lọc và can thiệp được trình bày trong Bảng 21.3. Thiếu sắt làm tăng cường hấp thụ chì và thường cùng tồn tại với độc tính chì. Chỉ định làm các xét nghiệm sắt huyết thanh bất cứ khi nào nồng độ chì tăng đến 15 μg/dl hoặc nhiều hơn.

Xử trí ngộ độc chì

Làm giảm phơi nhiễm với chì là nền tảng thiết yếu của xử trí trẻ bị ngộ độc chì. Nên điều tra những nguồn chì có ở trong môi trường và chuyển đứa trẻ ra khỏi môi trường đó nếu thấy cần thiết. Nếu nguồn chì là sơn pha chì và bụi bị ô nhiễm, thì có thể sử dụng tạm thời các dụng cụ lau nhà có lượng phosphat cao để lau ướt tất cả các sàn nhà và làm sạch ướt các ngưỡng cửa sổ hai lần mỗi tuần. Hút bụi có thể làm phun mù các phần tử chì và không nên dùng. Sau đó nên loại bỏ tất cả các sơn pha chì hoặc làm cho nó vĩnh viễn không thể tiếp xúc được. Việc lau nhẵn, đánh bóng, và nhất là dùng các súng nhiệt hoặc đuốc làm tăng chì trong môi trường. Việc làm giảm lượng chì hoàn toàn nên được thực hiện bởi một người thầu có chứng nhận.

Nồng độ chì, máu tĩnh mach (μg/dl) Trạng thái nguy cơ Can thiệp
<10 Thấp Kiểm tra lại lúc 24 tháng tuổi
Cao Kiểm tra cứ 6 tháng một lần cho tới khi nồng độ chì 2 lần liên tiếp <10 μg/dl hoặc lần thứ ba < 15 μg/dl, sau đó kiểm tra hàng năm cho tối khi 3 tuổi
10-14 Thấp hoặc cao Kiểm tra cứ 3-4 tháng một lần cho tới khi nồng độ chì 2 lần liên tiếp <10 μg/dl hoặc lần thứ ba < 15 μg/dl, sau @> kiểm tra hàng năm cho tới khi 3 tuổi nếu nguy cơ thấp hoặc 6 tuổi nếu nguy cơ cao.
15-19 Thấp hoặc cao Kiểm tra cứ 3-4 tháng một lẩn. Xác định những nguồn phơi nhiễm chì. Xét nghiệm tình trạng thiếu sắt. Đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng và quản lý gia đình. Chú ý tới làm giảm chì nếu nồng độ chì kéo dài.
20-44a Thấp hoặc cao Hướng dẫn đánh giá y tế toàn diện. Kiểm tra cứ 3-4 tháng một lần. Xác định và loại trừ những nguồn chì từ môi trường. Chú ý tới liệu pháp giải độc.
45-69a Thấp hoặc cao Bắt đầu điều trị trong vòng 48 giờ. Liệu pháp giải độc với CaNa2EDTA hoặc succimer. Điều tra môi trường và can thiệp trong 5 ngày. Làm giảm lượng chì tại nhà đứa trẻ hoàn toàn trườc khi trỏ lại.
> 70a Thấp hoặc cao Nằm viện và điều trị ngay. Liệu pháp giải độc với CaNa2EDTA và BAL. Điếu tra môi trường và can thiệp trong 24-48 giờ. Làm giảm lượng chì tại nhà đứa trẻ hoàn toàn trước khi trở lại.

a Được khẳng định bởi nồng độ chì trong máu lặp lại

Liệu pháp giải độc đối với những trẻ có nồng độ chì ban đầu trong máu từ 25 đến 44 μg/dl vẫn còn đang tranh luận vì để ngăn ngừa hoặc thay đổi toàn bộ độc tính đối vôi thần kinh vẫn chưa được sáng tỏ. Xét nghiệm chuyển động chất CaNa2EDTA được khuyên không nên làm nữa vì xét nghiệm này không dự đoán đúng gánh nặng cơ thể của chì và có thể làm tăng tính độc chì. Một số trẻ em có nồng độ chì ở trong phạm vi này có thể có tác dụng từ liệu pháp giải độc (đường uống) nếu nồng độ chì trong máu kéo dài mặc dù việc làm giảm chì trong môi trường rất kỹ lưỡng. Những trẻ có nồng độ chì trong máu là 45 μg/dl hoặc nhiều hơn cần được chuyển tới một đội ngũ có kỹ năng về điều trị giải độc. Những trẻ em có nồng độ chì trong máu là 70 μg/dl hoặc nhiều hơn hoặc có các triệu chứng ngộ độc chì có nghĩa là một trường hợp cấp cứu y tế cần được nằm viện và điều trị với CaNa2EDTA và dimercaprol (BAL).

Mặc dù hiện tại chỉ được chấp nhận cho điều trị những trẻ em có nồng độ chì trong máu trên 45 μg/dl, nhưng succimer (Chemet) dường như lại là một tác nhân giải độc đường uống có hiệu quả có tính chọn lọc cao đối với chì. Chất này ít có khả năng giải độc các kim loại thiết yếu như sắt hoặc kẽm và hạn chế đẩy nhanh bệnh não so với CaNa2EDTA. Trong khi đang thực hiện liệu pháp succimer nên theo dõi trẻ về các triệu chứng dạ dày – ruột, các ban hoặc các phản ứng dị ứng khác, giảm bạch cầu trung tính có thể hồi phục, và tăng transaminase ở gan.

Tiếp theo liệu pháp giải độc, không nên cho trẻ ra viện cho tới khi chúng có thể tới một môi trường không có chì. Nên kiểm tra lại nồng độ chì trong máu lúc 7 đến 21 ngày sau khi điều trị và những trẻ này cần được thăm khám hàng tuần hoặc cứ mỗi một tuần khác trong 4 đến 8 tuần và sau đó được thăm khám hàng tháng trong 6 đến 12 tháng.

Bài trướcHội chứng Down là gì? Xử trí trẻ bị mắc hội chứng Down
Bài tiếp theoDự phòng các chấn thương nguy hiểm đối với trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.