CÔNG NĂNG KHÁC BIỆT GIỮA CÁC

TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG

TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG - NÃO
TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG – NÃO

A- NGUYÊN VĂN :

Não, tủy, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào(1), thử lục giả, địa khí chi sở sinh dã, giai tàng vu âm nhi tượng vu địa, cố tàng nhi bất tả, danh viết Kỳ hằng chi phủ(2),
Sở vị ngũ tạng giả, tàng tỉnh khí nhỉ bất tả dã, cô’ mãn nhi bất năng thực. Lục phủ giả, truyền hóa vật nhi bất tàng, cố thực nhi bất năng mãn dã.
(Tố vấn : Ngũ tạng biệt luận)

TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG - NÃO
TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG – NÃO
C – DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Não, tủy, xương, cốt, mạch, đởm, nữ tử bào sáu phủ này bẩm thụ địa khí sinh ra đều tàng trữ chất âm, giống như đất dung dưỡng vạn vật, chúng có tác dụng tàng mà không tả, nên gọi là phủ kỳ hằng….

Sở dĩ gọi ngũ tạng, là vì công năng của chúng là tàng trữ tinh khí không tiết tả ra ngoài, cho nên phải luôn giữ gìn tinh khí sung mãn chứ không phải chứa đầy nhất thời. Công năng của lục phủ là chuyển vận thủy cốc chứ không phải tàng trữ, cho nên có lúc chúng chứa đầy nhưng lại không được giữ lại lâu.

TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG - TỬ CUNG
TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG – TỬ CUNG

D – CHÚ THÍCH :

(1)    Nữ tử bào: Tức tử cung. Một tên gọi là bào cung, chính là Tử Cung.

(2)    Kỳ hằng chi phủ: Kỳ là kỳ dị, hằng là thường. Ý nói khác với năm phủ thường. Năm phủ thường là vị, đại trường, tiểu trường, tam tiêu, bàng quang, các phủ này bẩm thụ khí trời sinh ra, chúng chu chuyển như tượng trời có chức năng tiếp nhận chuyển hóa thức ăn, bài tiết cặn bã, nên chỉ tả mà không tàng. Còn phủ kỳ hằng thì có khác, chúng có tác dụng tàng mà không tả, nên gọi là phủ kỳ hằng.

TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG - TỬ CUNG
TẠNG PHỦ VÀ PHỦ KỲ HẰNG – TỬ CUNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.