Khi đến khám chỗ bác sĩ gia đình, nhiều triệu chứng và vấn đề của người bệnh thường liên quan đến stress gia đình. Tuy nhiên rất hiếm khi người bệnh lại thừa nhận stress gia đình là nguồn gốc của các vấn đề, các triệu chứng của họ. Bác sĩ gia đình có nhiệm vụ rất khó khăn đó là phải đánh giá một cách cẩn thận vai trò của stress gia đình trong các triệu chứng của người bệnh và quyết định phương thức can thiệp nào là hợp lí. Nhiệm vụ này đòi hỏi người thầy thuốc phải: một là sử dụng cách tiếp cận sinh-tâm-xã hội, trong đó đặc biệt lưu ý đến vai trò của gia đình đối với những vấn đề của người bệnh; hai là phải đánh giá động thái gia đình và những khó khăn do nó gây ra cho người bệnh; và ba là phải quyết định xem những vấn đề của gia đình có thể được giải quyết bằng tư vấn chăm sóc ban đầu hay phải chuyển đến chuyên gia sức khoẻ tâm thần gia đình.

Chương này sẽ trình bày những nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản để xác định stress gia đình, đánh giá các hoạt động của gia đình và những biện pháp can thiệp. Stress hôn nhân và những vấn đề trong hôn nhân được dùng làm ví dụ minh hoạ cho việc tiếp cận stress gia đình. Trước hết chúng tôi mô tả những vấn đề chung mà các gia đình phải đối mặt và ảnh hưởng của stress gia đình đến sức khoẻ thể chất và sau đó đề cập đến những nguyên tắc giải quyết các vấn đề liên quan đến stress gia đình.

CÁC XU HƯỚNG CỦA STRESS GIA ĐÌNH

Khi bàn về stress gia đình và tư vấn, điều quan trọng là phải xác định được thế nào là “gia đình”. Chúng tôi cho rằng “gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau về mặt sinh học, tình cảm và luật pháp”. Bằng định nghĩa này, chúng ta đã bao hàm được toàn bộ các loại gia đình truyền thông và không truyền thông. Trong thực tiễn hàng ngày, bác sĩ gia đình thường phải tiếp xúc với những thành viên gia đình sống trong cùng một ngôi nhà, tuy nhiên stress gia đình có thể còn liên quan đến cả những thành viên sống cách xa người bệnh.

Có rất nhiều dạng stress gia đình mà người bệnh có thể phải đối mặt. Stress gia đình có thể xuất hiện trong lòng gia đình hoặc do ảnh hưởng từ bên ngoài. Nó cũng có thể xuất hiện do sự chuyển đổi tất yếu của một gia đình hoặc do khủng hoảng. Stress nội gia đình có thể do những sự kiện cấp tính, ví dụ, một thành viên gia đình bị ốm nặng hay bị chết; hoặc do những khó khăn trường diễn giữa các cá nhân, dạng như xung đột hôn nhân, những vấn đề về cha mẹ-con cái. Những stress từ bên ngoài, ví dụ như bị thất nghiệp, thảm hoạ tự nhiên, bắt buộc phải chuyển chỗ ở có thể gây ra cho một số thành viên trong gia đình cảm giác mất khả năng làm chủ cuộc sống. Một số tác nhân gây stress gia đình lại là một phần bình thường của chu kì cuộc sống gia đình, ví dụ như bệnh tật hoặc cáichết của người già. Các sự kiện của vòng đời như kết hôn, sinh con là những điều được khát khao, mong đợị cũng có thể gây stress, rối loạn stress hay những vấn đề về sức khoẻ. Những sự kiện hay khủng hoảng khác thường, xuất hiện ngoài quy luật hoặc là hậu quả không mong muốn cũng đều có thể gây stress, ví dụ như có thai ngoài ý muốn, thành viên trẻ trong gia đình bị bệnh.

