Chuyển dạ trong giai đoạn một được định nghĩa là sự giãn dần của cổ tử cung với những cơn co tử cung. Pha đầu của chuyển dạ xảy ra khi cổ tử cungmở tới 4 cm và có thời gian thay đổi. Sự tiến triển trong pha này thường chậm vì cần thời gian để xoá cổ tử cung.

Pha tích cực của chuyển dạ thì nhanh hơn và tiên đoán được. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thay đổi phụ thuộc vào từng cá nhân. Với những cơn co bóp đều đặn của tử cung, thì độ mở trung bình của cổ tử cung là 1,2 cm/ giờ ở người đẻ con so và 1,5 cm/giờ ở người đẻ con rạ nhưng sự mềm mại của cổ tử cung là quan trọng. Friedman đã cố gắng mô tả chuyển dạ mà không xác định những thông số mà người phụ nữ phải thực hiện và thấy rằng có sự ngừng chuyển dạ khi cổ tử cung không mở trong 2 giờ ở pha tích cực .

Khi người có thai đến viện trong lúc chuyển dạ thì sự ghi chép trước đẻ phải được kiểm tra lại và phải đánh giá một cách cẩn thận những nguy cơ. Những bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh thì phải được chỉ định sớm (chẳng hạn sa van hai lá có trào ngược hoặc sàng lọc về liên cầu khuẩn nhóm B dương tính, vỡ ối kéo dài) .

Hỗ trợ và quan sát là những vấn đề rất quan trọng để xử trí trong chuyển dạ bình thường. Phải để cho những phụ nữ trong chuyển dạ vận động tự do càng nhiều càng tốt. Tránh tư thế nằm ngửa vì tử cung có thai có thể chèn ép vào động mạch chủ dưới gây hạ huyết áp cho mẹ và suy thai. Trong chuyển dạ, tư thế thẳng đứng ít đau hơn và áp lực trong buồng tử cung truyền quà cổ tử cung lại lớn hơn . Những phụ nữ mệt mỏi có thể nằm nghỉ nhưng phải nằm nghiêng.

 

Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, cứ 15 – 30 phút phải đo huyết áp, tần số và độ dài những cơn co một lần. Phải đo nhịp tim thai trong và ngay sau cơn co, 30 phút một lần trong giai đoạn đầu bằng bất cứ phương pháp nào mà thấy thích hợp nhất (bằng điện tử, bằng siêu âm Doppler hoặc nghe bằng ống nghe gỗ). Những bệnh nhân bình thường hoặc có nguy cơ thấp, theo dõi nhịp tim thai ngắt quãng được ưa thích hơn là theo dõi liên tục vì theo dõi liên tục ngăn cản sự tự do cử động và có tỷ lệ dương tính giả cao. Theo dõi thai liên tục bằng điện tử ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp đã dẫn đến gấp 3 lần chẩn đoán nhầm là suy thai và làm tăng gấp hai lần chỉ định mổ lấy thai .

Trong giai đoạn hai của chuyển dạ, cần phải khuyến khích và hướng dẫn sản phụ rặn đẻ cho tốt. Nên tránh những thao tác Valsalva và nhịn thở kéo dài vì chúng có thể làm giảm sự oxy hoá ở rau và thai thiếu oxy. Người phụ nữ rặn đẻ có hiệu quả hơn và ít đau hơn khi ngồi thẳng đứng, ngồi xổm, quỳ hoặc đứng . Những phụ nữ mỏi mệt hoặc huyết áp hạ có thể rặn trong tư thế nằm nghiêng. Một lần nữa phải nhấn mạnh rằng nên tránh tư thế nằm ngửa để ngăn ngừa sự chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và làm suy thai. Nên theo dõi nhịp tim thai 15 phút một lần trong giai đoạn hai ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp .

Hỗ trợ trong lúc chuyển dạ

Hỗ trợ tình cảm liên tục cho người phụ nữ trong lúc chuyển dạ làm tăng cường quá trình chuyển dạ đẻ. Sự hỗ trợ này có thể được thực hiện bởi “đội ngũ hỗ trợ chuyển dạ” bao gồm: y tá, bác sĩ hay người nữ hộ sinh đỡ đẻ, người chồng hay bất cứ người nào thân thiết với người sản phụ. Có thể có một người không có chuyên môn, nhưng được huấn luyện đê hỗ trợ liên tục cho người phụ nữ đang chuyển dạ và được gọi là “doula”. Những người này có thể do bệnh viện cung cấp để đảm bảo rằng tất cả những phụ nữ đang chuyển dạ đều nhận được sự hỗ trợ tối ưu về tình cảm cho chuyển dạ và đẻ. Sự hỗ trợ trong chuyển dạ có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc hay can thiệp lúc đẻ .

Giảm đau và gây mê trong khi đẻ

Do tất cả những thuốc được sử dụng trong lúc chuyển dạ đều có tác dụng phụ cho cả người mẹ và thai nhi, nên tôt nhất là không dùng thuốc gì. Có thể kiểm soát đau trong chuyển dạ bằng những phương pháp không sử dụng thuốc như động viên và hỗ trợ từ những nhân viên theo dõi chuyển dạ, thay đổi tư thế, nghỉ ngơi, tiếp xúc, đi lại, tắm vòi hoa sen hoặc tắm trong bồn ấm. Chuyển dạ và đẻ không sử dụng thuốc có thể thoải mái cho cả người phụ nũ và người bạn tình của họ.

