CAO QUI BẢN

龟版膏

(QUI BẢN GIAO) 

(GLEMMYS CHINENSIS TORTOISE)

CAO QUI BAN
CAO QUI BẢN

Phép nấu cao Qui bản.

Theo- như phép chế như ở trên đă nói, tẩm giấm sao rồi cho vào nồi đun luôn ba ngày đêm, mỗi ngày chắt lấy nước cốt mỗi lần cũng nấu và cũng canh như cao Ban long. Nhưng cao Qui bản thì không rắn chắc Ban long. Nếu thấy cao nào họ được như bán mà khô chắc thành bánh tức là cao pha, không được nguyên chất nó, dũng không có công hiệu mấy!

Tính chất của cao Qui bản:

Khí êm, vị đậm, ngọt, không độc

Công hiệu:

Đại bổ ích âm huyết, thêm chất màu chất mát trong mạch máu, kiêm trị chứng đàn bà rong ra rót trắng, hay là hung đỏ mà người thì gầy còm ốm yếu, xanh trong.

Những trường hợp phải kiêng:

Phàm nhửng trẻ con không kín thóp thở ốm yếu đại tiện đi lỏng hay là các bà có thai phải kiêng chớ dùng.

Huyết rùa trị được chứng thoát giang rất hay.

Nước đái rùa tính hay chạy khắp các khiếu thấu đến tận xương, nên dùng nó chữa được nhiều bệnh như: rỏ vào tai chữa được bệnh điếc. Chấm vào dưới lưỡi trị được chứng người lớn, trẻ con trúng phong hay cảm gió câm ngọng không nói lên được nữa.

Trẻ con bị chứng lưng hoặc ngực gồ lên, nên dùng nước đái rũa xoa vào chỗ gồ đó, lâu rồi thì tự nhiên thấy khỏi.

Phép lấy nước đái rùa.

Dùng lá thông thọc vào mũi nó thì nó vãi nước đái ra ngay.

Hoặc bắt con rùa để lên trên cái gương soi, nó tự trông thấy hình dung của nó thì buồn cười rồi tự nhiên vãi nước đái ra.

Trải nhiều thời đại các bậc danh y đã từng khảo cứu và phê binh về vị Qui như sau:

Giống rùa tuy chậm chạp, nhưng cũng khôn lắm, giống nó thường ờ những chỗ hồ, đầm, chầm, ao, chốn sông núi, mỗi khi nó gặp giống nào chực hại nó, thì nó co rút cả đầu đuôi và 4 chân tay vào trong mai ức cứng đờ, cho nên nó còn có cái tên là Lục Tàng.

CAO QUI BẢN
CAO QUI BẢN
Bài trướcTINH DẦU QUẾ
Bài tiếp theoQUYẾT MINH TỬ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.