Bác sĩ gia đình cần phải sáng suốt đối với những vấn đề cá biệt có thể gây ra stress gia đình và các tiếp cận chuyên biệt nhằm giúp đỡ các gia đình đối phó với stress. Một số vấn đề ở đây được bàn luận trong các chương khác nhau của quyển sách này, đó là các vấn đề như sự qua đời của người trong gia đình hay họ hàng, lạm dụng thuốc, lạm dụng cơ thể và tình dục, và những vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Những vấn đề hôn nhân (hoặc những vấn đề trong mối quan hệ nào đó đã được xác lập), từ không thoả mãn hôn nhân, và xung đột cho đến li thân, li dị, đều là những vấn đề thường gặp trong thực tiễn gia đình. Khi đến chỗ bác sĩ, những vấn đề này được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ những triệu chứng thực thể hoặc tâm lí cấp tính, bệnh mạn tính bị xấu đi, cho đến những vấn đề với con cái. Hầu hết những vấn đề về việc duy trì quan hệ hôn nhân đều liên quan đến stress gia đình. Do vậy bác sĩ phải gặp gỡ cả hai thành viên, phải sử dụng những kĩ năng đặc biệt để phỏng vấn về xung đột và những điều bí mật giữa các thành viên gia đình. bác sĩ Cũng phải tránh bị lôi kéo về một phía nào đó của xung đột. Cuối cùng, nếu như những vấn đề hôn nhân đã trở nên nặng nề hoặc kéo dài thì cần phải gửi đến bác sĩ liệu pháp gia đình để cùng phối hợp giải quyết. Một số trường hợp được mô tả để minh hoạ về sự xất hiện của stress hôn nhân và cách giải quyết nó trong hệ thống lâm sàng

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS GIA ĐÌNH LÊN SỨC KHOẺ

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy stress ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hầu hết các stress này đều xuất phát từ gia đình. Nhiều nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu cho thấy nếu càng nhiều các sự kiện cuộc sống gây stress thì càng làm tăng thêm khả năng phát triển bệnh. Một nghiên cứu tiến cứu trên 1000 trẻ lứa tuổi mẫu giáo cho thấy các sự kiện đời sống gia đình có liên quan rất chặt chẽ đến số lần đến khám bệnh và sự thuyên giảm trong điều trị. Trẻ của những gia đình có trên 12 sự kiện gây stress trong 4 năm nghiên cứu có số lần phải vào điều trị cao gấp 6 lần so với bình thường.

Nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của stress lên sức khoẻ đã sử dụng Thang sự kiện cuộc sống của Holmes và Rahe. Thang được xây dựng trên cơ sở hỏi một mẫu ngẫu nhiên về việc họ cảm thấy stress như thế nào đối với 43 sự kiện chung của cuộc sống. Hầu hết các sự kiện trên Thang Holmes và Rahe đều xuất hiện trong gia đình và 10 trong số 15 sự kiện stress nhất là những sự kiện gia đình. Các nghiên cứu đi sâu vào hai sự kiện cuộc sống gây stress nhất, đó là sự chia lìa vợ chồng do cái chết hoặc do li dị.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi người bạn đời bị mất, những người goá, cụ thể là đàn ông goá, có tỉ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu sau khi vợ chết. Nguy cơ này liên quan đến việc giảm miễn dịch tế bào. Những người sống li thân hoặc li dị cũng có tỉ lệ tử vong cao (so với những người độc thân, người có vợ/chồng hoặc người goá) do nhiều bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều hành vi mang tính nguy cơ đối với sức khoẻ và hoạt động miễn dịch giảm sút đáng kể.

Nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội với sức khoẻ cũng cho thấy sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình rất có lợi cho những vấn đề về tim mạch, nội tiết, hệ thống miễn dịch và tỉ lệ mắc bệnh chung đều thấp. Xung đột gia đình, sự thù địch đều ảnh hưởng xấu đến các quá trình sinh lí và sức khoẻ. Cuối cùng, phạm vi và mức độ can thiệp gia đình, đặc biệt là giáo dục gia đình đều có thể cải thiện được kết cục của một số tình trạng sức khoẻ.

