Ô Đầu: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và cấm kỵ – 乌头 – Aconitum
Tên dùng trong đơn thuốc:
Ô đầu, Xuyên ô, Thảo ô
Phần cho vào thuốc:
Củ
Bào chế:
Có thể dùng sống, bào chế để dùng hoặc tẩm nước gừng sao kỹ, hoặc cho đậu đen vào cùng đun chín lên để khử độc.
Tính vị quy kinh:
Vị cay, tính đại nhiệt. Vào kinh tỳ.
Công dụng:
Trừ phong thấp thông đờm bám lâu ngày (ngoan đàm).
Chủ trị:
Chữa phong hàn thấp tý đau nhức, chữa nhọt dai dẳng lâu ngày (ngoan sang)
Ứng dụng và phân biệt:
1- ô đầu có chia ra Xuyên và Thảo. Trồng bằng nhàn công ở Tứ xuyên gọi là Xuyên ô. Mọc hoang gọi là Thảo ô, cả hai đều chữa về đau nhức do chứng phong, song độc tính của Thảo ô mạnh hơn.
2- Xuyên ô, Thảo ô chỉ có thể chữa phong để ổn định đau nhức chứ khổng thể hồi dương tán hàn, sức ôn kinh kém. Phụ tử tâng mạnh nguyên dương, tuy thiên về hạ tiêu, song toàn thân trong ngoài không chỗ nào khổng đến, có công hồi dương trong khoảnh khắc.
Kiêng kỵ:
Người có chứng âm hư đương thịnh không đau nhức do chứng phong thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài ô đầu thang (Kim quỹ yếu lược phương) chữa chứng lịch tiết đau nhức không co duỗi được dịch tiết, có tôn là lịch tiết phong Lấy bạch hổ lịch tiết, một chứng viêm khớp xương nặng, đau đớn dữ dội do phong hàn thấp tà cảm nhiễm vào các Khớp xương, lâu ngày hóa nhiệt, khí huyết uất trệ gây bệnh và đau do cước khí.
Ma hoàng, Thược dược, Hoàng kỳ, Trích thảo, Thảo ô (lấy hai lạng mật cho Thảo ô vào nấu lên, còn một lạng mật thỉ lấy thảo ô ra). Cả năm vị trên cùng sắc lên, bỏ bã, rồi lại cho mật vào đun lên, uống một nửa bát, say khống biết gì, sau lại uổng tiếp.
Tham khảo:
Ô đầu Thảo ô và Phụ tử đều ngậm chất, kiểm sinh vật có độc, tính rất mạnh, cho vào thuốc phải qua bào chế, nếu là thuốc thang thì phải đun to lửa sác lâu trên bốn giờ đồng hồ, đồng thời nên phối ngũ với Cam thảo, Can khương, Mật ong, để đạt được tác dụng giải độc.