Cà độc dược (Mạn xà la hoa)

Flos cum folium Daturae

Cà độc dược ( Mạn xà la hoa)

Cà độc dược ( Mạn xà la hoa)

Dùng hoa và lá cây cà độc dượcDatura metelL. Họ CàSolanaceaecó loại cây hoa trắng hoặc loại cây cuống lá tím, hoa có đốm tím- hai loại này có mọc ở miền núi và đồng bằng; hoặc câyDatura stramoniumcùng họ , cây này mọc ở vùng núi Mường khương- Lào cai ( có hạt màu đen hình thận)

Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm.

Quy kinh: vào phế, can và vị.

Công năng: Bình xuyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.

Chủ trị:

Ho xuyễn khò khè (hen phế quản). Dùng lá, hoa khô thái nhỏ thành sợi (0,4g) cuốn lại như điếu thuốc lá và hút cắt được cơn hen (chỉ dùng cho người lớn).

Giảm đau: trị đau dạ dày, đau khớp; dùng liều 0,4g sắc uống hoặc dùng 12g sắc, xông và rửa chỗ khớp bị đau.

Chữa rắn cắn: dùng quả tươi giã nát đắp vào chỗ rắn cắn. Ngoài ra dùng đắp vào chỗ mụn nhọt hoặc chấn thương.

Liều dùng: 0,2g/lần( bột lá). 0,6g/24h.Dùng liều lượng này cho cao lỏng 1:1

Kiêng kỵ:

Cồn lá khô 1/10, liều tối đa cho người lớn 2g/lần, 6g/24h; liều trung bình cho người lớn 0,5g/lần, 2g/24h.

Không dùng vị thuốc này cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.

Chú ý:

Trong lá và hoa cà độc dược có chứa alcaloid atropin, scopolamin.

Theo Ngô Vân Thu, Phạm Xuân Sinh alcaloid toàn phần của cà độc dược có tác dụng làm giãn cơ trơn đường tiêu hoá và cơ trơn khí quản; do đó mà có thể làm giảm nhu động ruột làm hết cơn đau dạ dày, và cắt cơn hen.

Hai tác giả trên đã phân lập alcaloid atropin từ cà độc dược.

Ơ Trung quốc còn dùng chế phẩm cà độc dược để gây tê trong phẫu thuật.

Bài trướcBạch quả
Bài tiếp theoTác dụng chữa bệnh của Mướp trong đông y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.