Nhìn chung các nghiên cứu này cho thấy stress gia đình làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng cơ thể, bệnh trầm trọng và thậm chí có thể tử vong; và sự phát triển những vấn đề sức khoẻ hoặc là do sự thay đổi các hành vi liên quan tới sức khoẻ (ví dụ, uống rượu hoặc hút thuốc lá nhiều hơn) hoặc do một số cơ chế tâm-sinh lí trực tiếp (ví dụ thay đổi hoạt động miễn dịch). Trên cơ sở xác định được stress gia đình và những cách thức nó ảnh hưởng tới sức khoẻ, bác sĩ gia đình có thể ngăn ngừa một số kết cục xấu như trên.

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT STRESS GIA ĐÌNH

Chúng tôi phác thảo ở đây một số nguyên tắc cơ bản cho bác sĩ trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến stress gia đình. Các nguyên tắc này tương thích với những khó khăn gia đình cũng như phù hợp với mục đích minh hoạ cho việc các cặp vợ chồng giải quyết những phàn nàn về bệnh tật và những bất hoà trong hôn nhân.

  1. Do stress gia đình thường xuất hiện dưới dạng các triệu chứng thực thể của cá nhăn, điều quan trọng đối với bác sĩ là phải hiểu từng vấn đề của cá nhân từ góc độ gia đình. Hiếm khi người bệnh đến chỗ bác sĩ lại phàn nàn về stress gia đình hoặc những vấn đề của gia đình. Họ thường thể hiện các triệu chứng thực thể có liên quan tới vấn đề tâm lí-xã hội. Có thể người bệnh chỉ ý thức được các triệu chứng cơ thể mà không thể kết nối các triệu, chứng đó với stress gia đình hoặc có thể xem triệu chứng cơ thể là “giấy phép” hợp lí để đến chỗ thầy thuốc. Những triệu chứng cơ thể có thể xuất hiện dưới dạng thực thể hoá song không có một bất thường sinh lí nào kèm theo. Những triệu chứng này rất đa dạng, từ những triệu chứng đơn thuần liên quan đến stress (ví dụ, đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung chú ý) cho đến những rối loạn thực thể hoá toàn phần. Các triệu chứng này cũng có thể là do các bệnh liên quan đến stress (ví dụ, bệnh loét tiêu hoá, hội chứng đại tràng kích thích), hoặc một bệnh mạn tính trồ nên xấu hơn do kém quan tâm điều trị. Các triệu chứng cơ thể có thể liên quan với hoặc do những vấn đề tâm thần liên quan tới stress gia đình, dạng như trầm cảm, lạm dụng thuốc, và lạm dụng cơ thể hoặc tình dục. Do vậy bác sĩ phải cảnh giác với những khả năng này.

Có hai dạng kĩ thuật phù hợp với việc phát hiện stress gia đình hoặc những vấn đề tâm lí-xã hội khác trong số các bệnh nhân nội khoa. Thứ nhất là phải nhận biết được sự báo hiệu của những yếu tố tâm lí-xã hội có thể đóng vai trò quan trọng. Trong những trường hợp này cần có đánh giá tâm lí chi tiết hơn. Những báo hiệu này bao gồm các triệu chứng chung liên quan đến stress, dạng như đau đầu, triệu chứng cơ thể không cố định hoặc không thể giải thích được, sự thay đổi cảm xúc của người bệnh, thay đổi cách cung cấp cứ liệu tiền sử.

Cách tiếp cận thứ hai là phải có những hiểu biết cơ bản về những khía cạnh gia đình của người bệnh khi đến khám. Bước này có thể được thực hiện bằng cách đơn giản là xác định xem có những ai trong gia đình hoặc hỏi người bệnh: Gia đình gồm những ai? Điểu này không chỉ cung cấp cho bác sĩ thông tin về cấu trúc gia đình mà còn giúp thầy thuốc, trên cơ sở nắm được độ tuổi của từng thành viên, xác định xem gia đình đang phải đôi mặt với vấn đề nào. Những câu hỏi đơn giản khác cũng có giá trị trong việc đánh giá gia đình: Vấn đề đó đã ảnh hưởng đến ông (bà) và gia đình ông (bà) như thế nào? Gia đình nghĩ như thế nào về vấn đề của ông (bà)? Hiện tại ở nhà ông (bà) có thay đổi gì không? Ông (bà) có bị một stress nào không? Bằng cách tìm kiếm những cảnh báo và hỏi một vài câu về gia đình, bác sĩ đã có thể đánh giá được tình hình.