Một số phụ nữ có lợi khi sử dụng thuốc giảm đau trong chuyển dạ. Một thuốc gây ngủ có tác dụng ngắn được cho bằng đường ngoài tiêu hoá trong giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể giúp người phụ nữ đối phó với cơn đau và có thể còn làm cổ tử cung dễ mỏ hơn.

Gây tê ngoài màng cứng vùng thắt lưng ngày càng trở thành phổ cập và làm giảm đau có hiệu quả. Nó có một vị trí trong xử trí đẻ khó và có lợi trong mổ lấy thai. Nhưng sử dụng nó trong chuyển dạ phải được xem xét một cách thận trọng, không được tuỳ tiện. Những công trình nghiên cứu ở châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng sự sử dụng gây tê ngoài màng cứng trong lúc chuyển dạ làm tăng nhu cầu sử dụng oxytocin và có thể làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. Người ta đã có bằng chứng về sự ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng trên chuyển dạ là bao gồm giảm hoạt động của tử cung, kéo dài giai đoạn đầu của chuyển dạ, giãn hoành chậu hông góp phần nhỏ tạo nên những ngôi bất thường và làm giảm sức rặn của người mẹ, kéo dài giai đoạn hai của chuyển dạ và tăng tỷ lệ can thiệp bằng dụng cụ khi đẻ qua đường âm đạo .

Mặc dù có những ảnh hưởng này nhưng gây tê ngoài màng cứng gần như đã trở thành thông lệ trong nhiều bệnh viện do những những bệnh viện này đã có những chương trình áp dụng một cách thường xuyên và do có nhiều sản phụ yêu cầu. Nếu muốn giảm được tỷ lệ sử dụng gây tê ngoài màng cứng thì phải giáo dục trước đẻ thật tốt, hỗ trợ trong chuyển dạ và xử trí môi trường của cuộc đẻ. Gây tê ngoài màng cứng với liều thấp, có lẽ tự nó có thể đã làm giảm một số vấn đề liên quan trong việc phối hợp với sự sử dụng nó .

Đẻ

Một cuộc đẻ thường nên diễn ra trong bất cứ tư thế nào đảm bảo sự thoải mái đối với người sản phụ và người thầy thuốc phải linh hoạt với các tư thế đẻ. Đầu của thai nhi nên cúi trong lúc đẻ để làm nhỏ bớt đường kính trình diện tại tầng sinh môn. Nên tránh cắt nới tầng sinh môn trừ phi đứa trẻ to hoặc cuộc đẻ phải xảy ra nhanh chóng. Đôi khi sự đẻ đầu có thể được kiểm soát tốt hơn bằng cách đẩy nhẹ nhàng giữa những cơn co. Sau khi đầu được xổ ra, người thầy thuốc không nên vội vã đỡ vai mà phải đánh giá xem có đẻ khó do vai không? Hãy xem có vòng rau quấn cổ không và gỡ ra hoặc kẹp và cắt nó nếu cần, lau khô đầu của thai và để cho hai vai xổ tự nhiên. Vai trước và vai sau phải được đẻ trong một cơn co tử cung và được người đỡ đẻ kéo nhẹ để giúp đẻ vai được tốt hơn. Sự kiên nhẫn và sự nhẹ nhàng sẽ ít làm rách tầng sinh môn hơn.

Đứa trẻ đẻ ra được đánh giá ngay tức thì về màu sắc, về trương lực và hô hấp. Nếu không cần thiết phải làm những thao tác về hồi sức, đứa trẻ được đặt sát vào mẹ để được gắn bó hơn, được sưởi ấm và lau khô. Kẹp và cắt dây rốn và đánh giá chỉ. số Apgar có thể được thực hiện sau những bước ban đầu này.

Không được cố gd rau (giai đoạn 3 của chuyển dạ) cho tới khi rau đã bong khỏi tử cung (20 phút sau xô thai). Bong rau có khả năng xảy ra khi có một sự vọt ra đột ngột của chảy máu, tử cung trở thành hình cầu hoặc chắc và nhô lên thành bụng và dây rau tụt ra xa hơn ngoài âm hộ. Kéo nhẹ nhàng vào dây rau và ấn bên trên khớp vệ để tránh lộn tử cung và để rau sổ một cách tự nhiên. Kiểm tra rau xem có đủ không, đếm số lượng những mạch máu và nhũng dị dạng. Người mẹ được kiểm tra cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn xem có tổn thương không. Phần lớn những trường hợp tầng sinh môn bị rách độ 1 (rách da hoặc niêm mạc) thì không phải khâu. Những tình trạng đòi hỏi phải hành động ngay sau đẻ bao gồm tiêm vaccin viêm gan cho những đứa con của những bà mẹ có kháng nguyên bề mặt của viêm gan B dương tính, dùng vaccin chống rubeon cho những phụ nữ dễ bị mẫn cảm và RhoGam cho những phụ nữ Rh âm tính.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.