Trường hợp dưới đây minh hoạ cho đặc điểm chung thường thấy trong thực tiễn gia đình: stress hôn nhân, trầm cảm, và béo phì kèm theo những vấn đề y tế (Hình 30.1).

Margaret Schafer 56 tuổi, bị béo phì và tăng huyết áp mức độ nhẹ. Bà là bệnh nhân của bác sĩ C đã mấy năm, thường đến khám định kì 6 tháng/lần để kiểm tra huyết áp và các biện pháp giảm cân. Trong lần khám gần nhất, bà ta phàn nàn rằng thường xuyên bị đau đầu, đau hai đầu gối, và luôn luôn cảm thấy mệt mỏi. Qua thăm khám, bác sĩ Cho biết bà đã tăng 20 pao kể từ lần khám trước và trong nước tiểu có glucose.

bác sĩ C tìm hiểu thêm về khí sắc và phát hiện ra rằng bà ta bị trầm cảm mức độ vừa, thường có các cơn khóc lóc, và mất hứng thú trong công việc cũng như trong các sở thích. Mặc dù chưa có ý định tự sát, song bà ta đã cảm thấy bất lực trong việc thay đổi tình hình. Khi được hỏi những vấn đề của bà đã ảnh hưởng như thế nào đến chồng, bà Schafer cầu kinh một lúc lâu sau đó phàn nàn về ông ấy, nói rằng ông ấy không hề quan tâm tới vợ và những vấn để của vợ, từ chối giúp đỡ vợ trong công việc nội trợ, ngày càng dành nhiều thời gian cho công việc của mình. Đã hơn 1 năm nay họ không có quan hệ tình dục.

Nghiên cứu cho thấy có ba vấn đề chính- rối loạn stress hôn nhân, trầm cảm, và béo phì- ảnh hưởng lẫn nhau và khó có thể giải quyết được từng vấn đề một cách độc lập. Ví dụ, những nghiên cứu dịch tễ cho thấy ở những phụ nữ bị rối loạn stress hôn nhân thì tỉ lệ trầm cảm cao gấp 20 lần so với phụ nữ có hôn nhân hạnh phúc. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy việc điều trị trầm cảm cho người bệnh có các vấn đề về hôn nhân bằng thuốc chống trầm cảm hoặc bằng liệu pháp tâm lí cá nhân nếu như người chồng không cùng tham gia và những vấn đề gia đình không được đề cập đến. Trong trường hợp trên, bác sĩ C. nghi ngờ về trầm cảm từ thể hiện lâm sàng và cảm xúc của người bệnh. Ông hỏi về hôn nhân của người bệnh bởi ông biết rằng trầm cảm liên quan rất chặt chẽ đến những khó khăn trong hôn nhân. Bằng cách đó, bác sĩ C. đã chuyển những triệu chứng của người bệnh sang phạm vi rộng lớn hơn, lĩnh vực hôn nhân.

  1. cần phải thực hiện tiếp cận sinh- tâm-xã hội khi có vấn đề stress gia đình và phải tránh việc chia tách thành những vấn đề y sinh và tâm lí-xã hội. Cụ thể, do nền văn hoá của chúng ta, do quy trình đào tạo nghề y, thường có xu hướng chẩn đoán các vấn đề, hoặc thực thể hoặc là cảm xúc và chỉ tập trung vào một khía cạnh của vấn đề. Cụ thể như trong vấn đề của người bệnh thực tổn hoá, khái niệm bệnh nặng đã bị “loại trừ” và người ta chỉ tìm kiếm những vấn đề tâm lí. Hầu hết các vấn đế để có thành tố cơ thể và thành tố tâm lí mà tốt nhất là phải đánh giá chúng đồng thời. Hơn thế nữa, hầu như các vấn đề cũng còn có thành tố giũa các cá nhân cũng như những thành tố tâm lí hoặc nội tâm thần. Ví dụ, trầm cảm thường do những vấn để của các mối quan hệ gây ra, và những vấn đề này cũng có thể xấu đi do trầm cảm. Tiếp cận sinh-tâm-xã hội cho phép bác sĩ lựa chọn mức độ hoặc hệ thống can thiệp phù hợp nhất. Trở lại trường hợp bà Schafer:
  2. Đối với bác sĩ, điều quan trọng là phải duy trì được sự hợp tác của từng thành viên gia đình và tránh đứng về một phía nào đó. Trong xã hội của chúng ta, khi có một vấn đề nào đó, dù là những kẻ gây rối trên phố hay có những vướng mắc về tình cảm, chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm ai đó để buộc tội. Tương tự như vậy, khi trong gia đình có xung đột, các thành viên của gia đình có thể tìm kiếm ai đó cũng có vấn đề tương tự hoặc ai đó để “buộc tội “ và sau đó cố gắng chứng minh cho quan điểm của mình là đúng. Những người bệnh như vậy có thể đến chỗ bác sĩ và phàn nàn về thành viên khác trong gia đình, dạng như “Chồng tôi uống quá nhiều”, “Tôi nghĩ rằng vợ tôi đang có một vụ áp phe”, hoặc “Con trai chúng tôi không còn nghe lời chúng tôi nữa”. Họ thường muốn bác sĩ ủng hộ họ, cho họ lời khuyên rằng thành viên đó trong gia đình cần phải thay đổi như thế nào. Bản năng thông thường của người bác sĩ là lắng nghe câu chuyện của người bệnh, cảm thông và chia sẻ sự đánh giá của họ về vấn đề, vô tình đứng về phía người bệnh trong xung đột hoặc bất đồng. Đứng về một phía, hoặc là phía người bệnh, hoặc là người
    khác đều không có lợi khi trong gia đình họ có xung đột. Trên thực tế, điều này có thể gây thêm khó khăn cho người bệnh trong việc giải quyết các vấn đề. Bằng sự chấp nhận và đồng tình với quan điểm của người bệnh về vấn đề giữa các cá nhân, người bệnh có thể sử dụng nhận xét của bác sĩ để chống lại người khác (bác sĩ Của tôi nói rằng anh không đúng). Đây không phải là sự thay đổi hành vi của người bệnh (Vấn đề không phải là ở tôi) và cũng không phải là sự tư vấn của bác sĩ để giải quyết vấn đề. Mối quan hệ giữa những vấn đề hôn nhân, trầm cảm và những vấn đề sức khoẻ

 

Hình 30.1. Mối quan hệ giữa những vấn đề hôn nhân, trầm cảm và những vấn đề sức khoẻ

Trong buổi thăm khám tiếp theo sau 1 tuần, bác sĩ C xem xét kết quả xét nghiệm và cùng trao đổi sự đánh giá của ông với người bệnh. Bác sĩ giải thích rằng bà bị trầm cảm đơn thuần và điều này đã làm cho bà tăng cân và càng làm cho tình trạng tiểu đường xấu đi. Bác sĩ đã kê đơn cho uống thuốc hạ đường huyết và thuốc chống trầm cảm, tluoxetin (Prozac). ông cũng cho rằng trầm cảm và những vấn đề hôn nhân ảnh hưởng xấu lẫn nhau và sự kết hợp cả hai cái đó đã ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh.

Với trường hợp này, bác sĩ C cho rằng điều quan trọng là phải tác động trên cả 3 cấp độ: điều trị những biến chứng nội khoa của béo phì, dùng thuốc chống trầm cảm và bắt đầu thảo luận về vấn đề hôn nhân của bà ấy.

Cách tiếp cận có hiệu quả hơn là xem xét xung đột gia đình là hệ quả của các mối quan hệ giữa các cá nhân, trong đó mỗi thành viên đều có một phần trách nhiệm và cơ hội để cải thiện tình hình. Theo cách tiếp cận như vậy, một mặt, bác sĩ tránh được việc phải đứng về một bên nào đó hoặc buộc tội ai đó, mặt khác có thể xác lập mối quan hệ điều trị với người bệnh và những người có liên quan trực tiếp. Trên thực tế, cách tiếp cận này có nghĩa là vẫn nghe câu chuyện của người bệnh, hiểu và thông cảm với những stress mà họ phải chịu đựng song không thể hiện thái độ đồng tình với đánh giá của người bệnh về vấn đế hoặc buộc tội ai đó. Ngay khi động chạm đến vấn đề gia đình, bác sĩ Cần giải thích cho người bệnh rằng cần phải có sự tham gia của thành viên khác. Phải nghe đi nghe lại phàn nàn của người bệnh về một thành viên trong gia đình cũng giống như cho thuốc giảm đau đối với viêm dạ dày; nó có thể làm cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm tức thì nhưng không giúp gì đến việc giải quyết những vấn đề cơ bản. Trong trường hợp này, bác sĩ C. chấp nhận mạo hiểm để kiên trì ngồi nghe những phàn nàn của người bệnh về chồng của bà ấy.

Bảng 30.1. Các bước tổ chức cuộc họp gia đình

——————————————

Những nhiệm vụ trước cuộc họp

Sắp xếp giai đoạn

Lựa chọn người tiếp xúc với mình

Xác lập sự hợp lí

Xác lập những người sẽ tham gia

Đặt lịch hẹn

Xem xét kế phả hệ đồ

Chuẩn bị phả hệ đồ

Chú ý giai đoạn của chu kì sống gia đình

Phát triển các giả thuyết

Sắp xếp mục đích phỏng vấn

Phát triển các giả thuyết thăm dò về gia đình và các mối quan tâm

Phát triển chiến lược tổ chức phỏng vấn

Các bước của cuộc họp gia đình

Bước 1: Xã giao Chào hỏi gia đình

Đưa gia đình vào phòng

Làm quen với từng thành viên trong gia đình

Bước 2: Nêu mục đích (khoảng 5 phút)

Gợi ý những người muốn phát biểu đề xuất mục đích buổi gặp

Tóm tắt lại một cách ngắn gọn, rõ ràng và thực tế từng mục đích

Bổ sung thêm những mục đích cần thiết khác

Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục đích

Bước 3: Tranh luận (các) vấn đề (khoảng 15 phút)

Đề nghị từng người trình bày quan điểm của mình

Khuyến khích gia đình đặt câu hỏi

Hỏi xem trước đây gia đình đã giải quyết những vấn đề tương tự bằng cách nào

Bước 4: Xác định các nguồn (khoảng 10 phút)

Xác định những điểm mạnh của gia đình

Xác định các nguồn về y tế

Xác định các nguồn cộng đồng

Bưỡc 5: Xác lập kế hoạch (khoảng 10 phút)

Đề nghị một kế hoạch gia đình

Bàn với gia đình tuỳ theo thái độ của họ, trong đó có cả vấn đề giới thiệu đi khám bệnh hoặc hẹn gặp lại, nếu cần thiết

Hỏi xem có còn vấn đề gì về kế hoạch hay không

Kết luận cuộc họp gia đình

Những nhiệm vụ sau cuộc họp

Điều chỉnh lại phả hệ đồ

Điều chỉnh lại những giả thuyết trước cuộc họp

Viết báo cáo chi tiết về cuộc họp, trong đó có cả:

Những người tham dự

Danh mục các vấn đề

Đánh giá hoạt động của gia đình

Những điểm mạnh của gia đình và các nguồn

Kế hoạch điều trị

———————————

 

KẾT LUẬN

Chỉ có thể giải quyết tốt nhất những vấn đề liên quan đến stress gia đình từ tiếp cận gia đình dựa hoàn toàn vào mô hình sinh-tâm-xã hội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bác sĩ khi làm việc với những người có vấn đề trong các mối quan hệ là tìm kiếm mối liên quan phức tạp như trên, và đây có thể là yếu tố quan trọng trong các phàn nàn thực tổn của họ. Một khi đã xác định được tầm quan trọng của các động thái quan hệ trong sức khoẻ người bệnh thì bác sĩ Có thể giúp họ hoặc tăng cường nghị lực, thực hiện những sự thay đổi, hoặc chuyển họ đến nhà trị liệu hôn nhân hay gia đình. Trong tất cả các chuyên gia, chính bác sĩ gia đình là người có vị trí thuận lợi nhất để phát hiện vấn đề và giúp đỡ các cặp vợ chồng.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.